“Khó vạn lần dân liệu cũng xong”

“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong…” - Lời căn dặn của Bác Hồ đến nay vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng nông thôn mới của đồng bào Mông ở thôn vùng cao Nàng Cảng, xã Lùng Thẩn (huyện Si Ma Cai).

Ở vị trí cửa ngõ của huyện, tiếp giáp với xã Lùng Phình (huyện Bắc Hà), thôn Nàng Cảng (xã Lùng Thẩn, huyện Si Ma Cai) là nơi sinh sống của 128 hộ dân là đồng bào dân tộc Mông. Đây cũng là thôn đặc biệt khó khăn, với tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 70,4%. Tuy nhiên, một tín hiệu đáng mừng cho Nàng Cảng, đó là kết thúc năm 2022, tỷ lệ giảm nghèo của thôn bình quân đạt 9,3%, đây là tỷ lệ giảm nghèo cao nhất từ trước đến nay.

Cấp ủy, chính quyền thôn và người dân xác định việc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng nông thôn mới.

Trưởng thôn Nàng Cảng - Giàng Seo Nhà.

Nhờ các chương trình hỗ trợ của Chính phủ như Chương trình 30a, đặc biệt Nghị quyết 22 của Tỉnh ủy đã và đang từng ngày làm thay đổi mảnh đất này. Từ chỗ 100% người dân chỉ trồng ngô, lúa, cuộc sống còn nhiều khó khăn, thì nay, người dân ở Nàng Cảng đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây ăn quả ôn đới, như lê Tai nung, mận Tả Van.

5.png

Dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình trồng cây ăn quả ôn đới gắn với phát triển du lịch sinh thái tại thôn Nàng Cảng, ông Hảng Seo Toán, Chủ tịch UBND xã Lùng Thẩn chia sẻ: Toàn xã có hơn 483 ha cây ăn quả ôn đới, riêng thôn Nàng Cảng có tới 260 ha. Năm nay, sản lượng quả mận và lê của thôn đạt gần 400 tấn, đem lại nguồn thu gần 4 tỷ đồng, giúp nhiều hộ dân trong thôn thoát nghèo, tự vươn lên làm giàu chính đáng. Điển hình như hộ các hộ: Vàng Seo Sài, Giàng Quán Mềnh, Vàng Seo Vềnh… mỗi năm thu nhập bình quân 80 - 100 triệu đồng từ cây ăn quả.

Người dân thôn Nàng Cảng chung tay hiến đất, làm đường giao thông nông thôn (1).png

Cùng với việc giải bài toán kinh tế, chuyện “khó vạn lần, dân liệu cũng xong” tiêu biểu còn phải kể tới phong trào hiến đất làm đường giao thông ở đây, dù là thôn đặc biệt khó khăn của tỉnh nhưng người dân ở Nàng Cảng không tiếc “tấc đất như tấc vàng”. Thực hiện Nghị quyết số 30 - NQ/HU ngày 3/2/2023 của Huyện ủy Si Ma Cai về việc vận động Nhân dân hiến đất, tài sản trên đất để mở rộng, làm mới các tuyến đường giao thông giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện, thời gian qua, 38 hộ dân trong thôn đã tình nguyện hiến gần 8.000 m2 đất và tài sản trên đất để mở rộng, làm mới các tuyến đường giao thông với tổng giá trị 245 triệu đồng.

1.png

Đến thôn Nàng Cảng những ngày này, không khó để thấy những hộ dân sống dọc ven đường đang khẩn trương tháo dỡ tường rào để mở rộng tuyến đường.

Anh Giàng Seo Nếnh, thôn Nàng Cảng hào hứng cho biết: Được sự tuyên truyền, vận động của các cấp chính quyền ở địa phương, gia đình tôi đã hiến đất, chặt bỏ cây, tháo dỡ cổng, tường rào để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công tuyến đường. Đợt này, gia đình tôi đã hiến hơn 3.000 m2 đất để mở rộng đường liên thôn. Chúng tôi mong muốn tuyến đường sẽ hoàn thành trong thời gian sớm nhất để người dân đi lại, vận chuyển nông sản thuận lợi hơn.

aaaaaaa.jpg

Là thôn vùng cao, xuất phát điểm còn rất nhiều khó khăn song cán bộ và Nhân dân thôn Nàng Cảng đã đoàn kết, nỗ lực vươn lên và đạt được những kết quả tích cực, rất đáng tự hào, đặc biệt là tư tưởng không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Cùng với đó, người dân đã nhận thức được việc xây dựng nông thôn mới là phục vụ cho chính mình, tích cực phát huy vai trò chủ thể của mình tham gia công việc chung, vì lợi ích của cộng đồng. Từ đó, tạo sự gắn kết trong thôn và sự đồng thuận ngày càng cao hơn.

