Manh mối về thời điểm con người bắt đầu mặc quần áo được hé lộ nhờ… chấy rận

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một vài manh mối bất ngờ từ chấy rận, đưa ra bằng chứng gián tiếp về thời điểm con người bắt đầu mặc quần áo sau khi tiến hóa từ tổ tiên giống vượn.

Tranh minh họa người thời kỳ Đồ đá quấn lông gấu trong mùa Đông giá rét.
Tranh minh họa người thời kỳ Đồ đá quấn lông gấu trong mùa Đông giá rét.

Khi những con người sơ khai tiến hóa từ tổ tiên giống vượn và di chuyển từ trên cây xuống mặt đất, họ bắt đầu đi thẳng và rụng lông. Lúc này, cơ thể trần trụi của họ sẽ phải tiếp xúc với các yếu tố tự nhiên như nắng nóng hoặc giá rét, và họ cần thứ gì đó bảo vệ làn da của mình thay cho bộ lông đã biến mất.

Nhưng thời điểm chính xác mà con người bắt đầu mặc quần áo là từ khi nào? Đây là một câu hỏi khó bởi trên thực tế, quần áo không thể tồn tại qua hàng triệu năm như các đồ tạo tác làm từ đá, xương và các vật liệu cứng khác.

Giới khoa học cho biết không một bộ quần áo nào có niên đại hơn 5.000 năm được tìm thấy. Da, gân và sợi thực vật mà tổ tiên chúng ta mặc đều đã mục nát, để lại rất ít dấu vết vật lý trong hồ sơ khảo cổ học

Các nhà khoa học đã phải nỗ lực nghiên cứu từ các hiện vật khảo cổ học như xương động vật, kim khâu, dùi... và họ đã bất ngờ tìm được một số manh mối đáng ngạc nhiên từ loài ký sinh trùng sống trên lông, tóc người: chấy rận.

Chấy đã hút máu động vật linh trưởng để sinh tồn trong suốt hơn 25 triệu năm. Khi con người bắt đầu mặc quần áo, một số con chấy chuyển địa bàn sinh sống sang "lãnh địa" mới này và tiến hóa thành một loại khác, gọi là rận cơ thể.

Chấy và rận sống ký sinh trên người thực chất là hai quần thể riêng biệt. Chấy chỉ sống trên tóc, còn rận sống trên cơ thể, núp trong quần áo, và hai loại này không xâm phạm “lãnh thổ” của nhau. Bởi vậy, các nhà khoa học tin rằng việc tìm ra thời điểm chúng tách ra có thể cung cấp bằng chứng gián tiếp về thời điểm con người bắt đầu mặc quần áo.

Chấy và rận tách làm 2 quần thể khi con người sơ khai bắt đầu mặc quần áo.
Chấy và rận tách làm 2 quần thể khi con người sơ khai bắt đầu mặc quần áo.

David Reed, Nhà Sinh vật học tại Đại học Florida, Mỹ, cho biết: “Chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu những thay đổi đã xảy ra trong lịch sử tiến hóa của chấy, rận có thể liên quan đến tình trạng rụng lông trên cơ thể người sơ khai và ước đoán về thời điểm họ bắt đầu mặc quần áo.”

Các nhà nghiên cứu đã so sánh ADN của chấy trên đầu và rận trên cơ thể người để xác định thời điểm chúng tách ra làm 2 quần thể. Một ước tính gần đây cho thấy rận cơ thể có khả năng đã tách ra từ chấy trên đầu từ khoảng 83.000-170.000 năm trước.

Tuy nhiên, đây chỉ là ước tính sơ bộ. Rận cơ thể sẽ cần thời gian thích nghi, do đó, quần áo có thể ra đời trước khoảng thời gian này một chút.

Tuy nhiên lại có bằng chứng về việc Hominin - nhóm bao gồm cả người hiện đại và họ hàng cổ xưa của chúng ta đã tuyệt chủng - đã mặc quần áo sớm hơn nhiều.

Theo nghiên cứu được công bố tháng 4/2023 của Ivo Verheijen, một nghiên cứu sinh Tiến sỹ tại Đại học Tübingen ở Đức, các dấu vết trên xương gấu được tìm thấy tại điểm khảo cổ học Schöningen ở Đức cho thấy rằng người vượn nhân hình, có thể là Homo heidelbergensis, đã mặc da gấu để giữ ấm từ khoảng 300.000 năm trước.

Dấu vết cắt trên xương chân gấu được tìm thấy tại điểm khảo cổ học Schöningen, Đức.
Dấu vết cắt trên xương chân gấu được tìm thấy tại điểm khảo cổ học Schöningen, Đức.

Ông Verheijen cho biết: “Chúng tôi tìm thấy những vết cắt ở chi trước và chi sau, nơi có rất ít thịt và mỡ, điều này chứng tỏ loài người không giết mổ động vật để lấy thịt hay mỡ.”

Tại các địa điểm hang động có niên đại 800.000 năm tuổi ở Trung Quốc và Tây Ban Nha, các nhà khảo cổ học cũng đã tìm thấy những công cụ bằng đá giống như dụng cụ cạo da, có thể được sử dụng bởi người Homo erectus và Homo antecessor, để làm mềm da động vật và quấn quanh người làm quần áo.

Người Neanderthal, một giống người xuất hiện ở châu Âu hàng trăm nghìn năm trước khi người Homo sapiens đến, cũng có thể đã may quần áo để chống chọi với mùa Đông lạnh giá.

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những mảnh xương sườn hươu giống như các công cụ xử lý da hiện đại, được gọi là lissoir, mà người Neanderthal dùng để đánh bóng da.

Shannon McPherron, một nhà khảo cổ học của Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Planck tại Đức, người đã nghiên cứu các công cụ của người Neanderthal, cho hay: “Các công cụ lissoir là bằng chứng rõ nét của việc xử lý da thú của người Neanderthal cổ xưa. Chúng tương tự như các công cụ xử lý da động vật ngày nay”.

Theo Vietnamplus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Ngày 22/11, tại thành phố Lào Cai, Cục Thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên hệ thống thông tin cơ sở.

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1/2025 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

fbytzltw