Khi nhà báo cháy bỏng đam mê

LCĐT - Những thông tin chính xác nhất, nhanh nhất, những hình ảnh chân thực nhất, đẹp nhất về mọi góc cạnh của đời sống xã hội ngày ngày được đăng tải trên các ấn phẩm của Báo Lào Cai. Món ăn tinh thần ấy ngày càng được bạn đọc từ vùng thấp đến vùng cao tìm đọc với bao ý kiến phản hồi, lời khen dành những người làm Báo Lào Cai. Tiếp nối niềm tự hào của 59 năm trước khi Báo Lào Cai ra số báo đầu tiên (10/4/1963), các thế hệ nhà báo hôm nay vẫn luôn cháy bỏng đam mê, luôn “Mắt sáng, lòng trong, bút sắc” trước mọi nguồn thông tin.

Nhà báo Thành Phú (người cầm máy quay phim) tác nghiệp trong đợt mưa lũ năm 2021 tại huyện Văn Bàn.
Nhà báo Thành Phú (người cầm máy quay phim) tác nghiệp trong đợt mưa lũ năm 2021 tại huyện Văn Bàn.

Tinh thần “thép” trên mọi nẻo đường

Bạn đọc của Báo Lào Cai đã quá quen với các phóng sự điều tra, phản biện có sự góp mặt của tay viết Thành Phú, Thạch Thảo, Phú Thành. Đó là những bút danh của nhà báo Nguyễn Thành Phú, phóng viên Phòng Xây dựng Đảng - Nội chính của Báo Lào Cai. Công tác tại Báo Lào Cai chưa đầy chục năm, nhưng anh cùng đồng nghiệp dày công phát hiện, theo đuổi các đề tài “nóng” để đưa đến độc giả những vấn đề mà họ đặc biệt quan tâm, góp phần làm cho xã hội phát triển, thanh sạch hơn.

Khi được hỏi về kinh nghiệm làm điều tra, phản biện, Thành Phú bảo: Ở Báo Lào Cai có rất nhiều “cây đa, cây đề” trong mảng này, mình chỉ là “hậu sinh” mang trong lòng khát vọng được cống hiến, được sống với nghề một cách mãnh liệt và nồng cháy nhất, dù biết dấn thân là nhiều hiểm nguy, gian khổ.

Tâm niệm vậy nên Thành Phú luôn xông xáo trong mọi góc cạnh của đời sống xã hội để phát hiện đề tài.

Theo nhà báo Thành Phú, đối với người viết điều tra, khó nhất vẫn là khâu thu thập tư liệu và tiếp cận sự kiện, nhân vật. Lẽ thường, các đối tượng khi để xảy ra sai lầm, khuyết điểm nào đó sẽ luôn che đậy, lấp liếm. Phóng viên thực hiện các tác phẩm điều tra gặp phải nhiều lực cản, thậm chí là sự đe dọa của các đối tượng.

Ví như tác phẩm gần đây nhất mà nhà báo Thành Phú và các đồng nghiệp tham gia ở thể tài này là phóng sự điều tra “Xe quá tải “vượt rào” vào cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Đơn vị quản lý bất lực!” gồm 3 kỳ, đoạt giải A Cuộc thi Báo chí với công tác tuyên truyền, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí tỉnh Lào Cai lần thứ I, năm 2021. Để phản ánh việc xe quá tải lên cao tốc Nội Bài - Lào Cai tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông, nhóm phóng viên đã phải theo đuổi và thực hiện đề tài suốt mấy tháng trời, từ việc theo dõi hành trình các xe để có phương án ghi hình bí mật, công khai đến việc sản xuất tác phẩm. Nói thì chỉ trong vài câu kể, nhưng họ đã có những tháng ngày “cháy” hết mình với đam mê. Nhiều khi, để có những hình ảnh chân thực đến độc giả, nhóm phóng viên đã phải hóa thân thành các vai khác nhau khi tiếp cận hiện trường.

Đối với phóng viên làm điều tra, Thành Phú cho rằng, trước hết cần phải có bản lĩnh nghề nghiệp, chuyên môn và tâm lý vững vàng để vượt qua mọi nguy hiểm, cám dỗ (ngay cả cám dỗ về tiền bạc, thực tế đã có nhà báo không giữ được bản lĩnh mà đánh mất mình). Đồng thời, các nhà báo cũng cần thận trọng trong tiếp cận, cần có sự phân tích, suy đoán và loại trừ, không bị các thông tin ảo mà đôi khi nhân vật đưa ra nhằm đánh lạc hướng phóng viên. Phải phản ánh sự việc một cách khách quan, không áp đặt góc nhìn chủ quan của mình vào sự việc. Biết “rắn” và “mềm” tùy từng lúc để đảm bảo hiệu quả công việc và bảo vệ sự an toàn của bản thân.

