Lở đất ở Papua New Guinea: Hơn 2.000 người bị chôn vùi, kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ

Chính phủ Papua New Guinea (PNG) cho biết vụ lở đất ở tỉnh Enga của nước này đã chôn vùi hơn 2.000 người, đồng thời chính thức yêu cầu quốc tế giúp đỡ.

Trong bức thư gửi điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc ngày 26/5, quyền giám đốc Trung tâm Thảm họa Quốc gia PNG cho biết vụ lở đất "đã chôn sống hơn 2.000 người" và gây ra "sự tàn phá lớn".

Bức thư có đoạn: "Tình hình vẫn không ổn định khi lở đất tiếp tục diễn biến chậm, gây nguy hiểm liên tục cho cả đội cứu hộ cũng như những người sống sót".

Con số mà Chính phủ PNG đưa ra cao hơn khoảng ba lần so với ước tính của Liên hợp quốc là 670. Từ khi thảm họa xảy ra, những ước tính về số thương vong rất khác nhau và vẫn chưa rõ các quan chức lấy dữ liệu ở đâu để thống kê.

Trung tâm Thảm họa Quốc gia PNG cho hay, địa hình nguy hiểm và khó khăn trong việc nhận viện trợ sẽ làm giảm khả năng tìm được nhiều người sống sót. Vị trí xa xôi và xung đột giữa các bộ tộc gần đó cũng cản trở nỗ lực cứu trợ.

Người dân tìm kiếm nạn nhân bị chôn vùi trong vụ lở đất ở làng Yambali, tỉnh Enga, ngày 26/5.

Người dân tìm kiếm nạn nhân bị chôn vùi trong vụ lở đất ở làng Yambali, tỉnh Enga, ngày 26/5.

Giám đốc Tổ chức tình nguyện CARE International PNG Justine McMahon cho biết hôm 27/5 rằng khoảng 4.000 người đang sống gần khu vực bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, rất khó xác định chính xác tổng số dân địa phương vì cuộc điều tra dân số đáng tin cậy gần đây nhất của PNG là vào năm 2000, chưa kể nhiều người sống ở các ngôi làng miền núi xa xôi. Nước này gần đây cho biết sẽ tiến hành một cuộc điều tra dân số mới vào năm 2024.

Theo một quan chức Liên hợp quốc, các đội cứu hộ khẩn cấp do nhân viên quốc phòng PNG dẫn đầu đã có mặt khi lở đất xảy ra, nhưng phải đến khuya 26/5, chiếc máy xúc đầu tiên mới tiếp cận được khu vực.

Đoạn video trên mạng xã hội do dân làng và truyền thông địa phương đăng tải cho thấy người dân đang trèo lên vách đá, đào bằng xẻng, gậy và tay không để tìm người sống sót.

Cho đến nay, 6 thi thể đã được tìm thấy. Liên hợp quốc cho biết số người thiệt mạng có thể thay đổi do các nỗ lực cứu hộ dự kiến ​​sẽ tiếp tục trong nhiều ngày.

Trước đó, trận lở đất xảy ra ở tỉnh Enga vào sáng sớm 24/5 đã khiến khoảng 1.250 người phải sơ tán. Khoảng 250 ngôi nhà bị bỏ lại, hơn 150 ngôi nhà bị chôn vùi dưới lớp đất dày tới 8 mét.

Nhà báo & Công luận

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

Oman - Sứ giả hòa bình

Oman - Sứ giả hòa bình

Những ngày qua, thế giới ghi nhận tín hiệu tích cực khi nhiều điểm nóng được xoa dịu. Cùng với nỗ lực xuống thang căng thẳng của các bên liên quan, phải kể đến vai trò của những nước trung gian hòa giải, làm cầu nối cho đối thoại, trong đó có Oman, quốc gia được mệnh danh là “sứ giả" hòa bình.

fb yt zl tw