Không tiếc những ai phai nhạt lý tưởng, không còn thiết tha với Đảng

Cùng với việc rèn luyện đảng viên, sàng lọc, xử lý những đảng viên vi phạm, nên chăng cần “mở đường” cho những Đảng viên không còn tha thiết với Đảng…

Khi cuộc chiến chống tham nhũng ngày càng vào hồi quyết liệt thì gần như không có ngày nào, không có Đảng viên vi phạm từ cấp xã, huyện cho tới cấp tỉnh/thành phố, thậm chí cả cấp Trung ương bị xử lý kỷ luật, khai trừ ra khỏi Đảng.

Thực tế cho thấy, hầu hết những cán bộ, Đảng viên bị đưa ra xử lý trong thời gian qua đều có biểu hiện suy thoái về chính trị, đạo đức mà nguyên nhân trước hết là do chính bản thân họ thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân. Không ít đảng viên đã không vượt qua được cái “tôi” nhỏ bé, sa ngã trước những cám dỗ vật chất tầm thường, biến mình thành nô lệ của đồng tiền và quyền lực, dẫn đến tệ tham nhũng, cửa quyền, mất đoàn kết…

Một nguyên nhân nữa là công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa thường xuyên, ráo riết. Tổ chức Đảng vì nhiều lý do đã không quản lý được Đảng viên của mình, không có biện pháp đủ và cần thiết để quản lý họ, đã buông lỏng việc quản lý Đảng viên.

Trong các kỳ Đại hội của Đảng, Đảng ta cũng nhiều lần trăn trở về vấn đề này. Ngay từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII năm 1994, vấn đề suy thoái tư tưởng đạo đức đã được Đảng ta đề cập tới.

Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI cũng đã chỉ ra “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”.

Tại Đại hội XII, Đảng nhấn mạnh, nguy cơ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, Đảng viên chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà có mặt, có bộ phận nghiêm trọng hơn. Đây là nguy cơ trực tiếp dẫn đến sự tồn vong của Đảng và chế độ.

Trước đây, dư luận vẫn lo lắng về “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái” đang ở đâu, khó có thể “điểm tên, chỉ mặt”. Nhưng từ sau Đại hội XII, với sự quyết tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng của Đảng ta và người đứng đầu Đảng, “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái, biến chất” không còn là câu hỏi trong dư luận, mà đã ngày càng lộ diện. “Bộ phận không nhỏ” được trỏ rõ đến từng cá nhân, tập thể sai phạm. Bất cứ ai dù đương chức hay về hưu, “quan to” hay “quan nhỏ” khi đã vi phạm đều được đưa ra xử lý thận trọng, công bằng, nghiêm minh trước pháp luật.

Từ năm 2011 đến năm 2017, toàn Đảng đã sàng lọc, đưa ra khỏi Đảng bằng hình thức xóa tên 50.938 đảng viên, trong đó xóa tên do vi phạm 38.519 đảng viên, chưa kể 12.499 đảng viên bị kỷ luật khai trừ khỏi Đảng. Việc rà soát, sàng lọc, đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng có chiều hướng gia tăng, năm 2011 là 6.005 đảng viên, năm 2013 là 7.413 đảng viên, năm 2015 là 6.458 đảng viên, năm 2017 là 9.822 đảng viên...

Trong một cuộc họp mới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã nhắc lại, Cách mạng tháng Tám năm 1945, dân số cả nước có 25 triệu người, trong đó có 5.000 đảng viên, nhưng Đảng đã lãnh đạo cách mạng thành công. Hiện nay cả nước có hơn 90 triệu dân, trong đó có khoảng 5 triệu đảng viên, đảng viên đông nhưng không mạnh chính là vì chất lượng đảng viên.

Để khắc phục tình trạng “đông nhưng không mạnh” như hiện nay, trước hết cần làm tốt công tác bồi dưỡng, kết nạp Đảng viên để lựa chọn được những người thực sự có phẩm chất đạo đức có gương mẫu đi đầu, trung thành tuyệt đối với Đảng, với đất nước, xứng đáng là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Những đảng viên trong tổ chức đảng, nên có chế tài để quản lý, nhất là những người có chức quyền, để người có chức vụ càng cao thì phải càng gương mẫu.

Thứ hai, mỗi tổ chức Đảng phải có sự quản lý Đảng viên, phải làm tốt công tác giáo dục, rèn luyện đảng viên, sàng lọc, xử lý những đảng viên vi phạm. Bởi nếu không làm tốt việc này, hậu quả của việc buông lỏng quản lý đảng viên là rất lớn, không chỉ đánh mất đảng viên mà quan trọng hơn là làm mất đi uy tín của Đảng, mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng.

