Khám phá Hà Giang qua miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

Tuần Văn hóa Du lịch “Qua miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” tháng 9 nhằm quảng bá, tôn vinh giá trị di sản đặc sắc ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Hà Giang.

Ruộng bậc thang ở Tả Sử Choóng, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang).
Ruộng bậc thang ở Tả Sử Choóng, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang).

Có dịp đến Hà Giang vào tháng 9 này, du khách sẽ có cơ hội tham gia Tuần Văn hóa du lịch “Qua miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì.”

Tuần Văn hóa du lịch năm nay được tổ chức xuyên suốt từ ngày 01/9-15/10 trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, huyện Xín Mần, trong đó Lễ khai mạc với chủ đề “Khám phá Mùa vàng kỳ vỹ giữa rừng xanh” sẽ diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 20/9 tại sân vận động huyện Hoàng Su Phì.

Được tổ chức lần đầu tiên năm 2012, đến nay, Tuần Văn hóa Du lịch “Qua miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” đã trở thành sự kiện thường niên.

Đây là hoạt động văn hóa, du lịch nhằm tạo điểm nhấn để giới thiệu, quảng bá và tôn vinh giá trị di sản đặc sắc ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang, cảnh quan thiên nhiên cũng như các sản phẩm du lịch của tỉnh Hà Giang. Qua đó, thu hút nhà đầu tư, du khách đến với Hà Giang để trải nghiệm và khám phá, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Hòa mình trong Ngày hội, du khách sẽ được chiêm ngưỡng sắc vàng óng ả của những cánh đồng lúa chín trải dài bất tận, mang theo hương thơm nhẹ nhàng phảng phất trong gió.

Bên cạnh đó là chuỗi hoạt động tham quan, trải nghiệm ấn tượng và khác biệt, mang đậm bản sắc văn hóa dân gian như bay dù lượn trên Mùa vàng; màn đồng diễn tập thể “Hoa trên rẻo cao”; trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng địa phương như các sản phẩm chạm khắc bạc, rèn đúc, đan lát, tre trúc, thêu thổ cẩm, mài vải; lễ hội văn hóa dân gian dân tộc Nùng; thi làm bánh dày và các loại bánh truyền thống; hội thi hương vị trà Shan Tuyết; đêm dạ hội văn hóa thanh niên; chương trình văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian truyền thống, các hoạt động du lịch sinh thái, trải nghiệm.

Đáng chú ý, trong Tuần Văn hóa du lịch “Qua miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” sẽ có lễ đón nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia với Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Páo Dung của dân tộc Dao tỉnh Hà Giang.

Ruộng bậc thang mùa lúa chín ở Tả Sử Choóng, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang).
Ruộng bậc thang mùa lúa chín ở Tả Sử Choóng, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang).

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì nằm trên địa bàn 24 xã, trong đó ruộng bậc thang ở 11 xã được xếp hạng Danh thắng cấp Quốc gia vào năm 2012 và năm 2016, gồm Bản Phùng, Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Hồ Thầu, Nậm Ty, Thông Nguyên, Tả Sử Choóng, Bản Nhùng, Pố Lồ, Thàng Tín và Nậm Khòa. Đặc biệt, Bản Phùng được đánh giá là nơi có ruộng bậc thang đẹp nhất.

Hoàng Su Phì nổi tiếng với vẻ đẹp hùng vỹ và độc đáo của những thửa ruộng bậc thang trải dài ngút ngàn. Sự hòa quyện của thiên nhiên cùng sự khéo léo của con người đã tạo nên một Hoàng Su Phì được ví như một kiệt tác nghệ thuật đặc biệt, một bức tranh thổ cẩm khổng lồ, quyến rũ say đắm lòng người. Với địa hình dốc, việc tạo nên những thửa ruộng bậc thang không chỉ là sự kỳ công về mặt kỹ thuật mà còn là minh chứng cho sự sáng tạo và gắn bó với thiên nhiên của người dân nơi đây.

Vào mỗi buổi sớm, khi ánh bình minh len lỏi qua những lớp mây mù dày đặc, Hoàng Su Phì ẩn hiện dưới màn sương như một bức tranh sơn dầu khổng lồ với những đường nét kỳ công. Mỗi lớp ruộng bậc thang là những nét vẽ kỳ công của những người “nghệ sĩ nhà nông” không chỉ để canh tác mà còn tạo nên những dấu ấn văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng đất nơi đây.

Mỗi mùa trong năm, vẻ đẹp của Hoàng Su Phì lại có sự thay đổi rõ rệt, mang đến những trải nghiệm thị giác về những hình ảnh đầy màu sắc. Mùa xuân, Hoàng Su Phì là một bức tranh đa sắc đầy sức sống, là sự hòa trộn của những bảng màu với sắc xanh mơn mởn của những đồi chè tươi, trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi nảy lộc.

