Liên hợp quốc cảnh báo thảm họa sau vụ vỡ đập thủy điện ở Ukraine

Ngày 6/6, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết, tổ chức này không có bất kỳ thông tin độc lập nào về vụ vỡ đập thủy điện Kakhovka ở miền nam Ukraine, song mô tả đây là “một hậu quả tàn khốc khác" của cuộc xung đột Ukraine.

Hình ảnh vệ tinh về đập thủy điện Kakhovka trên sông Dnipro ở Kherson, ngày 5/6/2023.
Hình ảnh vệ tinh về đập thủy điện Kakhovka trên sông Dnipro ở Kherson, ngày 5/6/2023.

Phát biểu trước báo giới, ông Guterres nhấn mạnh đây là một "thảm họa nhân đạo, kinh tế và sinh thái lớn. Ít nhất 16.000 người đã mất nhà cửa, nguồn cung cấp nước sạch và mất an toàn. Hàng nghìn người khác có nguy cơ bị ảnh hưởng".

Liên hợp quốc đang phối hợp Chính phủ Ukraine để gửi hỗ trợ nước uống và dụng cụ lọc nước.

Ngoài ra, Tổng Thư ký Liên hợp quốc cũng tuyên bố: "Phải dừng ngay các cuộc tấn công nhằm vào dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng. Chúng ta phải hành động để bảo đảm trách nhiệm giải trình và tôn trọng luật nhân đạo quốc tế".

Cùng ngày, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhóm họp để thảo luận về vụ tấn công đập thủy điện nói trên theo yêu cầu của cả Nga và Ukraine.

Trong khi đó, Nhà trắng cho biết "khả năng có nhiều người chết" sau vụ vỡ đập thủy điện lớn ở Ukraine, song vẫn chưa có bằng chứng cụ thể để kết luận ai đứng sau hành động này.

Phát biểu với báo giới, Điều phối viên về truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, ông John Kirby nhấn mạnh Mỹ "không thể nói một cách thuyết phục điều gì đã xảy ra vào thời điểm này".

Theo ông, thiệt hại là "đáng kể" và phải tìm ra bên chịu trách nhiệm trong vụ nổ. Washington vẫn đang nghiên cứu vụ việc và tiến hành trao đổi với Kiev trước khi xác định thủ phạm.

Phía Ukraine cáo buộc Nga cho nổ con đập, trong khi Moskva cho rằng Kiev tiến hành pháo kích là một trong các nguyên nhân gây vỡ đập. Việc vỡ đập kéo theo thảm họa nhân đạo mới ở trung tâm khu vực xung đột.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thế giới tuần qua: Thiên tai, dịch bệnh và những hệ lụy

Thế giới tuần qua: Thiên tai, dịch bệnh và những hệ lụy

Hàng triệu người ở Đông Nam Á đang phải đối mặt với tình trạng ngập lụt, thiệt hại về người và của sau khi siêu bão Yagi, cơn bão được đánh giá là lớn nhất châu Á trong năm 2024 đổ bộ. Bên cạnh đó, những diễn biến liên quan đến dịch bệnh đậu mùa khỉ (mpox) tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận thế giới trong tuần (9-15/9).

Lũ lụt nghiêm trọng tại Nigeria, nhiều người thiệt mạng và phải sơ tán

Lũ lụt nghiêm trọng tại Nigeria, nhiều người thiệt mạng và phải sơ tán

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 11/9, Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp quốc gia Nigeria (NEMA) cho biết lũ lụt nghiêm trọng đã nhấn chìm thành phố Maiduguri, Đông Bắc nước này, khiến ít nhất 30 người thiệt mạng và hơn 400.000 người phải di dời. NEMA quan ngại con số thiệt hại sẽ còn tăng lên.

fbytzltw