Vẹn tròn công việc và gia đình

Nghề báo là nghề nhiều vinh quang nhưng cũng lắm gian nan, vất vả. Đằng sau mỗi tác phẩm là nỗi nhọc nhằn và sự hy sinh thầm lặng, đối với nhà báo nữ thì họ còn khó khăn, vất vả nhiều hơn để vừa có thể sống được với đam mê nghề nghiệp, vừa làm tròn vai trò người phụ nữ trong gia đình. Đó cũng là câu chuyện của nhà báo Phương Thảo phụ trách lĩnh vực y tế của Báo Lào Cai.

Chồng của Phương Thảo công tác xa, cuối tuần mới về nhà, hoặc có khi 2 tuần mỗi khi công việc bận rộn. Thành thử, việc đối nội, đối ngoại của gia đình và chăm sóc 2 cô con gái đều do một tay Phương Thảo lo liệu. Hai cháu nhỏ đều ở độ tuổi “sớm dỗ, chiều nịnh”, nguyên việc đưa đón đi học, chăm lo giấc ngủ, bữa ăn đã tiêu tốn rất nhiều thời gian của bà mẹ trẻ. Đặc biệt, hơn 2 năm nay, từ khi dịch Cobvid-19 bùng phát, lĩnh vực y tế mà Thảo phụ trách luôn “căng” như dây đàn với những thông tin biến đổi theo ngày.

Để vẹn tròn giữa công việc và gia đình, Phương Thảo phải tranh thủ từng chút thời gian sắp xếp hài hòa, lên kế hoạch thực hiện từng việc. Một ngày của Phương Thảo bắt đầu từ sáng sớm đến tận đêm khuya. Thảo tâm sự: Mình lên thời gian biểu cho cả 3 mẹ con từ đầu tuần, “bí quyết” là không để thời gian biểu chồng chéo lên nhau. Theo đó, căn cứ vào nhiệm vụ chuyên môn, mình sẽ sắp lịch đi cơ sở trùng khít với khoảng thời gian các con đi học. Những khi có lịch đột xuất, mình sẽ nhờ anh em, bạn bè đón và trông con giúp. Để dành nhiều thời gian chăm sóc con cái, mình thường chọn thời gian viết bài vào buổi trưa hoặc đêm khuya.

Đặc biệt, trong điều kiện dịch bệnh, phóng viên Phương Thảo chưa ngại ngần, chùn bước khi trở thành những “chiến sỹ” tuyến đầu thông tin đến bạn đọc các hoạt động phòng, chống dịch ở địa phương. Chị luôn hăng hái cùng đồng nghiệp thâm nhập cơ sở, có mặt ở nhiều điểm nóng đưa tin về dịch bệnh để dòng tin tức “chảy” mãi, mang đến thông tin đa chiều cho độc giả, đồng thời kịp thời động viên, khích lệ các lực lượng trên tuyến đầu phòng, chống dịch, góp phần đẩy lùi dịch Covid-19.

Lời yêu sao nói hết

Là phóng viên thuộc lớp trẻ của Báo Lào Cai, nhà báo Hoàng Thu, Phòng Kinh tế - Xã hội luôn tràn năng lượng, tích cực trong các hoạt động báo chí.

Hành trang đến với nghề báo của cô gái trẻ người Tày Văn Bàn là tấm bằng cử nhân chuyên ngành Báo Phát thanh và ước mơ cháy bỏng từ ngày còn là cô nữ sinh trung học, rằng sau này trở thành phát thanh viên. Thế nhưng, đúng là nghề chọn người, sau khóa thực tập của trường đại học tại một đơn vị báo chí, được cùng các anh, chị phóng viên rong ruổi trên khắp các nẻo đường tác nghiệp, Thu thêm ngưỡng mộ và khâm phục công việc của những “thư ký thời đại”. Vậy là một bước rẽ ngang, tốt nghiệp, Thu xin về thử việc tại Báo Lào Cai ở vị trí phóng viên.

