Lở đất tại Indonesia khiến nhiều người thiệt mạng và mất tích

Giới chức Indonesia ngày 15/3 cho biết, đã có 2 người thiệt mạng và 4 người khác mất tích trong vụ lở đất xảy ra trước đó 1 ngày tại thị trấn Bogor, cách thủ đô Jakarta khoảng 60km về phía nam.

Lở đất tại Indonesia khiến nhiều người thiệt mạng và mất tích ảnh 1
Hiện trường vụ lở đất tại làng Pangkalan ở huyện Natuna, Riau, Indonesia ngày 6/3/2023.

Trao đổi với báo giới, ông Ahmad Maulana, nhân viên của cơ quan quản lý thiên tai địa phương cho biết, vụ lở đất xảy ra vào khoảng 23 giờ 49 phút (giờ địa phương) ngày 14/3, phá hủy 6 ngôi nhà, 1 đền thờ Hồi giáo và làm gián đoạn giao thông đường sắt từ thị trấn Bogor đến huyện Sukabumi, tỉnh Tây Java.

Nhiều người trong số 11 người sống sót cũng bị thương nặng. Các nhà chức trách cho biết mưa lớn là nguyên nhân chính gây lở đất.

Hiện công tác tìm kiếm người mất tích đang được khẩn trương tiến hành.

Tuần trước, vụ lở đất khác xảy ra tại đảo Serasan, huyện Natuna, tỉnh Riau, miền tây Indonesia cũng đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người, với số người thiệt mạng hiện lên đến 50 người trong khi còn 4 người mất tích và hơn 2.200 người phải sơ tán.

Indonesia thường xuyên phải đối mặt với tình trạng sạt lở đất trong mùa mưa. Ở một số khu vực, tình trạng này trở nên trầm trọng hơn do nạn phá rừng và mưa xối xả kéo dài gây lũ lụt.

Giới chuyên gia cho rằng, các thảm họa liên quan đến thời tiết ở quốc gia Đông Nam Á này đang trở nên tồi tệ hơn do tình trạng biến đổi khí hậu.

Báo Nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhật Bản tăng ngân sách chăm sóc trẻ em

Nhật Bản tăng ngân sách chăm sóc trẻ em

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã chỉ đạo nội các tăng ngân sách chăm sóc trẻ em hằng năm của nước này thêm khoảng 3.500 tỷ yen (25 tỷ USD) trong giai đoạn 3 năm để đối phó với tình trạng tỷ lệ sinh giảm mạnh.

Philippines sơ tán hàng nghìn người dân, cấm thuyền ra khơi trước khi siêu bão Mawar đổ bộ

Philippines sơ tán hàng nghìn người dân, cấm thuyền ra khơi trước khi siêu bão Mawar đổ bộ

Philippines bắt đầu sơ tán hàng nghìn người dân, đóng cửa các cơ quan và trường học đồng thời áp đặt lệnh cấm thuyền ra khơi để chuẩn bị trước khi siêu bão Mawar đổ bộ. Theo dự báo đây là cơn bão mạnh nhất thế giới năm 2023 cho tới nay, tuy nhiên bão suy yếu dần khi vào Philippines.

Các dòng hải lưu biển sâu Nam Cực chảy chậm lại

Các dòng hải lưu biển sâu Nam Cực chảy chậm lại

Các dòng hải lưu sâu quanh khu vực Nam Cực đang chảy chậm lại sớm hơn dự kiến nhiều thập niên do hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu. Đây là kết luận trong một nghiên cứu của các nhà khoa học Australia, được công bố ngày 26/5. 

fb yt zl tw