Ký kết quy chế phối hợp công tác quản lý bảo vệ rừng giáp ranh

Ngày 6/11, Chi cục Kiểm lâm các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng tại khu vực giáp ranh.

baolaocai_thay.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Theo đó, khu vực giáp ranh 4 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu có 16 huyện gồm 81 xã, với tổng diện tích rừng tự nhiên hơn 535.912 ha, diện tích đất có rừng hơn 340.918 ha, độ che phủ hơn 63,61%. Đây là trung tâm đa dạng sinh học của nước ta với các khu vực rừng đặc dụng thuộc Vườn Quốc gia Hoàng Liên Sa Pa, Khu Bảo tồn Hoàng Liên Văn Bàn và Bát Xát (Lào Cai), huyện Mù Cang Chải (Yên Bái).

baolaocai_2.jpg
Đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai phát biểu tại hội nghị.

Căn cứ vào quy chế phối hợp các địa phương có khu vực rừng giáp ranh đã tổ chức thực hiện các nội dung quy chế đề ra; chủ động thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ rừng và phương án phòng cháy, chữa cháy rừng của UBND các xã và các chủ rừng.

Các hạt kiểm lâm xây dựng kế hoạch công tác phối hợp quản lý rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng vùng giáp ranh. Thông qua đó, theo dõi diễn biến rừng, chủ động lực lượng, trang - thiết bị, phương tiện, dụng cụ chữa cháy rừng kịp thời ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”.

Hạt kiểm lâm các khu vực giáp ranh thường xuyên trao đổi thông tin, kịp thời nắm bắt tình hình thời tiết tại khu vực giáp ranh để tăng cường kiểm lâm địa bàn vào thời gian nắng nóng. Trong năm, đối với những vụ cháy rừng tại khu vực giáp ranh huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu và thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, các đơn vị đã kịp thời huy động người dân phối hợp với lực lượng kiểm lâm kiềm tỏa khu vực cháy.

baolaocai_1.jpg
Chi cục Kiểm lâm 4 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang ký Quy chế phối hợp bảo vệ rừng vùng giáp ranh.

Hạt kiểm lâm các vùng giáp ranh của 4 tỉnh đã trao đổi thông tin được 441 lần, tuần tra, kiểm soát rừng chung 1.368 lượt; tổ chức tuyên truyền 606 buổi với 41.652 lượt người tham gia, tuyên truyền 70 lượt trường học với 20.125 học sinh, ký cam kết bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng với 310 thôn, bản và 17.188 hộ gia đình, 19 trường học…

Các tỉnh đã kịp thời xử lý, giải quyết, ngăn chặn các vụ xâm hại tài nguyên rừng. Cụ thể, từ tháng 7/2022 đến tháng 10/2023, các địa phương đã phối hợp xử lý 56 vụ vi phạm luật Lâm nghiệp, lâm sản tịch thu hơn 43 m3 gỗ các loại, 1.146 lá giang, 571 gốc cây mẫu đơn; 5 cá thể dúi mốc nhỏ; tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước hơn 452 triệu đồng.

Thời gian tới, 4 tỉnh có khu vực rừng giáp ranh đề xuất giải pháp xác định công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác bảo vệ rừng, xác định phòng cháy, chữa cháy rừng là nhiệm vụ quan trọng lâu dài; nêu cao vai trò trách nhiệm của kiểm lâm địa bàn cùng các lực lượng liên quan…

Cùng với đó, kiểm lâm các địa phương đề xuất kiến nghị về phê duyệt kinh phí thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; tiếp tục rà soát thực hiện quy chế phối hợp giữa các địa phương; xây dựng giải pháp giúp đỡ sinh kế cho người dân, nhằm ổn định cuộc sống lâu dài, bền vững, giảm thiểu sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng.

Tại hội nghị, đại diện Chi cục Kiểm lâm 4 tỉnh đã ký Quy chế phối hợp công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy vùng giáp ranh trong năm 2024.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đội Quản lý thị trường số 3 kiểm tra tại Bắc Hà

Bắc Hà siết chặt kiểm tra thị trường

Trước thềm Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà và vòng chung kết Giải đua ngựa truyền thống lần thứ 18, Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai) đang tích cực triển khai các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm đảm bảo an toàn cho du khách, góp phần xây dựng hình ảnh Bắc Hà văn minh, thân thiện.

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Sáng 16/5, tại thị xã Sa Pa, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển tài nguyên nước phối hợp với Vườn Quốc gia Hoàng Liên tổ chức Hội thảo chia sẻ và giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Năm 2025, toàn tỉnh gieo trồng hơn 33.000 ha lúa, trong đó có hơn 9.600 ha lúa vụ xuân. Diện tích này chủ yếu tập trung tại các huyện: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, thành phố Lào Cai... Thời điểm này, những cánh đồng lúa rộng lớn đã bắt đầu ngả vàng chờ nông dân thu hoạch. Nhìn từ trên cao, những "vựa lúa" mang vẻ đẹp kỳ vĩ như kiệt tác do bàn tay chăm chỉ, khéo léo của con người chạm khắc vào thiên nhiên.

Triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Sáng 15/5, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh những tháng đầu năm 2025; đề xuất nhiệm vụ trong thời gian tới. Đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Lùng Vai được gọi là “thủ phủ chè” của huyện Mường Khương, khi có gần 800 hộ dân trồng chè với gần 1 nghìn ha trải dài khắp 14 thôn bản. Nơi đây như được khoác tấm áo xanh mát mắt, uốn lượn theo những triền đồi. Những ngày này, trên các nương, đồi chè rộn rã tiếng nói, cười của những nông dân đang vào vụ thu hái chè.

Hoàn thành lắp dựng 6 vị trí cột dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua tỉnh Lào Cai

Hoàn thành lắp dựng 6 vị trí cột dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua tỉnh Lào Cai

Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua tỉnh Lào Cai có chiều dài khoảng 49,47 km. Hầu hết các vị trí đi qua đều nằm trên đồi núi cao, địa bàn thi công khó khăn, trong khi thời gian thi công rất gấp. Tuy nhiên, với quyết tâm đưa dự án về đích đúng kế hoạch, Ban Quản lý dự án Điện 1 đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương và nhà thầu mở đường công vụ, dồn lực thi công.

fb yt zl tw