Lào Cai tập trung các giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

Để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai đạt hiệu quả, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành Văn bản số 2418 về việc tập trung triển khai các giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
1.jpg
Vẻ đẹp của ruộng bậc thang luôn thu hút du khách.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai nội dung, nhiệm vụ trong Kế hoạch 71/KH-UBND, ngày 8/2/2023 về Thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2025.

Chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch, UBND huyện Bảo Yên tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai, thực hiện mô hình điểm thuộc Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.

Trong đó tập trung triển khai các nội dung: Xây dựng thiết kế tổng thể, cảnh quan mô hình du lịch nông thôn, làm định hướng để người dân, cộng đồng hình thành các sản phẩm du lịch và tổ chức quản lý du lịch hiệu quả, phù hợp với địa phương; nâng cao năng lực, chất lượng nguồn nhân lực du lịch nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch theo yêu cầu của thị trường; bố trí, lồng ghép nguồn lực để hỗ trợ xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng các điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn (đường giao thông, nước sạch, môi trường...) gắn với kế hoạch đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình/dự án khác trên địa bàn.

2.jpg
Du khách trải nghiệm tại cánh đồng lúa ở xã Thẳm Dương (Văn Bàn).

Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động dịch vụ của các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn phù hợp với định hướng phát triển du lịch của tỉnh.

Chủ trì, phối hợp Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy nhanh tiến độ triển khai, thực hiện các mô hình điểm thuộc Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, trong đó xác định lấy cộng đồng là trung tâm để xây dựng các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, tạo tính lan tỏa cho phát triển kinh tế địa phương.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động phối hợp với các sở, đơn vị để có các giải pháp triển khai phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn địa phương.

Mục đích Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được xác định cụ thể:

+ Phát triển, chuẩn hóa các điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn; phấn đấu có ít nhất 3 điểm du lịch nông thôn được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của tỉnh; 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

+ Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với tiến trình chuyển đổi số; ít nhất 50% điểm du lịch nông thôn được công nhận số hóa và kết nối trên trang quảng bá, xúc tiến du lịch bằng công nghệ số.

+ Phấn đấu 100% điểm du lịch nông thôn được giới thiệu, quảng bá; 50% điểm du lịch nông thôn ứng dụng các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch.

+ Phấn đấu mỗi huyện đạt chuẩn nông thôn mới có tiềm năng du lịch xây dựng ít nhất 1 mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp, nông thôn mang tính đặc trưng của địa phương.

+ Ít nhất 70% chủ cơ sở du lịch nông thôn được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch; 80% lao động du lịch nông thôn được bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch, trong đó ít nhất 50% là lao động nữ; mỗi điểm du lịch có ít nhất 1 nhân viên thành thạo ngoại ngữ.

+ Bảo đảm an ninh du lịch, an toàn cho khách du lịch trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mùa nhãn ngọt thơm xứ biển

Mùa nhãn ngọt thơm xứ biển

Tháng 8 âm lịch hằng năm, du khách có dịp về Bạc Liêu đến khu vườn nhãn cổ trên 100 năm tuổi nổi tiếng ở miền Tây, được đắm mình trong khung cảnh yên bình, mát lành, thưởng thức những chùm nhãn ngọt thơm xứ biển.

Sa Pa: Hân hoan trước giờ diễn ra sự kiện lớn

Sa Pa: Hân hoan trước giờ diễn ra sự kiện lớn

Chỉ còn ít giờ nữa, tại Khu Du lịch quốc gia Sa Pa sẽ diễn ra sự kiện lớn của mảnh đất được mệnh danh là dãy Alps của châu Á, điểm đến hàng đầu của thế giới - Lễ kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa. Thời điểm này, Sa Pa tấp nập, đông vui bởi người dân và du khách “đổ về” đây tham dự sự kiện đặc biệt này.

Sa Pa - các danh hiệu du lịch ấn tượng

Sa Pa - các danh hiệu du lịch ấn tượng

Sa Pa - địa danh đẹp nhất châu Á, điểm du lịch hấp dẫn nhất Đông Nam Á, điểm trải nghiệm thú vị nhất thế giới, điểm đến xanh nhất trái đất… và còn rất nhiều danh hiệu ấn tượng khác mà các tạp chí du lịch, chuyên trang du lịch nổi tiếng thế giới bình chọn.

Tự hào Vườn Di sản ASEAN

Tự hào Vườn Di sản ASEAN

Vườn Quốc gia Hoàng Liên - Vườn Di sản ASEAN trên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ với diện tích hơn 28.000 ha nằm ở độ cao từ 1.000 đến 3.000 m so với mặt nước biển, thuộc địa bàn thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) và huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu). Với hệ sinh thái rừng phong phú, nơi đây được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học vào bậc nhất khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là điểm đến hấp dẫn du khách.

Xây dựng Sa Pa trở thành khu du lịch quốc gia vươn tầm quốc tế

Xây dựng Sa Pa trở thành khu du lịch quốc gia vươn tầm quốc tế

Sa Pa xưa là cao nguyên Lồ Suối Tủng, thuộc trại Ngòi Bo, sau là tổng Hướng Vinh, châu Thủy Vĩ, tỉnh Hưng Hóa. Cách đây 120 năm, vào mùa đông năm 1903, đoàn thám hiểm của Sở Địa lý Đông Dương trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ đã khám phá ra cảnh quan cao nguyên Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả. Đoàn thám hiểm đã đặt tên cho cao nguyên và ghi danh vào bản đồ là “Cao trạm Sa Pa”. Sự kiện này trở thành dấu mốc lịch sử phát hiện ra Sa Pa.

Sa Pa - những dấu ấn huyền thoại

Sa Pa - những dấu ấn huyền thoại

Sa Pa có một chặng đường hình thành và phát triển tương đối dài. Dấu ấn trên chặng đường ấy được lưu giữ bằng những di tích lịch sử và trở thành điểm nhấn của Sa Pa, thu hút rất đông du khách.

Ấn tượng mảnh đất 5 mùa lễ hội

Ấn tượng mảnh đất 5 mùa lễ hội

Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông ở Sa Pa đều khiến người ta mê đắm, bởi mỗi mùa, Sa Pa khoác lên mình những tấm áo đặc biệt, với những sắc thái khác nhau, có chút vấn vương, thương nhớ. Giờ đây, đến với Sa Pa, những người bạn phương xa không chỉ được tận hưởng vẻ đẹp của 4 mùa tự nhiên, mà còn có mùa thứ 5, đó là mùa yêu.

Sa Pa: Cơ sở dịch vụ nhà hàng, khách sạn sẵn sàng đón khách

Sa Pa: Cơ sở dịch vụ nhà hàng, khách sạn sẵn sàng đón khách

Những ngày này, Sa Pa vô cùng náo nhiệt, sôi động bởi chuỗi hoạt động của Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023 đang diễn ra nhân dịp Kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa. Để đáp ứng nhu cầu của du khách, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà hàng tại thị xã Sa Pa đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất.

fb yt zl tw