Cùng với đó, với những người phai nhạt lý tưởng, không tha thiết với tổ chức Đảng, tự thấy không đáp ứng được những yêu cầu của Đảng, nên chăng “mở đường” để họ tự nguyện ra khỏi Đảng trong danh dự.

Mới đây, tại cuộc họp cho ý kiến về việc ban hành Chỉ thị của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng đã chỉ rõ, muốn Đảng mạnh, trước hết mỗi đảng viên phải tốt.

Bộ Chính trị cũng vừa ban hành Quy định số 179-QÐ/TW về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Ðảng, sự đoàn kết thống nhất, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương của Ðảng trong công tác cán bộ. Trong đó quy định rõ việc cán bộ, đảng viên, phải thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm trong công tác và việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống. Quy định cũng nhấn mạnh đến việc tổ chức Đảng giám sát công tác cán bộ thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý, lĩnh vực được phân công phụ trách hoặc theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Những quy định của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, chắc chắn công tác sàng lọc, phát hiện Đảng viên vi phạm ngày càng hiệu quả, để Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là đầy tớ trung thành của nhân dân, như người đứng đầu Đảng ta đã từng nhấn mạnh “Đảng viên thà ít mà tốt còn hơn đông nhưng không mạnh, hữu danh vô thực…”./.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan của Quốc hội.

Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Trong các bài viết trước, chúng tôi đã kể câu chuyện về những đại biểu hội đồng nhân dân như bà Trần Hoài Thu, ông Sùng A Siềng, bà Đặng Thị Sinh, họ đều là tấm gương hết lòng vì Nhân dân nơi “tâm lũ”. Trên hành trình thực hiện loạt phóng sự này, chúng tôi còn được gặp gỡ nhiều đại biểu dân cử trong vùng thiên tai. Câu chuyện từ thực tế đời sống, việc làm ý nghĩa của các đại biểu và tình cảm bà con dành cho họ đều khẳng định một điều: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân.

Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “ tâm lũ” Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

“Nơi chốn mình từng đi về trong suốt hàng chục năm qua bỗng một ngày tan hoang. Những người dân bản thân quen giờ chỉ có thể nhìn lại trong bức ảnh chụp vào Ngày hội Đại đoàn kết một năm về trước… Xót xa, đau lòng lắm! Mình phải biến đau thương thành hành động để giúp đồng bào” là những lời tâm sự nghẹn ngào của bà Đặng Thị Sinh, Phó Chủ tịch HĐND xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà về trận lũ kinh hoàng vừa quét qua mảnh đất này.

Quyết tâm chính trị cao nhất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Quyết tâm chính trị cao nhất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị.

Bài 2: Người gieo khát vọng ấm no trên vùng lũ A Lù

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “ tâm lũ” Bài 2: Người gieo khát vọng ấm no trên vùng lũ A Lù

Ngải Thầu tiếng Mông nghĩa là “mũi đá”, trước đây là một xã độc lập nhưng hiện nay đã được sáp nhập vào xã A Lù, huyện Bát Xát. Ở mảnh đất biên giới cheo leo trên sườn núi ấy, ông Sùng A Siềng (dân tộc Mông) là đại biểu HĐND xã A Lù, Bí thư Chi bộ thôn Phìn Chải 1 đã không quản ngại khó khăn, vất vả, tích cực tuyên truyền di chuyển các hộ ra khỏi khu vực nguy hiểm và hỗ trợ người dân vượt qua thiên tai sau cơn bão số 3.

Bài 1: Nữ đại biểu vì dân nơi "tâm lũ" Làng Nủ

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài 1: Nữ đại biểu vì dân nơi "tâm lũ" Làng Nủ

Tôi đã ấp ủ bài viết về bà sau cuộc gặp ở Làng Nủ, xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên) - nơi vừa chịu bao đau thương do cơn lũ lịch sử gây ra. Người đàn bà ở tuổi 55, dáng người nhỏ bé, quần xắn móng lợn, lúc nào cũng tất tả ngược xuôi nơi “tâm lũ” Làng Nủ. Suốt 20 năm làm Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn Làng Nủ, 20 năm làm đại biểu HĐND xã Phúc Khánh, bà Trần Hoài Thu luôn được bà con quý trọng, mến yêu. Trong cơn lũ lịch sử vừa qua, người đại biểu ấy không một ngày ngơi nghỉ vì đồng bào vùng lũ.

Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri tại thành phố Lào Cai

Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri tại thành phố Lào Cai

Sáng 19/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Lào Cai, đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu HĐND thành phố Lào Cai có buổi tiếp xúc cử tri các phường Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân, Bắc Cường, Lào Cai và các xã Vạn Hòa, Đồng Tuyển, Cốc San. Đây là cuộc tiếp xúc trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND tỉnh và HĐND thành phố Lào Cai, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

fbytzltw