Không để xã nào bị thu hồi quyết định công nhận nông thôn mới

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp đánh giá tiến độ các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 và duy trì các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới được tổ chức vào sáng nay (26/6).

Dự cuộc họp có lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; đại diện các huyện, thị xã, thành phố; Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp tỉnh, cấp huyện.

IMG_3567.jpeg
Quang cảnh cuộc họp.

Báo cáo từ Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh, năm 2024 toàn tỉnh có 11 xã đăng ký hoàn thành nông thôn mới, đến nay bình quân đạt 4,82 tiêu chí/xã; 7 xã đăng ký hoàn thành nông thôn mới nâng cao, đến nay bình quân đạt 12,14 tiêu chí/xã.

Riêng với 62 xã đã được công nhận “Xã đạt chuẩn nông thôn mới”, bình quân mỗi xã duy trì được 15,03/19 tiêu chí nông thôn mới. Trong đó, dự kiến 16 xã có khả năng bị thu hồi quyết định thuộc các huyện: Mường Khương, Bát Xát, Bắc Hà, Văn Bàn và thành phố Lào Cai.

IMG_3612.jpeg
Đồng chí Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh báo cáo tiến độ xây dựng, duy trì các xã/huyện nông thôn mới.

Về việc duy trì đơn vị cấp huyện, cấp xã đạt chuẩn nông thôn mới: Thành phố Lào Cai hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới hiện duy trì 4/5 chỉ tiêu, còn 1 chỉ tiêu chưa đạt (có ít nhất 1 xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025). Huyện Bảo Thắng đạt chuẩn huyện nông thôn mới hiện duy trì 2/5 chỉ tiêu, còn 3 chỉ tiêu chưa đạt (có 100% số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới; 100% số thị trấn trên địa bàn đạt chuẩn đô thị văn minh; có ít nhất 50% số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao).

Tại cuộc họp, các đại biểu chỉ ra 1 số chỉ tiêu, tiêu chí hiện khó thực hiện như: Tiêu chí Trường học, Nghèo đa chiều, Lao động; chỉ tiêu Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (tiêu chí Y tế); chỉ tiêu Thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã gắn với xây dựng vùng nguyên liệu và được chứng nhận VietGAP hoặc tương đương (tiêu chí Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn).

Nguyên nhân là do giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện theo bộ tiêu chí mới với quy định đạt chuẩn cao hơn nên việc duy trì đạt chuẩn 19 tiêu chí ở các xã gặp nhiều khó khăn, thách thức; một bộ phận cộng đồng, Nhân dân còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; nguồn vốn trực tiếp của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được ưu tiên để hỗ trợ cho các xã còn hạn chế; việc phân cấp cho UBND xã làm chủ đầu tư một số danh mục dự án, công trình gặp nhiều khó khăn do năng lực cán bộ cấp xã còn hạn chế, tiến độ thực hiện còn chậm…

Thiết kế chưa có tên (7).png
Đại diện các địa phương báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện và đề xuất giải pháp duy trì, phấn đấu xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận, đánh giá thực trạng và mức độ đạt của từng tiêu chí, đồng thời nêu những hạn chế, khó khăn để từ đó bàn những giải pháp tháo gỡ, thực hiện hoàn thành các tiêu chí chưa đạt. Đại diện các huyện, thị xã, thành phố đề xuất tỉnh quan tâm bố trí kinh phí cho các xã để triển khai thực hiện một số tiêu chí còn thiếu nguồn vốn…

IMG_3611.jpeg
Đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại cuộc họp,

Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh: Trong thời gian tới, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần chủ động tìm giải pháp để giải quyết những khó khăn, hạn chế nhằm duy trì 62 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; quyết tâm không để xã nào bị thu hồi quyết định công nhận. Một số tiêu chí nông thôn mới cần phải linh động trong quá trình triển khai thực hiện. Các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như quyền lợi, trách nhiệm và vai trò chủ thể của người dân trong việc tham gia chung sức xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát triển kinh tế ở Pạc Tà và vai trò của phụ nữ

Phát triển kinh tế ở Pạc Tà và vai trò của phụ nữ

Chị Phan Thị Sỉn, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Pạc Tà, xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng) nhận định: “Dự án 8 đã biến mỗi hội viên phụ nữ thành một tuyên truyền viên vận động chính người thân của mình thay đổi, bắt đầu từ việc trong nhà, sau là việc trên đồng, trên nương, việc làng, việc nước. Giờ đây, chị em chúng tôi nhắc nhau là không có việc gì chỉ dành cho phụ nữ và đàn ông không chỉ làm việc nặng mà việc nhẹ cũng phải xúm vào với chị em”.

