Minh Lương khó “về đích” đúng hẹn

LCĐT - Giao thông khó khăn, tỷ lệ hộ có nhà ở chưa đạt chuẩn còn cao, môi trường tại các khu dân cư chưa đảm bảo và tình hình an ninh, trật tự vẫn diễn biến phức tạp… Đó là những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới ở xã Minh Lương (huyện Văn Bàn).

Hệ thống giao thông liên thôn trên địa bàn xã vẫn đang được hoàn thiện.
Hệ thống giao thông liên thôn trên địa bàn xã vẫn đang được hoàn thiện.

Từ năm 2011, Minh Lương đã triển khai đổ bê tông các tuyến đường giao thông ở 9/9 thôn. Để sớm đạt các tiêu chí nông thôn mới, cấp ủy đảng, chính quyền xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các thôn, giao nhiệm vụ cho thành viên, hội viên của các tổ chức đoàn thể phụ trách. Kết quả, Minh Lương đã hoàn thiện các trục đường liên thôn với tổng chiều dài gần 10 km và 1 tuyến đường trục liên xã dài 2,56 km. Tuy nhiên hiện nay, khó khăn nhất trong thực hiện tiêu chí giao thông là xây dựng các tuyến đường nội đồng, hiện xã mới đổ bê tông được hơn 1,6 km/5,6 km. Theo tính toán của địa phương, để hoàn thiện tiêu chí giao thông nông thôn, Minh Lương cần hơn 10 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ gần 80%, còn lại là người dân đóng góp, nênđể hoàn thành trong các tháng cuối năm 2021 sẽ rất khó khăn.

Việc triển khai tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm (tiêu chí số 17) cũng gặp vướng mắc do các thôn 1, 2, 3 Minh Chiềng chưa có công trình cấp nước hợp vệ sinh; nghĩa trang nhân dân mới được quy hoạch, chưa hoàn thiện hạ tầng cơ bản.

Đưa chúng tôi đi khảo sát một số điểm xây dựng công trình nước cấp nước sinh hoạt trên địa bàn thôn 2 Minh Chiềng, anh Lục Văn Lâm, Trưởng thôn cho biết: Thôn có 114 hộ, những năm qua, qua huy động lồng ghép các nguồn vốn khác nhau, 1 công trình cấp nước sinh hoạt đã được đầu tư xây dựng, nhưng sau mấy năm hoạt động và do ảnh hưởng mưa lũ, hầu hết đã bị hư hỏng, không vận hành được, các hộ phải sử dụng nước khe, suối không đảm bảo vệ sinh. Người dân rất mong Nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Theo ông Hứa Văn Minh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Minh Lương, là xã vùng thượng huyện, lại gần khu mỏ vàng nên việc tìm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ đời sống người dân gặp không ít khó khăn, đặc biệt là vào mùa khô, tình trạng khan hiếm nước vẫn xảy ra. Vì thế, người dân ở đây phải sử dụng nước khe, suối và luôn lo lắng nguồn nước có thể bị ô nhiễm. Hiện nay, 3 công trình cấp nước sinh hoạt tại các thôn 1, 2, 3 Minh Chiềng đã đưa vào kế hoạch xây dựng, nhưng do thiếu vốn nên xã chỉ biết chờ đợi.

Trong 19 tiêu chí nông thôn mới, tiêu chí về quốc phòng - an ninh đối với xã Minh Lương cũng khó thực hiện và duy trì bởi trên địa bàn có 1 mỏ vàng ở khu rừng vầu, tình trạng người dân từ các nơi đến đào, đãi vàng diễn ra rất phức tạp. Có thời điểm, hàng trăm lán trại tự phát mọc lên tại mỏ vàng này, trong đó nhiều đối tượng nghiện ma túy, tội phạm cũng về đây ẩn náu, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, trật tự. Tháng 9 vừa qua, Công an huyện Văn Bàn đã triệt phá thành công chuyên án ma túy mang bí số 921T, bắt giữ đối tượng Hoàng Văn Thoa, sinh năm 1986 khi đang vận chuyển 1 bánh heroin, 130 viên ma túy tổng hợp, 2 gói ma túy nhỏ. Bên cạnh đó, từ năm 2017 đến nay, tình hình buôn bán thuốc nổ, kíp nổ trái phép để tuồn cho các lò vàng “thổ phỉ” ở Minh Lương cũng diễn ra phức tạp, dù lực lượng công an đã triệt phá một số vụ, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Hệ thống công trình cấp nước sinh hoạt trong xã chưa đạt yêu cầu đề ra.
Hệ thống công trình cấp nước sinh hoạt trong xã chưa đạt yêu cầu đề ra.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Văn Bàn, qua rà soát, xã Minh Lương còn 4 tiêu chí chưa đạt là giao thông (tiêu chí số 2), nhà ở dân cư (tiêu chí số 9), môi trường và an toàn thực phẩm (tiêu chí 17) và quốc phòng - an ninh (tiêu chí số 19).

Đánh giá về công tác xây dựng nông thôn mới ở địa phương, bà Sầm Thị Định, Bí thư Đảng ủy - Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã Minh Lương cho biết: Theo lộ trình đến năm 2020, Minh Lương phải đạt các tiêu chí nông thôn mới, nhưng đến nay, xã vẫn chưa đạt hoặc mới đạt ở mức thấp. Theo kế hoạch, đến cuối năm 2021, Minh Lương sẽ “về đích” nông thôn mới, tuy nhiên, Đảng ủy, UBND xã xác định cần phấn đấu đạt các tiêu chí một cách bền vững, phù hợp với tình hình của địa phương. Việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới chưa đạt rất khó khăn vì cần đầu tư lớn về nguồn lực; sự chủ động, linh hoạt lồng ghép các nguồn vốn, cơ chế, chính sách phù hợp điều kiện thực tế.

Hiện nay, xã Minh Lương đã xây dựng chương trình hành động cho các tháng cuối năm, như đề nghị UBND tỉnh, UBND huyện và cấp có thẩm quyền đầu tư thực hiện các công trình theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt; hỗ trợ kinh phí làm đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng và làm mới công trình cấp nước sinh hoạt ở các thôn 1, 2, 3 Minh Chiềng, sửa chữa công trình cấp nước sinh hoạt tại thôn 1, 2, 3 Minh Hạ, thôn 1, 2, 3 Minh Thượng do ảnh hưởng lũ quét năm 2020. Xã cũng đề xuất với tỉnh, huyện hỗ trợ kinh phí xóa gần 60 nhà tạm, nhà dột nát; hỗ trợ 240 tấn xi măng cho 120 hộ tu sửa nhà ở…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Sáng 17/11, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, làm việc với Đảng ủy, UBND xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương). Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

fbytzltw