Lần đầu tiên triển khai chương trình Bản đồ doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam

VINASA sẽ áp dụng phương pháp luận VINASA Tech Map giúp định vị các doanh nghiệp trên “bản đồ” Công nghệ số.

untitled.jpg
Họp báo Công bố Chương trình Top 10 và Bản đồ Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2025.

Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) vừa tổ chức buổi họp báo Công bố Chương trình Top 10 và Bản đồ Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2025 với nhiều đổi mới quan trọng.

Chương trình năm 2025 không chỉ tiếp tục vinh danh các doanh nghiệp công nghệ số tiêu biểu mà còn lần đầu tiên ra mắt Bản đồ Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam - công cụ quan trọng giúp định vị doanh nghiệp trên thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng cơ hội hợp tác trong nước và quốc tế.

Ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW về phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đặt mục tiêu đưa Việt Nam thành quốc gia đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực vào năm 2035. Trong đó, có một số chính sách hỗ trợ đáng chú ý: Ưu đãi thuế và tín dụng cho doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới sáng tạo; Cơ chế miễn trừ trách nhiệm trong thử nghiệm công nghệ mới; Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế thông qua các chương trình xúc tiến thương mại chuyên sâu.

Với sự đẩy mạnh đầu tư vào các công nghệ mới (AI, dữ liệu lớn, blockchain…), công nghệ xanh, cùng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết 57, ngành công nghiệp ICT Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng mạnh, hướng tới mục tiêu đạt 4.320.000 tỷ đồng doanh thu vào năm 2025, đóng góp hơn 12% GDP và nâng tỷ lệ giá trị Việt Nam trong ngành từ 32% lên 50% vào năm 2030.

Trong bối cảnh đó, VINASA đặt mục tiêu triển khai Chương trình Top 10 Doanh nghiệp công nghệ số song hành cùng phát triển, hoàn thiện Bản đồ Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam qua từng năm, như môt nền tảng chứng thực, xác tín, giúp doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các cơ hội này.

Ông An Ngọc Thao, Phó Tổng Thư ký VINASA cho biết, từ năm 2025, VINASA sẽ áp dụng phương pháp luận VINASA Tech Map giúp định vị các doanh nghiệp trên “bản đồ” công nghệ số.

Các hoạt động chính của VINASA Tech Map bao gồm: Định vị doanh nghiệp trong hệ sinh thái công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh; Kết nối với mạng lưới đầu tư, quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo; Tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường quốc tế.

Ông An Ngọc Thao, Phó Tổng Thư ký VINASA thông báo tại buổi họp báo.
Ông An Ngọc Thao, Phó Tổng Thư ký VINASA thông báo tại buổi họp báo.

Bên cạnh đó, VINASA sẽ đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, kết nối, xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp tham gia chương trình, bao gồm: Ấn phẩm chuyên ngành bằng tiếng Việt-Anh-Nhật, phân phối tới 5.000 tổ chức trong và ngoài nước; Hội thảo, talkshow chuyên đề, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giới thiệu giải pháp và chia sẻ kinh nghiệm; Business Matching & Networking – kết nối doanh nghiệp với đối tác tiềm năng trong nước và quốc tế; Tham gia các sự kiện công nghệ lớn như Vietnam DX Summit, Japan ICT Day, Smart City Summit...

Bắt đầu thực hiện từ năm 2025, VINASA Tech Map áp dụng mô hình đánh giá theo hai trục chính:

Tầm nhìn: Thể hiện định hướng phát triển và khả năng đổi mới trong tương lai, bao gồm: Chiến lược phát triển dài hạn, năng lực đổi mới sáng tạo, khả năng mở rộng thị trường và tác động đến ngành công nghệ số.

Khả năng thực thi: Đánh giá mức độ triển khai và áp dụng sản phẩm, dịch vụ vào thực tế, bao gồm: Tăng trưởng kinh doanh (doanh thu, thị phần, số lượng khách hàng), chất lượng sản phẩm/dịch vụ, năng lực triển khai và mức độ hài lòng của khách hàng.

Dựa trên hai trục tầm nhìn và khả năng thực thi, doanh nghiệp được phân vào 4 nhóm: Nhóm Thực lực: Doanh nghiệp có năng lực triển khai mạnh, tập trung vào hiệu quả thực tế. Nhóm Đầu tàu: Doanh nghiệp dẫn dắt thị trường, vừa có tầm nhìn xa vừa có khả năng thực thi tốt. Nhóm Chuyên biệt: Doanh nghiệp có thế mạnh trong lĩnh vực cụ thể, phát triển theo hướng chuyên sâu. Nhóm Khai phá: Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, tập trung vào công nghệ mới nhưng khả năng thực thi còn đang phát triển.

