Kiểm soát rủi ro trái phiếu doanh nghiệp nhưng không can thiệp hành chính vào thị trường

Cần vừa kiến tạo phát triển cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, vừa kiểm soát được rủi ro, sớm hoàn thiện hành lang pháp lý. Cơ quan quản lý kiểm soát nhưng không nên can thiệp hành chính quá nhiều vào thị trường.

Báo cáo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, 5 năm qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở nước ta có tốc độ tăng trưởng mạnh, bình quân tới 46%/năm. Tính đến cuối năm 2021, thị trường có gần 1,2 triệu tỷ đồng được doanh nghiệp huy động qua thị trường trái phiếu, chiếm khoảng 12% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, tương đương khoảng 15% GDP. Nhưng quy mô này vẫn thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực, như Malaysia là 56% GDP, Singapore là 38% GDP và ở Thái Lan là 25% GDP.

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Đáng chú ý là 3 tháng đầu năm nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang có dấu hiệu hạ nhiệt vì một số chính sách mới, làm giảm cơ hội tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Đặc biệt, chuyên gia đánh giá, dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 153 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, có xu hướng “chấn chỉnh” quá chặt hoạt động này, sau một vài vụ việc vi phạm đơn lẻ vừa qua.

Ông Đậu Anh Tuấn, phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhìn nhận: “Nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư cho là điều kiện quá cao có nguy cơ khóa chặt kênh huy động vốn bằng trái phiếu riêng lẻ. Liệu có nguy cơ nhà đầu tư chuyển sang các hình thức khác chưa có quy định chặt chẽ: kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ vay vốn… hoặc các hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư với tổ chức”.

Để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch, ổn định, cần có sự nhận diện đúng vai trò của trái phiếu doanh nghiệp. Đi cùng với đó là có các giải pháp đúng và trúng để đáp ứng các mục tiêu thúc đẩy thị trường vốn hiệu quả và bền vững, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp và tăng trưởng của nền kinh tế.

Ông Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia cho rằng: “Cần vừa kiến tạo phát triển cho thị trường, vừa kiểm soát được rủi ro. Hai là cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý. Có rủi ro cơ quan quản lý kiểm soát nhưng chú ý không can thiệp hành chính quá nhiều, thị trường khó phát triển”.

Quý 1 năm 2022, tổng khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt hơn 56.670 tỷ đồng. Trong đó, nhóm bất động sản dẫn đầu với hơn 28.580 tỷ đồng. Nhóm các doanh nghiệp xây dựng xếp ở vị trí thứ 2 với tổng giá trị phát hành là 8.280 tỷ đồng. Thứ 3 mới là nhóm ngân hàng. Tuy nhiên theo thống kê của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, trong tháng 4/2022, toàn thị trường không có đợt phát hành nào của các doanh nghiệp bất động sản. Điều đó cho thấy tác động của các chính sách đối với doanh nghiệp bất động sản trong kế hoạch phát hành trái phiếu là vô cùng rõ ràng.

Trong khi đó, khối bất động sản – xây dựng cũng là khối tham gia phát triển hạ tầng chủ đạo. Việc đứng khựng huy động vốn trái phiếu có thể ảnh hưởng đến cả kế hoạch thúc đẩy phục hồi kinh tế, xã hội khi ngay cả đầu tư công cũng cần sự tham gia của khu vực tư nhân có vốn đối ứng + vốn theo tiến độ. Ngoài ra, sự co cụm của các doanh nghiệp bất động sản nói chung với kênh trái phiếu cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm ăn thật, dự án thật và còn kéo theo 270 ngành phụ trợ trong nền kinh tế.

Việc thị trường trái phiếu doanh nghiệp co cụm, nhưng chưa hoàn toàn thực sự lành mạnh và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp theo cơ chế thị trường, còn có thể tác động xấu đến câu chuyện nợ xấu khi các doanh nghiệp không thể huy động vốn để tiếp tục đảm bảo triển khai như kế hoạch, thậm chí doanh nghiệp có thể bị mất thanh toán, giá trị tài sản phải định giá lại. Do đó, việc xử lý tài sản đảm bảo của nợ xấu của khối ngân hàng thương mại cũng sẽ trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, cùng với những thông tin tiêu cực về thao túng giá chứng khoán, lo ngại về chính sách siết tín dụng nói chung và áp lực lạm phát gia tăng đã khiến thị trường vốn Việt Nam điều chỉnh rất mạnh./.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Tại chỉ thị vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các TCTD; đồng thời thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, Dần Thàng hiện có 400 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 80%. Địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư ở phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khó huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

fb yt zl tw