Tính đến nay đã 6 năm say mê với những trải nghiệm ở mảnh đất biên cương, phóng viên trẻ đã tích lũy được bao điều. Đặc biệt, sau mỗi chuyến tác nghiệp ở những địa bàn vùng cao trở về là ăm ắp kỷ niệm, Thu càng thấy yêu nghề, say nghề hơn.

Còn nhớ chuyến đi đầu năm 2017, khi đó mới về học việc tại Báo Lào Cai được vài tháng, Thu một mình vượt hơn 50 km bằng xe máy để đến xã Bản Khoang (Sa Pa). Tiết trời đầu năm lạnh giá cùng với mưa mù là đặc trưng khí hậu của mảnh đất trong sương khiến cô gái trẻ rét run vì lạnh. Tuy nhiên, lên đến nơi, khi đề xuất muốn đến thôn tác nghiệp, Thu mới biết hôm đó là ngày “cấm bản”. Không gặp được nhân vật, không chụp được ảnh, Thu buộc phải quay về dưới tiết trời khắc nghiệt như lúc đi lên. Ngày hôm đó, Thu rút ra được kinh nghiệm là trước mỗi chuyến đi phải có sự chuẩn bị thật chu đáo, tìm hiểu và biết rõ hơn về phong tục, tập quán của người dân để có các phương án làm việc hiệu quả.

Hoặc ở nhiều chuyến đi khác, Thu đã từng cùng các đồng nghiệp đi bộ cả ngày băng qua những cánh rừng, theo con đường mòn đi sâu vào núi nối từ Nậm Tha (Văn Bàn) sang Phong Dụ Hạ (Yên Bái); cùng đoàn “phượt” đón năm mới trên “nóc nhà Đông Dương”; cùng đoàn phổ cập của tỉnh đến với thôn, bản xa nhất viết về hành trình xóa mù chữ ở những lớp học đặc biệt… Tất cả những thực tế ở cơ sở ấy đã cho cô phóng viên cảm xúc tuyệt vời để viết những tác phẩm mang đậm hơi thở của cuộc sống.

Thu tâm sự: Là phóng viên trẻ, tôi luôn mong được đi, được trải nghiệm, đặc biệt là phải thoát ra khỏi vùng an toàn của bản thân để làm mới cuộc sống, bồi đắp vốn sống của chính mình. Tôi nghĩ, mình cần trau dồi thêm kỹ năng, đọc nhiều, đi nhiều và học hỏi thêm nhiều từ đồng nghiệp. Tôi cần cố gắng nhiều hơn để có những tác phẩm chất lượng hơn nữa.

Phóng viên báo Lào Cai tác nghiệp ở cơ sở.
Phóng viên báo Lào Cai tác nghiệp ở cơ sở.

“Chặng đường nào trải bước chân hoa hồng…”, lời bài hát từ lâu như là một slogan về sự quyết tâm, cố gắng cho bất cứ ai làm bất cứ việc gì, bởi con đường đi nhiều lắm những gian nan. Với nghề báo được mệnh danh là nghề nguy hiểm thì đó còn là lời nhắc về sự kiên định, lòng dũng cảm, tinh thần “thép”, bởi mọi nẻo đường nhà báo đi đều đầy rẫy những khó khăn và hiểm nguy…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Các tác phẩm với ca từ giàu hình ảnh, cảm xúc đã thể hiện sâu sắc vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phản ánh niềm tự hào và niềm tin của nhân dân về Quốc hội Việt Nam và người đại biểu dân cử.

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm tạo thành hoa văn thổ cẩm trên váy áo của dân tộc Xá Phó mang vẻ đẹp riêng, tạo sức hấp dẫn trên trang phục, cũng như một số đồ dùng hằng ngày được thiết kế ứng dụng từ thổ cẩm của người Xá Phó như: túi thổ cẩm, khăn trải bàn, tranh treo tường…

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trong 2 ngày (23 - 24/6), tại tỉnh Quảng Bình, Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” các cung, nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi khu vực phía Bắc năm 2025 đã diễn ra sôi nổi. Tham gia Liên hoan, đoàn thiếu nhi Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đã đạt thành tích xuất sắc.

[Ảnh] Phụ nữ vùng cao giữ nghề truyền thống

[Ảnh] Phụ nữ vùng cao giữ nghề truyền thống

Những tri thức dân gian làm nghề truyền thống của các dân tộc vùng cao Lào Cai đã có từ ngàn đời nay. Trong nhịp sống hiện đại, những tri thức ấy vẫn được đồng bào gìn giữ và lưu truyền, tạo nên nét đẹp độc đáo của mỗi dân tộc. 

fb yt zl tw