Liên kết chuỗi để phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm bền vững

Việc liên kết chuỗi để khôi phục nghề trồng dâu, nuôi tằm ở huyện Bảo Yên với “bà đỡ” là Hợp tác xã Nấm Tam Đảo bước đầu chứng minh hiệu quả về kinh tế, mở ra hướng phát triển vùng trồng dâu nuôi tằm bền vững tại huyện Bảo Yên nói riêng và các địa phương khác trong tỉnh nói chung.

Nghề trồng dâu nuôi tằm theo hướng hàng hóa phát triển mạnh và lan rộng ra nhiều xã trên địa bàn huyện Bảo Yên trong giai đoạn 2017 - 2020. Cao điểm, diện tích trồng dâu nuôi tằm ở địa phương này đạt gần 300 ha. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, ngành dâu tằm tơ bị suy thoái, giá kén tằm chạm đáy nên nhiều hộ đã “quay lưng” với nghề trồng dâu nuôi tằm.

Untitled-2.jpg
Nông dân xã Kim Sơn thu hoạch lá dâu để nuôi tằm.

Cuối năm 2022, trên hành trình tìm kiếm cơ hội hợp tác phát triển vùng nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất đông trùng hạ thảo, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã phối hợp với các cấp chính quyền của huyện Bảo Yên tuyên truyền, vận động người dân quay lại nghề trồng dâu nuôi tằm.

Ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc HTX Nấm Tam Đảo chia sẻ: Để khôi phục và phát triển vùng trồng dâu nuôi tằm tại huyện Bảo Yên, HTX đã đến tận nơi cung cấp giống dâu mới, con giống chất lượng, hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư ban đầu theo hình thức HTX đầu tư trước, sau đó trừ dần khi thu hoạch kén tằm. Bên cạnh đó, HTX cùng đến, cùng làm, hỗ trợ kỹ thuật theo kiểu “cầm tay chỉ việc” đến khi bà con nắm vững kỹ thuật sản xuất.

_MG_7385.JPG
Nghề trồng dâu nuôi tằm ở huyện Bảo Yên đang phục hồi.

Từ một héc-ta cây dâu thâm canh lại để nuôi tằm thử nghiệm, đến nay, toàn huyện Bảo Yên đã khôi phục và phát triển vùng dâu tằm đạt diện tích 31,1 ha. Cùng với việc thu mua kén tằm lấy nhộng sản xuất đông trùng hạ thảo, HTX Nấm Tam Đảo cũng phối hợp với các đối tác thu mua toàn bộ sản lượng kén tằm cho nông dân huyện Bảo Yên. Đến thời điểm hiện tại, ước thu nhập bình quân từ trồng dâu nuôi tằm tại huyện Bảo Yên đạt 145,8 triệu đồng/ha (khi giá kén ổn định 120 nghìn đồng/kg).

“Chúng tôi sẵn sàng ký kết hợp đồng tiêu thụ kén tằm thông qua HTX, Tổ hợp tác ở các xã, thậm chí có thể ký kết với từng hộ dân. HTX cam kết thu mua với giá bình ổn (120 nghìn đồng/kg kén), biên độ dao động theo tình hình thực tế của thị trường nhưng không dưới 80 nghìn đồng/kg. HTX cũng cam kết bao tiêu toàn bộ kén tằm nên bà con có thể yên tâm phát triển sản xuất và gắn bó lâu dài với nghề trồng dâu nuôi tằm”- ông Nguyễn Quốc Huy khẳng định.

_MG_7404.JPG
Ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc HTX Nấm Tam Đảo giới thiệu phương pháp thu hoạch kén với đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Với những kết quả khả quan trong hơn một năm qua, HTX Nấm Tam Đảo đang tiếp tục khảo sát tại các địa phương khác (Văn Bàn, Bảo Thắng, Bát Xát…) để mở rộng vùng trồng dâu nuôi tằm với mục tiêu đạt 500 ha cho thu hoạch lá vào năm 2026. Việc phát triển vùng nguyên liệu này nhằm đáp ứng tiêu chuẩn cơ bản để đơn vị này xây dựng nhà máy ươm tơ công nghiệp tại huyện Bảo Yên trong thời gian tới. Nhà máy này không chỉ giúp tiêu thụ toàn bộ sản lượng kén tằm ở địa phương mà còn giúp kịp thời sơ chế và chế biến để đảm bảo chất lượng nhộng tằm sản xuất đông trùng hạ thảo cũng như tơ tằm chất lượng phục vụ các nhà máy dệt đã liên kết với HTX.

