Mối liên hệ giữa uống 1 cốc bia mỗi ngày và cơn đau đột ngột

Nghiên cứu kéo dài 13 năm cho thấy uống bia thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout - một dạng viêm khớp gây đau đớn đột ngột.

Trước đây, bệnh gout (một dạng viêm khớp) được mệnh danh là “bệnh của vua chúa” vì hay tấn công những người đàn ông trung niên giàu có, ăn quá nhiều thực phẩm bổ dưỡng kèm các loại rượu. Việc chữa trị căn bệnh này cũng rất tốn kém.

Trong những thập kỷ gần đây, do sự gia tăng của thực phẩm nhiều chất béo, đường và muối nên số ca mắc bệnh gout cũng nhiều hơn.

Bạn nên cân nhắc khi uống bia thường xuyên mỗi ngày. Ảnh minh họa: AI
Bạn nên cân nhắc khi uống bia thường xuyên mỗi ngày. Ảnh minh họa: AI

Ở Anh, khoảng 1,5 triệu người rơi vào tình trạng trên, trong đó hơn 200.000 người phải nhập viện mỗi năm. Các nghiên cứu cho thấy ăn uống vô độ và ít vận động đã dẫn tới bệnh gout. Đây là phản ứng viêm đối với các tinh thể urat hình thành trong và xung quanh khớp, chủ yếu ảnh hưởng đến bàn chân.

Urate là sản phẩm phụ của cơ thể khi tiêu hóa purine - chất hóa học có hàm lượng cao trong một số loại thực phẩm. Thịt đỏ, nội tạng, hải sản, đồ uống có cồn và có đường là những nguồn tiềm năng chứa purin.

Theo Daily Mail, các nhà nghiên cứu đã theo dõi thói quen dùng đồ uống có cồn của hơn 400.000 người Anh từ 37 đến 73 tuổi và không bị bệnh gout.

Trong quá trình theo dõi kéo dài 13 năm, nhóm tác giả phát hiện nguy cơ mắc bệnh gout tăng lên khi mọi người tiêu thụ nhiều bia hơn. Một người đàn ông uống trung bình 1 - 1,5 lít bia một tuần có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 18% so với người không uống. Nguy cơ này tăng gấp đôi ở những người uống hơn 3 lít một tuần (khoảng 1 cốc bia/ngày).

Nguy cơLượng rượu mỗi tuầnTác động
Thấp1-2 cốc bia hoặc 1-2 ly rượuKhông có tác động rõ ràng
Trung bình3-6 cốc bia hoặc 3-6 ly rượuTăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, tổn thương não và các vấn đề sức khỏe khác
CaoTrên 7 cốc bia hoặc 7 ly rượuTăng nguy cơ mắc ung thư và các vấn đề sức khỏe khác và có thể gây tử vong vì các vấn đề liên quan đến rượu bia

Các nhà nghiên cứu cũng thu thập dữ liệu về mối liên hệ giữa những loại đồ uống khác và bệnh gout. Theo đó, 1 ly rượu vang đỏ mỗi ngày làm tăng khả năng mắc bệnh gout lên 12% ở nam giới nhưng không cho thấy nguy cơ ở nữ giới. Rượu vang trắng và rượu sâm panh làm tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh ở cả hai giới.

Viết trên tạp chí JAMA Network Open, các nhà khoa học từ Đại học Tô Châu (Trung Quốc) đánh giá: “Những phát hiện trên cho thấy một số loại đồ uống có cồn liên quan đến nguy cơ mắc bệnh gout ở cả nam giới và nữ giới. Bởi vậy, bạn nên hạn chế tiêu thụ rượu bia để phòng ngừa bệnh, bất kể giới tính”.

Bệnh gout cũng liên quan đến tình trạng thừa cân và có thể do thuốc gây ra, chẳng hạn như một số loại thuốc điều trị huyết áp cao.

Trong nhiều năm, các chuyên gia hàng đầu đã tranh cãi về tác động của việc uống rượu vừa phải tới sức khỏe. Năm 2023, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng không có lượng rượu nào là an toàn.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phụ huynh cần tăng cường biện pháp phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi vào mùa

Phụ huynh cần tăng cường biện pháp phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi vào mùa

Theo ngành y tế, vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là khi bước vào mùa tựu trường, bệnh hô hấp ở trẻ em thường có xu hướng tăng cao do các yếu tố thời tiết biến động và sự lây lan trong môi trường lớp học. Ngành y tế TP Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân và các cơ sở giáo dục cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Giải Nobel Y sinh 2024 vinh danh phát minh RNA

Giải Nobel Y sinh 2024 vinh danh phát minh RNA

Chiều 7/10, tại thủ đô Stockholm (Thụy Điển), Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska đã công bố giải Nobel Y Sinh 2024 thuộc về 2 nhà khoa học người Mỹ là Victor Ambros (sinh năm 1953) và Gary Ruvkun (sinh năm 1952) với việc phát hiện ra RNA siêu nhỏ (microRNA hay microARN), qua đó khám phá ra nguyên lý cơ bản chi phối cách thức điều hòa hoạt động của gene.

Ra mắt và tọa đàm về bộ sách 'Bộ công cụ tinh gọn trong y tế'

Ra mắt và tọa đàm về bộ sách 'Bộ công cụ tinh gọn trong y tế'

Nhằm giúp các nhà quản lý y tế, quản trị bệnh viện cùng các cán bộ, nhân viên y tế có giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện an toàn người bệnh, bảo đảm việc thu chi đáp ứng khả năng chi trả của bệnh nhân, Viện Đánh giá chất lượng và Phát triển nhân lực Y tế (HARDI) và Thương hiệu sách Y học MedInsights của Alpha Books vừa tổ chức ra mắt và tọa đàm về bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”.

Giao mùa, người dân cần chủ động phòng các bệnh đường hô hấp

Giao mùa, người dân cần chủ động phòng các bệnh đường hô hấp

Thời điểm giao mùa, thời tiết lạnh ẩm, cộng với ô nhiễm môi trường sau ngập lụt là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển, do đó đã xuất hiện một số trường hợp mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là bệnh cúm mùa (bao gồm cả cúm A).

Cần tỉnh táo khi đưa ra quyết định tiêm hoặc can thiệp vào cơ thể

Cần tỉnh táo khi đưa ra quyết định tiêm hoặc can thiệp vào cơ thể

Tại Trung tâm Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và tái tạo, Bệnh viện Bỏng Quốc gia ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân đến điều trị sau khi gặp tai biến thẩm mỹ. Đây là vấn đề được nhiều chuyên gia cảnh báo, người dân cần tỉnh táo khi lựa chọn cơ sở thẩm mỹ để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. 

Nỗ lực khắc phục thiệt hại, đảm bảo công tác y tế

Nỗ lực khắc phục thiệt hại, đảm bảo công tác y tế

Hoàn lưu cơn bão số 3 đã gây nhiều ảnh hưởng, hư hại cơ sở vật chất, trang - thiết bị của ngành y tế. Ngành y tế đã và đang nỗ lực vừa khắc phục hậu quả thiên tai vừa đảm bảo công tác điều trị, cấp cứu người bệnh và thực hiện nhiệm vụ dự phòng.

fbytzltw