Món ăn, bài thuốc hay từ ngải cứu

Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng để chữa trị trong các trường hợp:viêm da, dị ứng, viêm gan...

Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng để chữa trị trong các trường hợp: phụ nữ kinh nguyệt không đều, ghẻ lở, viêm da, dị ứng, viêm gan, trừ giun, điều hòa khí huyết, ôn kinh, an thai, đau bụng do lạnh, nôn mửa, kiết lỵ…

Ngải cứu còn có tên là thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (Tày), quá sú (Mông), cỏ linh li (Thái). Là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng. Những lá ở ngọn có hoa không chẻ. Không chỉ được sử dụng làm thực phẩm, ngải cứu đã được sử dụng trong dân gian và Đông y để chữa bệnh.

Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng để chữa trị trong các trường hợp: phụ nữ kinh nguyệt không đều, ghẻ lở, viêm da, dị ứng, viêm gan, trừ giun, điều hòa khí huyết, ôn kinh, an thai, đau bụng do lạnh, nôn mửa, kiết lỵ…

Món ăn:

Canh ngải cứu nấu thịt nạc: Thịt nạc băm nhỏ, ướp gia vị, xào qua, nêm nước, đun sôi rồi cho rau ngải cứu vào. Canh sôi đều, nêm gia vị vừa miệng, ăn nóng. Dùng chữa các bệnh của phụ nữ (kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh...).

Trứng gà tráng ngải cứu: Lấy một nắm lá ngải cứu, thái nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm gia vị vừa miệng, đổ vào chảo rán chín. Món ăn này giúp lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu.

Cháo ngải cứu: Lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Lá ngải cứu thái nhỏ, nấu lấy nước rồi cho gạo tẻ vào nhinh nhừ thành cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày giúp hỗ trợ điều trị động thai hoặc giảm đau thấp khớp.

Bài thuốc:

Bài 1: Điều hòa kinh nguyệt: Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày lấy 6 - 12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5 - 10g) hay dạng cao đặc (1 - 4g).

Bài 2: Điều trị suy nhược cơ thể, kém ăn: Lấy 250g ngải cứu, 2 quả lê, 20g câu kỷ tử, 10g đương quy, 1 con gà ác 350g, hầm trong 0,5 lít nước còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1 - 2 tuần.

Bài 3: Điều trị cảm cúm, ho do lạnh: Lấy 300g ngải cứu, 100g lá khuynh diệp, 100g lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Đun sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Làm liên tục 2 - 3 ngày bệnh sẽ đỡ.

Bài 4: Trị mụn trứng cá: Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục sẽ cho làn da mịn màng và trắng hồng.

Lưu ý: Tuy ngải cứu có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh nhưng không nên dùng nhiều vì có thành phần độc tố. Khi dùng lá ngải cứu sắc uống thay trà, chỉ nên sử dụng khoảng 3 - 5g khô (9 - 15g tươi) và dùng theo từng đợt, khỏi bệnh thì ngừng. Đối với những chị em cần dùng các món có ngải cứu để tẩm bổ hoặc để an thai… chỉ nên dùng 3 - 5 ngọn nhỏ (9 - 15g tươi), tránh dùng quá liều.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

Cơ hội để báo chí tìm lối đi trong thời đại số

Cơ hội để báo chí tìm lối đi trong thời đại số

Báo chí Việt Nam và thế giới đang trải qua một cuộc chuyển mình mạnh mẽ chưa từng có về phương thức, cách thức làm nghề. Công nghệ phát triển như vũ bão, đặc biệt là mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang tác động rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội.

fb yt zl tw