Làm thế nào để giới trẻ ngày nay thích nghe nhạc cách mạng?

Trong dòng chảy mạnh mẽ của Pop, Ballad, EDM... liệu giới trẻ ngày nay có còn biết và thích nghe những ca khúc cách mạng, tiền chiến nổi tiếng một thời?

Nếu đặt câu hỏi, nhạc cách mạng, nhạc tiền chiến là gì? Chắc hẳn sẽ có rất nhiều bạn trẻ biết rằng nhạc cách mạng gắn liền với chiến tranh, với một giai đoạn lịch sử kiên cường, bất khuất của cha ông để bảo vệ quê hương, đất nước.

Nếu yêu cầu bất kỳ bạn trẻ nào kể tên một bài hát cách mạng mà bạn biết, chắc chắn sẽ có rất nhiều ca khúc được đưa ra, trong đó có những sáng tác nổi tiếng như “Tiến quân ca”, “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”, “Cô gái vót chông”, “Đường chúng ta đi”, “Hà Nội niềm tin và hy vọng”...

Ca sĩ Trọng Tấn - Anh Thơ.
Ca sĩ Trọng Tấn - Anh Thơ.

Hay khi được hỏi liệu các bạn có biết ca sĩ dòng nhạc cách mạng nào nổi tiếng, câu trả lời cũng rất đa dạng. Đó là những cái tên như Quang Thọ, Thanh Hoa, Đăng Dương, Trọng Tấn, Việt Hoàn, Anh Thơ, Lan Anh..., đó là những nghệ sĩ hiện vẫn đang rất nổi tiếng trong làng nhạc cách mạng, tiền chiến.

Nói lên điều đó để thấy rằng, trải qua rất nhiều năm, cho đến bây giờ, nhạc cách mạng vẫn có một sức sống bền bỉ. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các loa phát thanh, trong những chương trình truyền hình, những sự kiện âm nhạc, có khi là cả các chương trình giải trí... đều vang lên những ca khúc cách mạng, đặc biệt là trong những dịp lễ lớn của đất nước. Bằng cách này hay cách khác, công chúng hiện đại và nhất là giới trẻ đang được tiếp cận với nhạc cách mạng một cách rộng rãi và sâu sắc.

Tuy nhiên, việc đó vẫn đang chỉ hạn chế ở chuyện biết. Giới trẻ ngày nay biết đến nhạc cách mạng, biết những ca khúc nổi tiếng, những ca sĩ nổi tiếng nhưng nếu để nói yêu thích thì chưa hẳn. Nhất là việc thị trường âm nhạc không chỉ trên thế giới mà ở Việt Nam cũng đang quá sôi động và mạnh mẽ với Pop, Rock, Ballad, EDM, Indie... những thứ mới mẻ, hiện đại với cả tỷ ca sĩ, ra hàng triệu bài hát mới mỗi ngày.

Việc nhạc cách mạng bị đóng khung trong những sáng tác “cũ” là điều khiến giới trẻ khó thích được. Trải qua bao năm tháng, nhạc cách mạng vẫn vậy, vẫn là những ca khúc đó, giai điệu và ca từ đó. Nội dung của nhạc cách mạng cũng vẫn vậy, vẫn là tình yêu quê hương, đất nước, con người, cổ vũ tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ, tạo không khí hăng say lao động xây dựng Tổ quốc... Nghe mãi những ca khúc nổi tiếng đóng khung với những giọng ca nổi tiếng, chắc chắn cũng sẽ “nhàm”.

Vậy, làm thế nào để thu hút giới trẻ, để nhạc cách mạng tiệm cận với giới trẻ cũng khiến bản thân các ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất, người hòa âm phối khí... suy nghĩ và tìm rất nhiều cách.  Đó là lúc mà những trào lưu làm mới nhạc cách mạng rộ lên.