Đến mùa nước đổ, những thửa ruộng bậc thang tựa như tấm gương khổng lồ, phản chiếu bầu trời xanh trong, tạo nên một bức tranh óng ánh sắc màu.

Mùa thu, mùa của lúa chín, cũng là lúc bức tranh thổ cẩm ấy được tô vẽ lại, nổi bật với gam màu vàng tươi sáng, rực rỡ, lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời. Sự thay đổi sắc thái rõ rệt giữa các mùa đã biến Hoàng Su Phì trở nên đặc biệt sống động trong khung cảnh thiên nhiên núi rừng kỳ vĩ.

Người dân xã Tả Sử Choóng, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) thu hoạch lúa.
Người dân xã Tả Sử Choóng, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) thu hoạch lúa.

Không chỉ sở hữu vẻ đẹp cảnh quan độc đáo, Hoàng Su Phì còn mang trong mình giá trị văn hóa sâu sắc. Đây là biểu tượng của quá trình phát triển nông nghiệp, là minh chứng cho đời sống văn hóa của cộng đồng dân cư nơi đây. Họ đã xây dựng và duy trì hệ thống ruộng bậc thang qua nhiều thế hệ để phục vụ đời sống sinh hoạt, và hơn hết là để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của mình.

Với vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt mỹ và dấu ấn văn hóa đậm đà bản sắc, Hoàng Su Phì mang đến cho du khách cơ hội chiêm ngưỡng "bức tranh thổ cẩm" từ nhiều góc độ khác nhau, nổi bật là những đường nét quyến rũ của mỗi cung ruộng chuyển đổi sắc thái theo thời gian

Để có thể cảm nhận được sự hùng vĩ và kỳ công của công trình này, hãy trải nghiệm tản bộ qua những con đường nhỏ hẹp bên ruộng hoặc chiêm ngưỡng toàn cảnh từ trên đỉnh núi.

Đừng quên ghé thăm những bản làng nhỏ của người dân bản địa để cảm nhận nhịp sống, nét văn hóa đặc trưng, tìm hiểu về phong tục địa phương, tham gia vào các lễ hội truyền thống hay thưởng thức ẩm thực đặc sắc của đồng bào các dân tộc nơi đây. Tất cả chắc chắn sẽ mang đến cho những tín đồ du lịch những trải nghiệm ấn tượng.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Du lịch Sa Pa và yêu thương trong bão lũ

Du lịch Sa Pa và yêu thương trong bão lũ

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, Sa Pa phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề. Những ngày qua, Với tinh thần "tương thân tương ái", cộng đồng du lịch Sa Pa đã có những việc làm thiết thực, hỗ trợ gần 300 khách du lịch mắc kẹt tại địa phương.

Quảng bá du lịch Việt Nam còn yếu trên mạng xã hội

Quảng bá du lịch Việt Nam còn yếu trên mạng xã hội

Rất nhiều du khách Việt Nam chọn lựa dịch vụ du lịch dựa trên đề xuất và đánh giá từ người sáng tạo nội dung trên mạng xã hội, hoặc dùng mạng xã hội để lên kế hoạch du lịch. Tuy nhiên nhiều điểm đến tại Việt Nam vẫn đang hiện diện khá yếu trên các nền tảng trực tuyến.

Tăng lượt "check-in" cho du lịch mạo hiểm

Tăng lượt "check-in" cho du lịch mạo hiểm

Việt Nam vừa được vinh danh là “Điểm đến hàng đầu châu Á”, “Điểm đến di sản hàng đầu châu Á 2024” và “Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á 2024” cùng nhiều giải thưởng danh giá. Các giải thưởng này tiếp tục mở ra cơ hội vàng cho du lịch Việt Nam, trong đó có du lịch mạo hiểm đang ngày càng trở nên ăn khách.

Nhà nước giữ vai trò kiến tạo trong phát triển du lịch xanh

Nhà nước giữ vai trò kiến tạo trong phát triển du lịch xanh

Ngày 5/9, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 18 năm 2024 (ITE HCMC 2024), Diễn đàn Du lịch cấp cao với chủ đề “Chuyển đổi xanh, du lịch Net Zero - Kiến tạo tương lai” đã được diễn ra nhằm thảo luận và đề xuất các biện pháp tăng cường chuyển đổi xanh, thúc đẩy phát triển Net Zero cho cộng đồng doanh nghiệp du lịch Việt Nam.

Hội chợ ITE HCMC 2024: Cụ thể hóa cam kết giảm phát thải bằng 0 của Việt Nam

Hội chợ ITE HCMC 2024: Cụ thể hóa cam kết giảm phát thải bằng 0 của Việt Nam

Sáng nay (5/9), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND TP.HCM phối hợp tổ chức lễ khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế TP.HCM - ITE HCMC 2024. Với chủ đề “Du lịch bền vững - Kiến tạo tương lai”, sự kiện hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững, bảo vệ môi trường tự nhiên và văn hoá, cụ thể hoá cam kết của Việt Nam trong giảm phát thải bằng 0.

fbytzltw