Mẫu điện thoại gập mới nhất của Samsung chính thức 'lên kệ' ở 40 nước

Hãng điện tử đa quốc gia của Hàn Quốc Samsung Electronics Co. ngày 26/8 đã ra mắt các mẫu điện thoại thông minh (smartphone) có thể gập lại được mới nhất tại khoảng 40 quốc gia, với hy vọng các sản phẩm mới này có thể thúc đẩy doanh số bán hàng ảm đạm toàn cầu trong bối cảnh lạm phát cao.

Mẫu điện thoại Galaxy Z Fold 4 và Flip 4.Mẫu điện thoại Galaxy Z Fold 4 và Flip 4.

Nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới này cho biết mẫu Galaxy Z Fold 4 và Flip 4, cùng với mẫu đồng hồ thông minh Galaxy Watch 5 và tai nghe không dây Galaxy Buds 2 Pro, đã chính thức được “lên kệ” tại Hàn Quốc, Mỹ và Pháp. Samsung có kế hoạch “bày bán” các sản phẩm này ở khoảng 130 quốc gia vào tháng 9/2022.

Kể từ khi Samsung công bố các sản phẩm trên tại sự kiện trực tuyến "Unpacked" đầu tháng này, đã có khoảng 70 nước đặt hàng trước. Hàn Quốc ghi nhận 970.000 đơn đặt hàng trước trong bảy ngày kết thúc ngày 22/8, mức cao nhất đối với một mẫu điện thoại gập và tăng khoảng 5,4% so với kỷ lục trước đó.

Mẫu điện thoại gập kiểu vỏ sò Galaxy Z Flip 4, được thiết kế viền mỏng hơn, có thời lượng pin dài hơn và hiệu suất chụp hình mạnh mẽ hơn. Trong khi đó mẫu Galaxy Z Fold 4, kiểu gập mở như quyển sách, được thiết kế trọng lượng nhẹ hơn, trang bị màn hình thân thiện và trải nghiệm đa nhiệm nâng cao hơn cho người dùng với bố cục tương tự như trên máy tính cá nhân (PC). Mẫu Fold 4 cũng có thời lượng pin lâu hơn và các tính năng chống sốc tốt hơn.

Một số chuyên gia cho biết mặc dù Samsung là hãng đi đầu trên thị trường điện thoại có thể gập lại trên toàn cầu, song các mẫu điện thoại mới dường như thiếu những cải tiến đột phá và có các thông số kỹ thuật giống nhau.

Lee Dong-ju, một nhà phân tích tại SK Securities, nhận xét các mẫu điện thoại mới không có thay đổi đáng chú ý nào, nhưng chúng dường như đã cải thiện được những thiếu sót của mẫu điện thoại tiền nhiệm. Ông Lee dự báo khoảng 16 triệu điện thoại có thể gập lại của Samsung sẽ được bán ra trong năm nay.

Loạt smartphone có thể gập lại mới nhất ra đời vào thời điểm nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới này, giống như nhiều công ty thiết bị tiêu dùng khác, đang phải đối mặt với những “cơn gió ngược” từ bất ổn kinh tế toàn cầu, khiến người tiêu dùng chi tiêu ít hơn cho những mặt hàng không cần thiết.

Theo công ty nghiên cứu thị trường Canalys, Samsung đã xuất xưởng 60 triệu điện thoại thông minh trong quý II/2022, dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh toàn cầu với 21% thị phần. Con số này giảm 19% so với quý trước nhưng tăng nhẹ so với mức 58 triệu chiếc một năm trước.

Xuất khẩu smartphone toàn cầu đã giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái trong ba tháng kết thúc vào tháng 6/2022, do thu nhập khả dụng của người tiêu dùng bị cắt giảm do lạm phát tăng vọt.

Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí trong Ban Chỉ đạo ấn nút khai trương ra mắt hệ thống 3 nền tảng số phục vụ giám sát triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW.

Tập trung cao độ, hành động quyết liệt 8 vấn đề về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương chủ trì hội nghị.

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 96,5% dân số trên địa bàn tỉnh đã được quản lý sức khỏe điện tử, vượt xa mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 220/KH-UBND ngày 26/4/2023 về chuyển đổi số ngành y tế giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

fb yt zl tw