Ca sĩ Việt Hoàn khẳng định: “Những ca sĩ trẻ có một phần trách nhiệm để gìn giữ, tiếp lửa cho dòng nhạc truyền thống đến với đông đảo người nghe nhạc, nhất là với lớp trẻ hôm nay. Bởi giới trẻ không chỉ là tương lai của đất nước mà họ còn là đối tượng khán giả kế cận cho dòng nhạc cách mạng. Và bất kỳ một dòng nhạc nào cũng cần khán giả mới có thể sống và trường tồn với thời gian”.

Với những lứa ca sĩ như Đăng Dương - Trọng Tấn - Việt Hoàn, họ không trải qua chiến tranh nhưng họ hát bằng tình yêu và sự đam mê với nhạc truyền thống. Còn với lớp nghệ sĩ trẻ như Đức Tuấn, Vũ Thắng Lợi, Trần Hồng Nhung... họ thể hiện ca khúc cách mạng theo một phong cách hiện đại, dù có thể không đúng cách như khán giả vẫn quen nghe nhưng vẫn giữ được tinh thần, tình cảm và chuyển tải được đến khán giả.

Làm thế nào để giới trẻ ngày nay thích nghe nhạc cách mạng? ảnh 2
NSND Quang Thọ và bộ ba Trọng Tấn - Đăng Dương - Việt Hoàn trong một liveshow nhạc cách mạng.

Quán quân Sao Mai 2019 dòng nhạc Thính phòng Lương Hải Yến, cho rằng việc làm mới nhạc cách mạng là điều nên làm: “Với những ca khúc nổi tiếng, bản thân việc ca sĩ thời nay có thể hát hay hơn là các bậc tiền bối là điều rất khó bởi có những thứ đã đi vào lịch sử, đi vào lòng công chúng cả một thời gian dài. Cùng với đó, khán giả ngày nay cũng thích những thứ mới mẻ và khác lạ hơn. Việc làm mới bài hát cũ là điều nên làm”.

Với nhạc sĩ Dương Cầm – người đã từng làm mới nhiều ca khúc nhạc cách mạng, tiền chiến thì việc làm mới là điều cần thiết để nhạc cách mạng đi cùng với thời đại: “Bản thân tôi là người rất thích làm mới nhạc cách mạng vì nó là những tác phẩm rất hay về giai điệu, ca từ và có giá trị nhân văn cao. Để các nhạc sĩ thời nay, kể cả những nhạc sĩ đã lớn tuổi sáng tác những ca khúc mang bóng dáng như thế cũng rất khó.

Muốn nhạc cách mạng phù hợp với thời đại hôm nay, phù hợp với giới trẻ, phải có sự thay đổi, mang hình dáng mới hơn. Tùy theo đối tượng khán giả, tầm vóc chương trình... có thể làm mới theo nhiều cách khác nhau như hợp xướng, dàn nhạc giao hưởng... Nếu là chương trình hướng đến giới trẻ, khơi gợi tình yêu quê hương đất nước thì làm mới bằng EDM, rock... Điều quan trọng nhất là giữ nguyên được cái hồn, truyền tải cho người nghe tinh thần tác giả và tác phẩm mang lại”.

Việc làm mới nhạc cách mạng đôi khi sẽ có dư luận 2 chiều: có người thích, có người không tùy vào "gu" nghe nhạc của mỗi người. Những người đã quá quen với cái cũ thì khó chấp nhận cái mới. Còn với những người chưa từng nghe bản cũ thì họ sẽ thấy nhạc cách mạng hay, gần gũi và thích hơn. Nhưng âm nhạc thì không có một chuẩn mực và nếu việc làm mới sẽ giúp tác phẩm có thêm thời gian sống, tiếp cận với giới trẻ nhiều hơn thì đó là điều đáng để làm./.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Hành trình thống nhất” - Phim tài liệu đặc biệt về hòa giải dân tộc

