Khai mạc Liên hoan nghệ thuật 'Giai điệu mùa thu'

Tối 10/9, tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, Liên hoan nghệ thuật "Giai điệu mùa thu" đã có đêm khai mạc đầy ấn tượng, thu hút đông đảo công chúng đến thưởng thức.

Liên hoan nghệ thuật "Giai điệu mùa thu" đã có đêm khai mạc trở lại ấn tượng với khán giả Thành phố Hồ Chí Minh vào tối 10/9. 

Sau một năm trì hoãn vì Covid-19, Liên hoan nghệ thuật "Giai điệu mùa thu" đã trở lại với chuỗi 7 chương trình đặc sắc như vũ kịch, hòa nhạc giao hưởng, thanh xướng kịch, tọa đàm… diễn ra từ ngày 10 - 17/9 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là là một trong các sự kiện nghệ thuật tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh được khán giả đặc biệt mong đợi hàng năm do Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh (HBSO) thực hiện theo chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh.

Phần 1 của buổi khai mạc liên hoan khiến nhiều khán giả xúc động với những tác phẩm đầy hùng tráng, thân thương của âm nhạc Việt Nam như: Lãnh tụ ca, Giai điệu Tổ quốc, Tổ quốc gọi tên mình, Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người, Thành phố tôi yêu, Khát vọng, Tiếng hát từ thành phố mang tên Người... được chuyển soạn và trình diễn ấn tượng bởi các nghệ sĩ tên tuổi, như NSND Tạ Minh Tâm, nghệ sĩ Phạm Khánh Ngọc, Phạm Trang, Phạm Duyên Huyền, Đào Mác... dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Lê Ha My, dàn hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng HBSO. 

Phần 2 của đêm nhạc mang đến các tác phẩm nổi tiếng trong lịch sử âm nhạc thế giới như Ah Mes Amis, tác phẩm trích từ nhạc kịch Cây sáo thần, trích nhạc kịch Thợ cạo thành Seville, trích nhạc kịch La Traviata... với sự góp mặt đặc biệt của giọng tenor đến từ Nga là nghệ sĩ Yury Rostotsky, các nghệ sĩ solo Việt Nam và phần chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.

Đặc biệt năm nay, toàn bộ vé tham gia các buổi diễn trong liên hoan đều hoàn toàn miễn phí để dành tặng khán giả. Ngay khi thông tin được chia sẻ, đường link đăng ký nhận vé đã quá tải và một số buổi diễn đã "cháy" vé chỉ trong một buổi sáng, cho thấy sự mong đợi và ủng hộ nồng nhiệt của công chúng đối với Liên hoan "Giai điệu mùa thu".  

Chú thích ảnh

Các nghệ sĩ trong và ngoài nước đã "cháy" hết mình trong đêm khai mạc của sự kiện.

Lần đầu tiên đến Việt Nam và sẽ tham gia 3 đêm diễn trong Liên hoan "Giai điệu mùa thu" năm 2022, nghệ sĩ Yury Rostotsky bày tỏ hạnh phúc trước sự đón nhận nồng nhiệt của khán giả Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sĩ Yury Rostotsky cho biết: "Dù chưa biết tôi là ai nhưng khán giả Việt Nam đã dành cho tôi những tràng pháo tay rất dài và ấm áp, khiến tôi rất cảm động khi biểu diễn. Tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều khán giả Việt Nam được thưởng thức các chương trình nghệ thuật đỉnh cao để có thể khám phá vẻ đẹp của âm nhạc giao hưởng và nghệ thuật không chỉ phương Tây mà cả đất nước của các Việt Nam xinh đẹp, mến khách".

Liên hoan "Giai điệu mùa thu" ra đời từ năm 2005 với mục tiêu ban đầu là giới thiệu các tài năng trẻ, nhưng dần trở thành sự kiện lớn, quy tụ đông đảo nghệ sĩ uy tín cả trong và ngoài nước. Qua 12 lần tổ chức, liên hoan đã trở thành hoạt động nghệ thuật tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần quảng bá hình ảnh thành phố đến bạn bè quốc tế và tăng cường giao lưu văn hóa.

Nghệ sỹ ưu tú Trần Vương Thạch, nguyên Giám đốc Nhà hát HBSO cho biết, sự trở lại của liên hoan nghệ thuật "Giai điệu mùa thu" sau đại dịch là một niềm hạnh phúc to lớn đối với tất cả các nghệ sĩ. Đây là một chương trình được đầu tư từ tâm huyết, giáo dục và từ những kế thừa, đổi mới trong nội dung để tiếp tục ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng công chúng yêu nhạc; đồng thời mang đến cho công chúng những trải nghiệm nghệ thuật đáng nhớ. 

Còn theo Nghệ sỹ nhân dân Tạ Minh Tâm, liên hoan "Giai điệu mùa thu" chính là giấc mơ của các nghệ sĩ thế hệ đi trước. "Chúng tôi mơ Thành phố sẽ có một dàn nhạc và có được một sự kiện lớn mang tầm vóc quốc gia và giờ đã làm được. Đời sống âm nhạc không thể thiếu cổ điển, giao hưởng. Đó là âm nhạc của sự công phu, nghiêm túc đến cùng, không ồn ào mà cứ lớn dần như triều dâng và sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Vì vậy, mỗi kỳ liên hoan các nghệ sĩ đều háo hức, mong đợi mình sẽ được tham gia để có thể "cháy" hết mình phục vụ khán giả yêu nhạc", Nghệ sỹ nhân dân Tạ Minh Tâm cho biết.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

49 năm non sông liền một dải

49 năm non sông liền một dải

49 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam từ một nước nghèo, đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Tối 29/4, tại sân chợ văn hóa xã Nghĩa Đô, UBND huyện Bảo Yên tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), trao giải một số hoạt động văn hóa, thể thao cấp huyện và bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” lần thứ 2, năm 2024.

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

fb yt zl tw