Lào Cai thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Lào Cai thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Lào Cai có 551.690 ha đất nông - lâm nghiệp, chiếm 86,69% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh (đất sản xuất nông nghiệp 132.716 ha, đất lâm nghiệp 414.930 ha, đất nuôi thủy sản 3.623 ha, đất nông nghiệp khác 421 ha); diện tích đất chưa sử dụng là 47.194 ha (chiếm 7,41%), đây là tiềm năng để phát triển, mở rộng sản xuất nông nghiệp.

Để Bắc Hà ra khỏi huyện nghèo

Để Bắc Hà ra khỏi huyện nghèo

Giai đoạn 2022 - 2025, Bắc Hà là 1 trong 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh được Chính phủ lựa chọn hỗ trợ thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Từ hỗ trợ của Chính phủ, quyết tâm của cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Lào Cai và huyện Bắc Hà, liên tiếp trong 2 năm (2022 - 2023), tỷ lệ giảm nghèo của huyện luôn nằm trong nhóm giảm cao nhất của tỉnh. Đây là tiền đề quan trọng để Bắc Hà thực hiện mục tiêu thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn trong thời gian tới.

Khi cử nhân kinh tế nuôi gà...

Khi cử nhân kinh tế nuôi gà...

Đã qua rồi thời tư duy phấn đấu học đại học chỉ để đi công tác, làm công chức, viên chức cơ quan nhà nước. Nền kinh tế thị trường đang mở ra cơ hội phát triển, làm giàu cho nhiều người, nhất là những người được đào tạo, có nền tảng tri thức cao, người luôn sẵn sàng tự “đứng trên đôi chân” để khởi nghiệp. Ngày càng có nhiều hơn những tấm gương như thế ở nhiều nơi. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập tới hai mô hình chăn nuôi thành công tại huyện Bảo Thắng.

Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng bền vững

Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng bền vững

Những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm không chỉ tăng trưởng về số lượng mà còn có bước tiến về phương thức nuôi: Từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ chuyển sang chăn nuôi tập trung, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên sản lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao.

Bảo Thắng tự tin với mục tiêu huyện nông thôn mới nâng cao

Bảo Thắng tự tin với mục tiêu huyện nông thôn mới nâng cao

Để được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao thì tiêu chí hàng đầu là có ít nhất 50% số xã đạt nông thôn mới nâng cao. Đến nay, huyện Bảo Thắng có 3/11 xã là Sơn Hà, Sơn Hải và Xuân Quang đang duy trì tốt các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao; 3 xã khác là Phú Nhuận, Xuân Giao và Phong Niên cũng đã đạt từ 17 đến 19 tiêu chí.

Giống lúa LC212 của Lào Cai được chứng nhận "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024"

Giống lúa LC212 của Lào Cai được chứng nhận "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024"

Ngày 12/10, tại Hà Nội, Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức lễ tôn vinh “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024” nhằm vinh danh những sản phẩm đã có đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong đó, tỉnh Lào Cai có 1 sản phẩm đạt "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024".

Gieo ấm no nơi đầu nguồn biên giới

Gieo ấm no nơi đầu nguồn biên giới

Tính đến ngày 10/10/2024, Đảng bộ huyện Bát Xát tròn 75 năm thành lập. Trải qua hơn 7 thập kỷ, vượt qua vô vàn gian khó, đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bát Xát đã chung sức xây dựng quê hương ngày một phát triển. Đặc biệt, bức tranh nông nghiệp của huyện vùng cao, biên giới Bát Xát ngày càng khởi sắc, nhiều thôn, bản hiện hữu cuộc sống mới ngày càng ấm no.

Biến đất cằn thành vùng cây trái

Biến đất cằn thành vùng cây trái

Trước kia, nhiều vùng đất ở Khánh Yên Trung (Văn Bàn) để hoang hóa, chỉ có cây cọ, cây mua và cỏ lau. Thế nhưng, với sự cần cù, những người nông dân nơi đây “tưới mồ hôi” để đất cằn đơm trái.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Nhằm giúp nông dân khôi phục sản xuất sau mưa lũ, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng đã phối hợp với Hiệp hội thương mại Giống cây trồng Việt Nam và các đơn vị thành viên tiếp nhận và cấp phát hơn 500 kg giống ngô nếp, hạt rau các loại hỗ trợ bà con.

fbytzltw