Thực hiện lời dạy của Bác, cấp ủy, chính quyền và người dân thôn Nàng Cảng tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", gắn liền với việc cải tạo một số phong tục, tập quán lạc hậu như tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, làm nhà vệ sinh, chuồng trại nuôi nhốt gia súc... Mỗi cán bộ, đảng viên của thôn phải gương mẫu đi đầu. Với 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống, trước đây, Nàng Cảng còn nhiều tập tục lạc hậu như tảo hôn, thách cưới cao, tổ chức đám ma linh đình... thì những năm gần đây, Nàng Càng đã không còn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Người dân xóa bỏ hoàn toàn tục lệ thách cưới cao, gia đình có người chết chỉ để trong nhà không quá 2 ngày...

Người dân thôn Nàng Cảng chung tay hiến đất, làm đường giao thông nông thôn (3).png

Phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu của từng cán bộ Đảng viên của thôn, đặc biệt là công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, lấy đó làm nòng cốt để triển khai mọi hoạt động của thôn.

Ông Vàng Seo Áo, Bí thư Chi bộ thôn Nàng Cảng.

Có thể nói, chương trình xây dựng nông thôn mới ở thôn vùng cao Nàng Cảng tuy còn gian nan và gặp nhiều khó khăn nhưng chúng ta có quyền tin tưởng rằng, với sự quan tâm, hỗ trợ từ phía Nhà nước, của tỉnh Lào Cai, đặc biệt là sự nỗ lực vượt khó của người dân, Nàng Cảng sẽ sớm "thay da đổi thịt", góp phần xây dựng quê hương Si Ma Cai ngày càng phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Với nỗ lực và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng người dân, những năm qua, xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) đã trở thành địa phương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Xã có 6 thôn thì 4 thôn đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thôn duy trì danh hiệu thôn kiểu mẫu.

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Sáng 28/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm định, xét công nhận xã Đồng Tuyển và Hợp Thành (thành phố Lào Cai) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung một nhà, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tập trung vào việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội của thành viên. Tuy nhiên, để các HTX nông nghiệp phát huy sức mạnh dẫn dắt kinh tế nông thôn, yêu cầu về đổi mới tư duy, kiến thức, chính sách… được xem là đòn bẩy giúp tăng nguồn lực nội tại cho HTX.

Giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo

Giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo

Thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ nông dân, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) được thực hiện từ năm 2001 đến nay. Chính sách này hiện đang được Chính phủ, Bộ Tài chính đề xuất kéo dài đến hết năm 2030 nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả mang lại.

Kịch bản tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp: Nhà đầu tư tích cực, tỉnh kịp thời

Kịch bản tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp: Nhà đầu tư tích cực, tỉnh kịp thời

Năm 2024, tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh đạt 1,74%. Đầu năm 2025, ngành đề ra mục tiêu phấn đấu mức tăng trưởng đạt 4,2%. Tuy nhiên, theo Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 24/2/2025 của UBND tỉnh về thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, tỉnh Lào Cai giao mức tăng trưởng nông - lâm - thủy sản đạt từ 4,5 đến 5%.

[Infographic] Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn

[Infographic] Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn

Ngày 7/6/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 484/QĐ-TTg về tổ chức tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Theo đó, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 sẽ tiến hành trên phạm vi cả nước vào ngày 1/7/2025.

Thôn Thái Bo nằm ven sông Hồng. Thôn có 196 hộ dân thì 80% trồng rau. Diện tích rau của thôn là hơn 7 ha.

[Ảnh] Bình yên làng rau Thái Bo

Thôn Thái Bo, xã Thống Nhất là một trong những vựa rau lớn nhất của thành phố Lào Cai. Với kinh nghiệm hơn 30 năm trồng rau, người dân nơi đây đã vun trồng nên vùng rau rộng lớn, cung cấp rau xanh cho khu vực thành phố và các vùng lân cận. Vùng rau xanh ngát tạo nên vẻ đẹp trù phú, yên bình bên cạnh đô thị nhộn nhịp, đông vui.

33 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp vướng mắc

33 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp vướng mắc

Toàn tỉnh có 33/58 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đang hoạt động nhưng gặp khó khăn, vướng mắc cần được hỗ trợ, tháo gỡ. Đó là thông tin của Sở Nông nghiệp và Môi trường tại Hội nghị về giải quyết những kiến nghị, khó khăn, vướng mắc khi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp được tổ chức vào chiều 16/4.

fb yt zl tw