Qua các tiêu chí này, Bản đồ sẽ cung cấp dữ liệu toàn diện về hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, phân loại theo lĩnh vực, quy mô, năng lực đổi mới và tiềm năng phát triển.

Ban tổ chức kỳ vọng, hệ thống đánh giá này giúp doanh nghiệp xác định vị thế trong từng lĩnh vực chuyên biệt cũng như trên bản đồ công nghệ số Việt Nam, từ đó xây dựng và thực hiện các kế hoạch chiến lược để củng cố tiềm lực, gia tăng năng lực cạnh tranh, hướng tới phát triển bền vững.

Về phía cơ quan quản lý cũng sẽ có thêm dữ liệu khoa học để hoạch định chính sách hỗ trợ.

Với các nhà đầu tư và đối tác quốc tế, đây cũng là cơ sở để tiếp cận các doanh nghiệp tiềm năng tại Việt Nam nhanh chóng và chính xác hơn.

Trong tương lai, Bản đồ này sẽ được hoàn thiện hơn, phản ánh đầy đủ và toàn diện các doanh nghiệp thuộc nhiều phân khúc khác nhau, không chỉ giới hạn trong Top 10.

Bà Nguyễn Thị Thu Giang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VINASA cho biết: "Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trong đó đổi mới sáng tạo là chìa khóa để tạo ra sự khác biệt. Việc ra mắt Bản đồ Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam không chỉ giúp doanh nghiệp định vị được năng lực của mình mà còn tạo nền tảng để mở rộng hợp tác, thu hút đầu tư và tiếp cận các thị trường mới.

Đây cũng là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp công nghệ Việt Nam khẳng định dấu ấn trên bản đồ công nghệ toàn cầu. Chương trình Top 10 và Bản đồ Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2025 là một cột mốc quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghệ số".

"Chúng tôi kỳ vọng rằng với phương thức đánh giá toàn diện và sự hỗ trợ từ các chính sách đổi mới, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ có thêm cơ hội để bứt phá, khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế", bà Nguyễn Thị Thu Giang nói.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chia sẻ kinh nghiệm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong quản trị quốc gia

Chia sẻ kinh nghiệm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong quản trị quốc gia

Chiều 18/3, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Đại sứ quán các nước Bắc Âu tại Việt Nam, gồm Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, tổ chức tọa đàm khoa học quốc tế thường niên Bắc Âu lần thứ 8 với chủ đề “Lãnh đạo và quản trị công hiệu quả, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Kinh nghiệm Bắc Âu và Việt Nam”.

Cần tranh thủ, khôn khéo, thông minh, linh hoạt, hiệu quả để triển khai thực hiện phù hợp

Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06: Cần tranh thủ, khôn khéo, thông minh, linh hoạt, hiệu quả để triển khai thực hiện phù hợp

Sáng 18/3, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 đã tổ chức phiên họp lần thứ nhất. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 14/3/2025 về đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) tại các bộ, ngành, địa phương năm 2025 và những năm tiếp theo.

Thủ tướng: Bạn bè quốc tế hãy hỗ trợ Việt Nam xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái phát triển đất nước

Thủ tướng: Bạn bè quốc tế hãy hỗ trợ Việt Nam xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái phát triển đất nước

Sáng 14/3, dự Diễn đàn chính sách “Việt Nam chủ động phát triển ngành Công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên mới” trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế về Trí tuệ nhân tạo và Bán dẫn 2025 (AISC 2025), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn bạn bè quốc tế hỗ trợ Việt Nam xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái phát triển đất nước.

Áp dụng số hóa: Cẩn trọng để giữ tính nguyên bản của lễ hội

Áp dụng số hóa: Cẩn trọng để giữ tính nguyên bản của lễ hội

Mùa lễ hội năm 2025 đã đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ khi công nghệ số được áp dụng rộng rãi vào các hoạt động tổ chức và quản lý. Không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm của du khách, những ứng dụng công nghệ như vé điện tử, thanh toán không tiền mặt, thực tế ảo đã góp phần tạo nên một mùa lễ hội minh bạch, an toàn và hiện đại hơn.

Xung kích trong phong trào “Bình dân học vụ số”

Xung kích trong phong trào “Bình dân học vụ số”

Triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp tổ chức nhiều đội hình thanh niên tình nguyện, mở các lớp học, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng số thiết yếu cho người dân, nhất là người cao tuổi, người ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người ít tiếp xúc với công nghệ.

AI - Động lực mới để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

AI - Động lực mới để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Theo Google, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành "người hùng" mới của kinh tế Việt Nam khi có tiềm năng đóng góp 79,3 tỷ USD vào năm 2030, tương đương gần 12% GDP. Từ chiến lược quốc gia đến những bước đi của doanh nghiệp công nghệ, Việt Nam không chỉ mơ ước mà đã hành động để biến AI thành động lực tăng trưởng.

fb yt zl tw