Bên cạnh đó, HTX đang tiếp tục mở rộng đầu tư, phát triển đa dạng sản phẩm chế biến sâu từ đông trùng hạ thảo, hướng tới nhiều thị trường, giúp tiêu thụ nhiều nguyên liệu nhộng tằm. Đồng thời, xây dựng kế hoạch và ký kết cụ thể hợp đồng hợp tác với các đối tác lớn trong lĩnh vực dệt may xuất khẩu để tiêu thụ kén, tơ tằm; làm hồ sơ đăng ký mã vùng trồng, nguyên liệu tơ tằm tại Lào Cai hướng tới xuất khẩu tơ lụa ra thế giới…

Xa hơn nữa, HTX Nấm Tam Đảo sẽ nghiên cứu đầu tư công nghệ xử lý phế phẩm sau khi nuôi tằm thành phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh; xây dựng mô hình thêu dệt thủ công các sản phẩm lụa tơ tằm, đón khách tham quan, trải nghiệm nhằm xúc tiến quảng bá sản phẩm, làng nghề... góp phần phát triển du lịch trong lĩnh vực này.

_MG_7679.JPG

“Bên cạnh đông trùng hạ thảo, đích lớn nhất chúng tôi muốn hướng đến là tạo ra những sản phẩm lụa tơ tằm hữu cơ từ vùng nguyên liệu Lào Cai gắn với hoạt động du lịch để nâng cao giá trị ngành dâu tằm tơ của tỉnh, giúp nông dân làm giàu từ nghề trồng dâu nuôi tằm”.

ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc HTX Nấm Tam Đảo.

Kỳ vọng gắn bó và đưa ngành dâu tằm tơ tại tỉnh Lào Cai phát triển bền vững, ông Nguyễn Quốc Huy mong muốn các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh sẽ đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để HTX phát triển vùng nguyên liệu, nhân rộng mô hình trồng dâu nuôi tằm liên kết theo chuỗi giá trị theo hướng bền vững, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân.

_MG_7375.JPG
Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác kiểm tra vùng trồng dâu tằm tại huyện Bảo Yên.

Nói về việc phục hồi và phát triển vùng trồng dâu nuôi tằm, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh khẳng định: Tỉnh Lào Cai có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Tỉnh mong muốn các doanh nghiệp, HTX tham gia phát triển vùng trồng dâu nuôi tằm theo chuỗi giá trị nhằm đảm bảo tính bền vững. Lào Cai sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, HTX tham gia quá trình phát triển vùng nguyên liệu, đồng hành với nông dân trồng dâu nuôi tằm. Song song với đó, tỉnh kỳ vọng khi có vùng nguyên liệu đủ lớn, các doanh nghiệp, HTX sẽ đầu tư xây dựng nhà máy ươm tơ tại tỉnh Lào Cai để nâng cao chất lượng sản xuất, góp phần phát triển ngành dâu tằm tơ xanh và bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Huyện Bảo Thắng hiện có 118 trang trại theo chuẩn tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nhiều trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi tiền tỷ mỗi năm. Theo chia sẻ của các chủ trang trại, hầu hết xuất phát điểm của họ đều vay vốn ngân hàng, trong quá trình phát triển, đồng vốn được sử dụng hiệu quả đã sinh lời, tạo giá trị lớn.

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2024 được tổ chức tại Lào Cai có 29 gian hàng trưng bày, giới thiệu gần 100 sản phẩm nông sản đặc sản các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng, Nam Định, Sơn La, Lâm Đồng, Hà Nội. Đây là những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

fbytzltw