Lão nông thoát nghèo nhờ đổi mới tư duy

LCĐT - Nhờ kiên định với hướng đi trong phát triển kinh tế đã lựa chọn, ông Nguyễn Văn Nhân, 52 tuổi ở thôn Đồng Qua, xã Liêm Phú (huyện Văn Bàn) đã trở thành hộ khá với nghề nuôi ếch.

Nằm cách trung tâm xã Liêm Phú gần 2 km, thôn Đồng Qua có đa số đồng bào dân tộc Tày sinh sống. Đất đai bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, khí hậu ôn hòa là điều kiện lý tưởng để người dân nơi đây trồng trọt và phát triển thủy sản. Trước đây, gia đình ông Nguyễn Văn Nhân và các hộ ở Đồng Qua đào ao nuôi cá, nhưng do không có sự đột phá trong sản xuất nên chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.

Từ năm 2017, xã Liêm Phú trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh, mô hình homestay và dịch vụ khác dần xuất hiện tại đây. Nắm được xu thế đó, ông Nguyễn Văn Nhân bàn với các thành viên trong gia đình tìm hướng đầu tư, tạo ra sản phẩm riêng phục vụ nhu cầu thị trường. Tìm hiểu qua sách, báo, truyền hình và internet, ông lựa chọn đầu tư nuôi ếch vì cho rằng điều kiện gia đình phù hợp, trong khi đó, các món ăn chế biến từ ếch cũng là đặc sản nổi tiếng từ lâu của mảnh đất Liêm Phú.

Ông Nguyễn Văn Nhân bên mô hình nuôi ếch. ảnh 1
Ông Nguyễn Văn Nhân bên mô hình nuôi ếch.

Nghĩ là làm, đầu năm 2018, ông vay vốn, thuê máy móc san gạt mặt bằng, xây bể và dẫn nước từ trên núi về. Khi đã hoàn thiện công trình, ông lên trại ếch ở xã Cốc San (thành phố Lào Cai) mua 1.000 con ếch giống về nuôi. Ông Nhân chia sẻ: Sau hơn 2 tháng nuôi bằng kinh nghiệm tự học hỏi được, 1.000 con ếch sinh trưởng và phát triển tốt. Tôi mừng thầm vì cho rằng với đà phát triển này chỉ hơn 3 tháng là có thể thu hoạch lứa ếch đầu tiên. Tuy nhiên, sau một đêm mưa lớn, gần 1.000 con ếch trong bể không hiểu vì sao bị chết khiến cả gia đình hoang mang.

Không nản chí, ông và vợ động viên nhau dọn dẹp, khử trùng bể chuẩn bị cho lần nuôi thứ 2. Khác với lần trước, lần này ông mua ếch giống nhiều gấp đôi, đồng thời tìm đến những mô hình nuôi ếch khác trên địa bàn các huyện Văn Bàn, Bảo Thắng, thành phố Lào Cai và một số nơi ở tỉnh Yên Bái học hỏi kinh nghiệm. Quyết tâm không để thất bại lần nữa, ông tách 2.000 con ếch giống ra nhiều bể nuôi khác nhau, mỗi bể nuôi có chế độ chăm sóc khác nhau và được ghi vào nhật ký theo dõi. Sau 3 tháng nuôi theo mô hình này, ông chọn ra bể nuôi ếch phát triển tốt và kháng được bệnh, ít bị chết để áp dụng nuôi đại trà cho lần tiếp theo. Với cách làm như vậy, năm 2019, ông bắt đầu có ếch bán ra thị trường. Ông còn mày mò, nghiên cứu và sản xuất thành công ếch giống ngay tại bể nuôi của gia đình mình.

Theo ông Nguyễn Văn Nhân, việc tự nhân được giống ếch là thành công lớn nhất của gia đình. Từ đây, ông có thể chủ động được con giống để mở rộng quy mô nuôi và cung ứng ra thị trường. “Những con ếch được sinh ra tại bể nuôi của gia đình có ưu điểm ít bệnh tật, thích nghi tốt với nguồn nước, khí hậu, ánh sáng mặt trời nên so với các giống ếch ở nơi khác thì cho năng suất và trọng lượng tốt hơn”.

Hiện nay, mô hình nuôi ếch của ông Nguyễn Văn Nhân là một trong những mô hình nuôi ếch lớn nhất của xã Liêm Phú nói riêng và huyện Văn Bàn nói chung. Trung bình mỗi năm, ông nuôi 40.000 con ếch thịt và vài nghìn con ếch giống bán ra thị trường, trừ chi phí, thu lãi hơn 200 triệu đồng.

