Lào Cai nâng cao hiệu quả hoạt động tổ công nghệ số cộng đồng

Tổ công nghệ số cộng đồng được thành lập với mục đích đưa các nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến với người dân, giúp người dân sớm tiếp cận với môi trường số, sử dụng các nền tảng số, công nghệ số vào mọi mặt của đời sống xã hội.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tính đến tháng 4/2023, tại Lào Cai có 1.562 tổ công nghệ số cộng đồng với 7.363 thành viên tham gia. Các tổ công nghệ số cộng đồng đã và đang tích cực hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng các ứng dụng công nghệ thông minh, thương mại điện tử, dịch vụ hành chính công, tham gia thực hiện chuyển đổi số trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

z4323392500935_278f20ccd484ebc80f596a0c6b44cb7e.jpg
Tập huấn tổ công nghệ số cộng đồng cho các xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Tổ công nghệ số cộng đồng là lực lượng tiên phong sử dụng nền tảng số, công nghệ số

Tổ công nghệ số cộng đồng được tỉnh Lào Cai triển khai thành lập từ tháng 5/2022 với mục tiêu mỗi thôn/tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng.

Tổ công nghệ số cộng đồng được thành lập với mục đích đưa các nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến với người dân, giúp người dân sớm tiếp cận với môi trường số, sử dụng các nền tảng số, công nghệ số vào mọi mặt của đời sống xã hội, giúp phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo.

Nhiệm vụ của tổ công nghệ số là làm cho người dân nhận thức rõ xu hướng tất yếu phải chuyển đổi số, thấy công nghệ số là thứ dễ dàng, hiệu quả, thiết thực; việc chuyển đổi số phải bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm, hình thành lên cộng đồng số. Tổ công nghệ số cộng đồng phải là lực lượng tiên phong sử dụng nền tảng số, công nghệ số, là tác nhân thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ hơn ở các thôn, tổ dân phố. Đây là lực lượng mang tính huy động sức mạnh toàn dân, gần dân, sát dân và là cánh tay nối dài của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số từ tỉnh, huyện, xã đến thôn, tổ dân phố.

Hướng dẫn, hỗ trợ người dân các kỹ năng về chuyển đổi số

Với phương châm hoạt động “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, hoạt động của tổ công nghệ số phải đi vào thực chất, phù hợp với đặc thù của từng địa phương; hướng dẫn cho người dân tiếp cận các công nghệ số theo cách đơn giản, tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu của người dân, tạo ra giá trị và lợi ích thiết thực trong cuộc sống hằng ngày của người dân.

Trọng tâm là hướng dẫn, hỗ trợ người dân các kỹ năng về chuyển đổi số như: Tra cứu thông tin; sử dụng cổng dịch vụ công trực tuyến, sử dụng dịch vụ bưu chính công ích trong tiếp nhận hồ sơ và kết quả giải quyết thủ tục hành chính; sử dụng các nền tảng công nghệ số, tham gia các sàn thương mại điện tử; ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh; tiếp cận, cài đặt, sử dụng các dịch vụ số phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu như y tế, giáo dục, chính sách xã hội, phòng chống dịch; hướng dẫn người dân về an toàn trên không gian mạng: bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường mạng, bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, phòng, chống lừa đảo trên môi trường mạng, tin nhắn rác, cuộc gọi rác…

Nâng cao hiệu quả hoạt động tổ công nghệ số cộng đồng

Kiện toàn tổ công nghệ số cộng đồng; bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ; triển khai hoàn thiện Cơ sở dữ liệu địa chỉ số Quốc gia; tổ chức tuyên truyền các hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng; nghiên cứu và đề xuất chính sách hỗ trợ hoạt động tổ công nghệ số cộng đồng,…là các nhiệm vụ sẽ được tỉnh Lào Cai triển khai trong năm 2023 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tổ công nghệ số cộng đồng.

z4323392496995_aada32184259986494cdc8e790efa3d2.jpg
Thành viên tổ công nghệ số cộng đồng hướng dẫn người dân các kỹ năng về chuyển đổi số.

Đặc biệt chú trọng việc kiện toàn tổ công nghệ số cộng đồng. Nếu như năm 2022, tổ công nghệ số cộng đồng có nòng cốt là trưởng thôn/tổ trưởng dân phố và cán bộ đoàn cơ sở thì năm 2023, tổ công nghệ số cộng đồng sẽ được kiện toàn theo hướng sáp nhập tổ công nghệ số cộng đồng và tổ công tác triển khai Đề án 06.

Thành viên nòng cốt là những người trẻ tuổi, có kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin, am hiểu về Internet, sử dụng thành thạo điện thoại thông minh,… có kỹ năng tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số, bao gồm: Trưởng thôn, tổ dân phố hoặc bí thư chi bộ; đoàn viên; công an viên; giáo viên; đại diện các tổ chức, đoàn thể, như: hội nông dân, hội liên hiệp phụ nữ; đại diện các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin đóng trên địa bàn;…

Để nâng cao năng lực cho thành viên tổ công nghệ số cộng đồng, các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ sẽ được tăng cường triển khai bằng việc xây dựng bộ tài liệu tập huấn tổ công nghệ số cộng đồng theo hướng đào tạo từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ các ứng dụng đơn giản, dễ dùng đến ứng dụng phức tạp. Tổ chức các hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng, ưu tiên triển khai các nội dung theo thứ tự: Chuẩn hóa thông tin thuê bao điện thoại di động; an toàn thông tin cơ bản; định danh điện tử VNeID, VssID; thanh toán điện tử; dịch vụ công trực tuyến, thương mại điện tử, cập nhật thông tin lên cổng du lịch. Triển khai hoàn thiện Cơ sở dữ liệu địa chỉ số Quốc gia, thực hiện hướng dẫn cài đặt ứng dụng địa chỉ số cho các chủ địa chỉ có điện thoại thông minh. Kiểm tra, xác nhận thông báo địa chỉ số cho các chủ địa chỉ đã có địa chỉ số chính xác thông tin. Gửi yêu cầu thay đổi thông tin địa chỉ số cho các chủ địa chỉ đã có địa chỉ số nhưng thông tin chưa chính xác. Tạo yêu cầu cấp mới địa chỉ số cho các chủ địa chỉ chưa được cấp địa chỉ số.

Tỉnh Lào Cai cũng sẽ ưu tiên việc bảo đảm hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin nhằm góp phần xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số tại thôn, bản, tổ dân phố.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Trong 2 ngày 13 và 14/4, tại thành phố Hồ Chí Minh, Mạng lưới các câu lạc bộ Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số miền nam (Hub Network HCMC) phối hợp Câu lạc bộ Khởi nghiệp Đại học Tôn Đức Thắng (SC TDTU) tổ chức chương trình Hub Forum, với chủ đề “Leading in Emerging Techs”. 

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Sổ tay Hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 23/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và trên cơ sở tài liệu hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông gửi tới các cơ quan, đơn vị, địa phương tài liệu: Sổ tay Hướng dẫn tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ (Phiên bản 1.0).

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối - Chia sẻ - Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

Cốc San tích cực chuyển đổi số

Cốc San tích cực chuyển đổi số

Xã Cốc San là địa phương vùng ven của thành phố Lào Cai đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2014. Xã định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông - lâm nghiệp sang dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp và việc chuyển đổi số đang được cán bộ và người dân tích cực thực hiện.

fb yt zl tw