Luật Nhà giáo tạo môi trường dạy và học tốt hơn cho thầy, trò

Luật Nhà giáo góp phần tạo ra môi trường dạy và học tốt hơn cho thầy, trò.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học Quản lý giáo dục (Học viện Quản lý giáo dục), Luật Nhà giáo không chỉ bảo vệ quyền lợi của giáo viên, nhà quản lý giáo dục mà còn góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, tạo ra một môi trường học tập và giảng dạy tốt hơn cho cả giáo viên và học sinh.

Khẳng định, việc ban hành Luật Nhà giáo là cần thiết và quan trọng, PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền nhìn nhận, khi có luật sẽ:

Giúp bảo vệ quyền lợi của nhà giáo. Theo đó, Luật Nhà giáo sẽ cung cấp một cơ sở pháp lý rõ ràng và mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi của các nhà giáo, đảm bảo họ được làm việc trong môi trường an toàn, được trả lương xứng đáng và có các quyền lợi xã hội khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.

Nâng cao chất lượng giáo dục. Bằng cách quy định các tiêu chuẩn và điều kiện làm việc cho giáo viên, Luật Nhà giáo sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo dục. Luật này có thể quy định rõ ràng về yêu cầu trình độ, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy.

Tạo động lực cho giáo viên. Khi quyền lợi và điều kiện làm việc của giáo viên được bảo đảm thông qua luật pháp, điều này sẽ tạo động lực cho giáo viên cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục, đồng thời thu hút những người có năng lực và tâm huyết tham gia vào ngành giáo dục.

Giải quyết các vấn đề hiện nay trong ngành giáo dục. Hiện tại, ngành Giáo dục đang đối mặt với nhiều thách thức như thiếu giáo viên, điều kiện làm việc chưa tốt, mức lương chưa tương xứng với công sức và cống hiến của giáo viên. Việc ban hành Luật Nhà giáo sẽ giúp giải quyết những vấn đề này một cách toàn diện và hiệu quả.

Tạo khung pháp lý để quản lý và phát triển nghề giáo. Luật Nhà giáo sẽ tạo ra khung pháp lý rõ ràng để quản lý và phát triển nghề giáo, từ đó giúp các cơ quan quản lý nhà nước có thể thực hiện các chính sách một cách hiệu quả và minh bạch.

Bảo vệ quyền lợi học sinh. Một khi quyền lợi và điều kiện làm việc của giáo viên được đảm bảo, họ sẽ có thể tập trung hơn vào việc giảng dạy, từ đó đảm bảo chất lượng giáo dục và quyền lợi học sinh.

Đề cập đến đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ quản lý giáo dục, PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền nhận thấy, hiện chưa có quy định về bằng cấp, chứng chỉ đối với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền.

Các quy định về bằng cấp, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng cần thiết để trở thành giáo viên thay đổi theo thời gian như bảng 1 dưới đây:

Yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ đối với giáo viên phổ thông Việt Nam qua các thời kỳ:

Cấp học
Luật GD 1998
Luật GD 2005
Luật GD
2019
Dự thảo Luật Nhà giáo
I. GIÁO VIÊN
Tiểu học
Bằng Trung cấp sư phạm
Bằng Trung cấp sư phạm
Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
Điều 48. Đào tạo nhà giáo (Bằng cấp theo quy định tại Luật GD)
Điều 49. Bồi dưỡng nhà giáo (không quy định chứng chỉ/ chứng nhận)
THCS
Bằng Cao đẳng sư phạm
Bằng Cao đẳng sư phạm hoặc cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
THPT
Bằng đại học sư phạm
Bằng đại học sư phạm
II. CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Tiểu học
Không quy định
THCS
Không quy định
THPT
Không quy định

Theo PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền, dự thảo Luật Nhà giáo nên quy định rõ về chứng chỉ bồi dưỡng bắt buộc đối với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trước khi bổ nhiệm đối với cán bộ quản lý giáo dục.

Kinh nghiệm Singapore cho thấy, Chương trình lãnh đạo trong Giáo dục (LEP) là chương trình bắt buộc kéo dài sáu tháng chuẩn bị cho các cán bộ giáo dục, được lựa chọn để trở thành hiệu trưởng tại các trường học.

Theo giaoducthoidai.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngày thi đầu tiên (27/6): 26 thí sinh vắng thi môn Ngữ văn

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Ngày thi đầu tiên (27/6): 26 thí sinh vắng thi môn Ngữ văn

Sáng nay (27/6), cùng với hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước, các thí sinh của Lào Cai chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Buổi sáng, thí sinh thi môn Ngữ văn theo hình thức tự luận (thời gian làm bài 120 phút). Theo đăng ký, đối với môn thi này, toàn tỉnh có 8.328 thí sinh dự thi. Tuy nhiên, sáng 27/6 có 8.302 thí sinh tham gia thi (đạt 99,68%), 26 thí sinh vắng thi.

Bộ Tư pháp thông tin về đề xuất cho phép tuyển dụng giáo viên có trình độ cao đẳng

Bộ Tư pháp thông tin về đề xuất cho phép tuyển dụng giáo viên có trình độ cao đẳng

Theo Dự thảo Nghị quyết về việc cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng dạy các môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các địa phương đang thiếu giáo viên giảng dạy các môn Ngoại ngữ, Tin học, Công nghệ, Nghệ thuật cấp tiểu học, trung học cơ sở được tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để trở thành giáo viên dạy các môn học này.

63 tổ, chốt đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong thời gian diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

63 tổ, chốt đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong thời gian diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Thực hiện chỉ đạo của Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an và Công an tỉnh, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) và công an các huyện, thị xã thành phố phối hợp với các đơn vị trong, ngoài ngành triển khai các giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Những lời nhắn gửi tới các sỹ tử trước giờ "G”

Những lời nhắn gửi tới các sỹ tử trước giờ "G”

Sau 12 năm đèn sách, kỳ thi tốt nghiệp THPT là bước ngoặt quan trọng, không chỉ đánh giá lại kết quả học tập của học sinh mà còn là căn cứ để xét tốt nghiệp và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Trước giờ "G", các thầy cô giáo đã nhắn gửi những lời chúc tốt đẹp, những lời dặn dò ân cần với các sỹ tử chuẩn bị “vượt vũ môn”…

Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Để đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, ngành giáo dục và đào tạo, chính quyền các địa phương và các trường THPT trong tỉnh đã tích cực chuẩn bị các điều kiện cả về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, ôn luyện cho kỳ thi. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cơ bản hoàn tất những phần việc cuối cùng, sẵn sàng cho kỳ thi diễn ra an toàn, chất lượng, nghiêm túc, đúng quy chế.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói gì về kỳ thi cuối cùng theo chương trình GDPT 2006?

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói gì về kỳ thi cuối cùng theo chương trình GDPT 2006?

Từ đầu tháng 6 đến nay, lãnh đạo Bộ GD&ĐT và Ban Chỉ đạo Kỳ thi cấp quốc gia đã tổ chức các đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại nhiều địa phương. Phóng viên VOV có trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 về công tác chuẩn bị và những lưu ý trong tổ chức kỳ thi.

Thắp lên niềm tin

Thắp lên niềm tin

Với phương châm “Trò chưa thi, thầy chưa nghỉ hè”, giáo viên các trường nội trú sẵn sàng đồng hành với học sinh đến sát ngày diễn ra kỳ thi, giúp các em có được hành trang kiến thức và tâm lý tốt, tự tin bước vào kỳ “vượt vũ môn” với kỳ vọng đạt kết quả cao nhất.

fb yt zl tw