“Hành trình thống nhất” - Phim tài liệu đặc biệt về hòa giải dân tộc

Bộ phim tài liệu đặc biệt mang tựa đề “Hành trình thống nhất” sẽ được phát sóng tối nay (2/5/2025) vào lúc 20 giờ 10 phút trên kênh VTV1. Đây là bộ phim nằm trong khuôn khổ chương trình VTV Đặc biệt của Đài Truyền hình Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Triển lãm "VIETNAM 75" tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam

Triển lãm "VIETNAM 75" tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam

Diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Triển lãm “VIETNAM 75” – Hồi ức lịch sử về chiến tranh Việt Nam đã mang đến một cái nhìn tổng quan cho cộng đồng và bạn bè quốc tế sinh sống tại Đức về một giai đoạn lịch sử của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Không chỉ tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam, mà “VIETNAM 75” còn nhắc nhớ về nỗi đau mà chiến tranh đã gây ra với hàng triệu gia đình.

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Trên tay tôi đang là ấn phẩm còn thơm mùi mực : Tuyển tập Truyện ngắn hay Lào Cai. Lòng lâng lâng cảm xúc thật khó tả bởi ấn phẩm được Hội Văn học – Nghệ thuật Lào Cai phát hành đúng dịp cả nước nô nức tổ chức các hoạt động mừng đại lễ 50 năm non sông liền một dải, cũng là 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất.

Tương ớt vùng đất thép

Tương ớt vùng đất thép

Tương ớt Mường Khương có màu đỏ như môi con gái chưa chồng, sánh mịn như vải chàm vừa nhuộm, khi mở nắp chum đã tỏa ra mùi thơm của hồn rừng, vía núi.

[Ảnh] Vui hội gánh nước

[Ảnh] Vui hội gánh nước

Hội thi gánh nước là một trong những hoạt động thú vị tại Ngày hội Văn hóa dân gian "Sắc vàng bên dòng Nặm Luông" lần thứ III năm 2025 huyện Bảo Yên. Hội thi không chỉ là hoạt động vui chơi mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về tâm linh và văn hóa của người Tày. 

Triển lãm ảnh tri ân những người mẹ Việt Nam huyền thoại

Triển lãm ảnh tri ân những người mẹ Việt Nam huyền thoại

Những ngày tháng Tư lịch sử, có một triển lãm ảnh diễn ra giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội mà hầu như ai bước vào xem cũng xúc động, nhiều người rơm rớm nước mắt…, đó là triển lãm “Ký ức và huyền thoại” tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm (Hoàn Kiếm, Hà Nội), trưng bày 50 chân dung Mẹ Việt Nam được Đại tá, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng ghi lại trong suốt gần nửa thế kỷ qua.

Chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông” - Khúc tráng ca mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông” - Khúc tráng ca mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 30/4, UBND thành phố Lào Cai đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông”, nhằm tôn vinh những trang sử hào hùng của dân tộc và khẳng định thành tựu trong hành trình xây dựng, phát triển quê hương, đất nước hôm nay.

Kỷ vật Trường Sơn - giá trị lịch sử

Kỷ vật Trường Sơn - giá trị lịch sử

Tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai, hơn 100 hiện vật Trường Sơn - những kỷ vật vô giá, những dấu ấn của một thời chiến tranh gian khổ đang được lưu giữ cẩn thận. Những kỷ vật này được tiếp nhận từ Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam tại Lào Cai vào năm 2019.

Vinh danh 18 “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”

Vinh danh 18 “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”

Ngày 29/4, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Vòng Chung kết toàn quốc Ngày hội “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”, Viết chữ đẹp: “Nét chữ - Nết người” lần thứ XXIII và Bảng vàng ghi danh lần thứ V, năm học 2024 - 2025 đã diễn ra trong không khí sôi nổi.

Hấp dẫn chương trình nghệ thuật 'Sức sống Trường Sa'

Hấp dẫn chương trình nghệ thuật 'Sức sống Trường Sa'

Tối 29/4, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp cùng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật mang chủ đề “Sức sống Trường Sa”. Đây là hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Quần đảo Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).

fb yt zl tw