Với mô hình kinh tế thành công, gia đình ông Nguyễn Văn Nhân trở thành điểm sáng trong thay đổi tư duy phát triển kinh tế, đưa giống mới vào sản xuất, đem lại nguồn thu ổn định.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nậm Đinh xây dựng đời sống văn hóa

Nậm Đinh xây dựng đời sống văn hóa

Được triển khai từ tháng 9/2021, mô hình “Cải tạo nâng cao điều kiện sinh hoạt cho người dân tộc Dao” tại thôn Nậm Đinh, xã Nậm Dạng (huyện Văn Bàn) đã đạt nhiều kết quả, góp phần thay đổi cuộc sống của người dân nơi đây.

Mường Khương thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Mường Khương thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mường Khương lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, an toàn, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm gắn với giảm nghèo nhanh và bền vững, đặc biệt là các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao” là một trong những bước đột phá trong cả nhiệm kỳ.

Ngược “thác ghềnh” lên thôn Nậm Trà, Nậm Phảng

Ngược “thác ghềnh” lên thôn Nậm Trà, Nậm Phảng

Ngày 28/9, mưa lớn xảy ra khắp nơi, chúng tôi quyết định ngược dốc lên thôn Nậm Trà và Nậm Phảng, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng để mục sở thị tuyến đường mà ai cũng lắc đầu ngao ngán khi đi qua. Nước chảy cùng đất lẫn đá lổng chổng khiến tuyến đường như dòng thác chảy xối xả càng gây khó khăn cho người dân lên thôn Nậm Trà, Nậm Phảng.

Hiệu quả từ sản xuất rau trái vụ tại Sa Pa

Hiệu quả từ sản xuất rau trái vụ tại Sa Pa

Từ đầu năm đến nay, các hộ dân phường Hàm Rồng (thị xã Sa Pa) đã liên kết với doanh nghiệp xây dựng mô hình trồng rau trái vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là mô hình giúp nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng gia tăng giá trị và phát triển nông nghiệp hàng hóa được Hội Nông dân thị xã Sa Pa hỗ trợ thực hiện.

Những kinh nghiệm quý, cách làm hay trong thực hiện phong trào, hoạt động của hội nông dân

Những kinh nghiệm quý, cách làm hay trong thực hiện phong trào, hoạt động của hội nông dân

Tại Đại hội Hội Nông dân tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028, các đại biểu đã tham luận làm rõ những kết quả trong triển khai thực hiện các phong trào, hoạt động của hội nông dân, đồng thời nêu lên phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ nghị quyết đại hội hội nông dân các cấp và góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.

Vùng cao Bát Xát vào vụ thu hoạch củ sâm đất

Vùng cao Bát Xát vào vụ thu hoạch củ sâm đất

Từ cuối tháng 9 trở đi, người dân một số xã vùng cao huyện Bát Xát như Trịnh Tường, Y Tý, A Lù hối hả lên nương thu hoạch củ sâm đất (còn gọi củ Hoàng Sin Cô). Năm nay, thời tiết thuận lợi, củ sâm đất to và đẹp hơn so với năm trước, đem lại niềm vui cho người nông dân.

Huy động hơn 55 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Huy động hơn 55 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh đã huy động Nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng nông thôn mới được hơn 3,5 tỷ đồng tiền mặt và 113.653 công lao động, hiến 300.497 m2 đất, nhiều hiện vật khác (quy ra tiền hơn 51,5 tỷ đồng).

Phát huy vai trò Hội Nông dân góp phần kiến tạo cho sự phát triển của tỉnh

Phát huy vai trò Hội Nông dân góp phần kiến tạo cho sự phát triển của tỉnh

Trong nhiệm kỳ qua, với vai trò là tổ chức đại diện cho giai cấp nông dân, hội nông dân các cấp trong tỉnh đã phát huy vai trò trung tâm, nòng cốt của phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới; có những bước tiến trong đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Thay đổi tư duy, diện mạo khởi sắc

Thay đổi tư duy, diện mạo khởi sắc

Tư duy lạc hậu trong nếp sống, phương thức sản xuất của người dân ở vùng nông thôn Lào Cai đã tiến bộ từ chương trình xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng lên.

Niềm tự hào của thôn Trung Tâm

Niềm tự hào của thôn Trung Tâm

Vinh dự trở thành một trong những tập thể được vinh danh trong đợt thi đua Kỷ niệm 65 năm Bác Hồ lên thăm Lào Cai, chúng tôi hỏi anh Nguyễn Tiến Hưng, trưởng thôn Trung Tâm, xã Dương Quỳ (Văn Bàn) về bí quyết. Anh Hưng tự hào chia sẻ: “Chìa khóa ở đây là sự đồng lòng, sự đoàn kết của tất cả người dân trong thôn. Mỗi người một việc nhỏ, chung sức lại sẽ làm nên việc lớn”.

fb yt zl tw