Không chủ quan với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong mùa đông

Thời tiết chuyển lạnh là nguyên nhân khiến các ca bệnh về hô hấp gia tăng, đặc biệt là tỷ lệ khởi phát cấp tính bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã hơn 20 năm, ông Nguyễn Ngọc Oanh, ở xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai luôn phải đối mặt với những khó khăn của chứng bệnh này mỗi mùa đông đến.

“Thường thường là lạnh, bệnh tái phát là ho, có đờm. Một là mình phải uống thuốc ngay, trường hợp có dấu hiệu nặng là phải đi viện, có năm 2 lần, năm thì tới 3 lần. Còn lại tự bản thân cũng phải tìm cách để rèn luyện”, ông Oanh nói.

Còn ông Ngô Xuân Trưởng, ở phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai cũng là một trong số gương mặt quen thuộc tại bệnh viện vì cứ “đến hẹn lại lên”: “Tôi cũng bị tắc nghẽn, ho, khó thở, cứ thay đổi thời tiết là bị, nhất là vào mùa thu, đông, mùa hè thì ít hơn. Tôi vào viện nằm được 13 ngày rồi, cảm giác thấy đã dễ thở và ít ho hơn”.

Tỷ lệ người mắc phổi tắc nghẽn mạn tính luôn nằm ở mức cao
Tỷ lệ người mắc phổi tắc nghẽn mạn tính luôn nằm ở mức cao

Hiện, Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai đang quản lý, điều trị cho khoảng 700 bệnh nhân có các bệnh lý về hô hấp; trong đó, riêng nhóm bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính chiếm tới một nửa, chủ yếu ở nam giới trung cao tuổi.

Với số giường bệnh được giao là 50, khoa thường xuyên trong tình trạng quá tải, đặc biệt là trong các thời điểm giao mùa hoặc bước sang mùa đông giá vốn khắc nghiệt ở vùng cao như Lào Cai.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Định, Trưởng Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai, các bệnh lý về hô hấp tuyệt đối không thể chủ quan vì dễ biến chứng sang suy hô hấp. Nhất là các bệnh như phổi tắc nghẽn mạn tính được Tổ chức Y tế thế giới xếp hàng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong trên toàn cầu.

Các bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không chủ quan với các chứng bệnh về hô hấp.

Để phòng ngừa chứng bệnh nguy hiểm này, bác sĩ Định khuyến cáo mỗi người nên tránh tiếp xúc với khói thuốc, môi trường ô nhiễm không khí; tăng cường giữ ấm hơi thở; thường xuyên vệ sinh miệng, họng, nhất là trong mùa đông, lúc giao mùa khi các chủng virus, vi khuẩn hoạt động mạnh.

“Với những người chưa mắc các bệnh lý về hô hấp, đặc biệt là bệnh hen COPD thì khuyến cáo trước mùa lạnh nên tiêm cúm và cố gắng tiêm mỗi năm một lần; tuân thủ việc dùng thuốc để ngừa cơn, ngừa tái phát. Đồng thời, loại bỏ các yếu tố nguy cơ bằng cách tránh lạnh, giữ ấm, ăn đủ các chất dinh dưỡng, và phải tập thở phục để hồi chức năng hô hấp”, bác sĩ Nguyễn Thị Định cho biết.

vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những bước tiến của y tế tuyến huyện

Những bước tiến của y tế tuyến huyện

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đều ưu tiên bố trí nguồn lực thỏa đáng đầu tư phát triển sự nghiệp y tế, trong đó y tế tuyến huyện được đặc biệt quan tâm. Cùng với đó, các đơn vị y tế tuyến huyện đã phát huy nội lực, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.

Y học Việt Nam: Những lần chạm đến đỉnh cao!

Y học Việt Nam: Những lần chạm đến đỉnh cao!

Nếu tìm minh chứng cho sự vượt khó, vươn lên về khoa học, kỹ thuật của người Việt Nam thì lĩnh vực y tế sẽ có nhiều ví dụ sinh động, thuyết phục. 79 năm qua kể từ ngày đất nước hoàn toàn độc lập, ngành Y tế đã gánh vác trọng trách chăm sóc sức khỏe toàn dân trong bối cảnh đất nước trải qua hai cuộc chiến tranh, cấm vận kéo dài.

Đảm bảo công tác y tế dịp nghỉ Lễ 2/9

Đảm bảo công tác y tế dịp nghỉ Lễ 2/9

Trao đổi với phóng viên, bà Phạm Bích Vân, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024, các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 4 ngày. Để đảm bảo công tác y tế trong dịp nghỉ lễ, Sở Y tế đã yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt công tác phòng dịch, đảm bảo khám, cấp cứu người bệnh và an toàn thực phẩm, góp phần đảm bảo cho Nhân dân, du khách có kỳ nghỉ lễ an toàn.

Giới nghiên cứu: Virus gây bệnh đậu mùa khỉ đang biến đổi nhanh hơn bình thường

Giới nghiên cứu: Virus gây bệnh đậu mùa khỉ đang biến đổi nhanh hơn bình thường

Theo giới nghiên cứu, biến thể mới của virus gây bệnh đậu mùa khỉ (mpox) được gọi là clade 1b lây lan ở CHDC Congo và các nước láng giềng đang biến đổi nhanh hơn dự đoán và thường xảy ra ở những khu vực thiếu nguồn lực để thực hiện các biện pháp giám sát và phòng ngừa dịch bệnh.

fbytzltw