Khai mạc Lễ hội đền Thượng Xuân Ất Tỵ 2025

Sáng 12/2 (tức 15 tháng Giêng), UBND thành phố Lào Cai tổ chức khai mạc Lễ hội đền Thượng – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Xuân Ất Tỵ 2025.

baolaocai-br_z6309590790043-97cff279058c7d9b4a86a84ed8b6f5a7.jpg
baolaocai-br_z6309592142532-c576d6e8298ed41d4c1a356522ad0b59.jpg
baolaocai-br_z6309644248650-d367ce50d523c991a6672e0843a653ce.jpg
baolaocai-br_z6309649366473-737d7b6c4007b63416f8c7d832ce3567.jpg
Đoàn rước kiệu, rước lễ gồm 500 người từ trụ sở UBND thành phố qua các tuyến đường về đền Thượng.
baolaocai-br_z6309592129884-2aa764234ab5d43d9cf4781bafdeb7b8.jpg
Lễ khai mạc Lễ hội đền Thượng diễn ra tại sân khấu chính của lễ hội.

Dự lễ khai mạc có các đồng chí: Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; nguyên lãnh đạo tỉnh, sở, ban, ngành của tỉnh và thành phố; đại biểu tới từ huyện Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam - Trung Quốc); đoàn đại biểu đến từ các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Phú Thọ, Điện Biên, thành phố Hải Phòng, cùng nhiều Nhân dân tỉnh Lào Cai, du khách muôn phương.

baolaocai-br_z6309690597677-5b77b16ee620a538ba67f21f7d38b1ec.jpg
baolaocai-br_z6309670171546-973b8c22e2016ff69bca8e3c4999ca20.jpg
Đại biểu dự lễ hội.

Lễ khai mạc hội xuân đền Thượng năm nay được mở đầu bằng màn múa lân rồng do Đoàn Đông Đô (Hà Nội) biểu diễn; tiếp đến là màn sử thi với chủ đề “Hào khí non sông - Vùng biên cương ngàn năm vang vọng” do các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Chèo Việt Nam thể hiện.

baolaocai-br_z6309734817308-d595775650032a27c96697124bdd9064.jpg
baolaocai-br_z6309708485220-d30053439637f3dd3790c3d67b579692.jpg
Màn sử thi hoành tráng do Nhà hát Chèo Việt Nam thể hiện.
baolaocai-br_z6309652399029-902fb5f3bd2d0c85adfbb4f6377c4907.jpg
baolaocai-br_z6309734824055-94c99c1d2194a2165c51b50b8b112dd1.jpg
baolaocai-br_z6309801006435-de79282a0c3946bf593a326de9efcf4c.jpg
baolaocai-br_z6309734824055-94c99c1d2194a2165c51b50b8b112dd1.jpg
baolaocai-br_z6309659390512-6ab74468db791d90558151a066b46d1d.jpg
Những thanh âm rộn rã ước mong một năm mới thuận lợi, bình an.

Màn sử thi ca ngợi truyền thống đấu tranh giữ nước và dựng nước của cha, ông, công ơn của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn trên mảnh đất biên cương cũng như sự cố gắng, nỗ lực của người dân thành phố Lào Cai trong công cuộc dựng xây thành phố ngày càng đổi mới, văn minh, hiện đại và hội nhập; vẻ đẹp sông núi, văn hóa các dân tộc Lào Cai.

baolaocai-br_z6309866234678-40bf38a94e9de50d2d031a1f0f15e4ab.jpg

Sau màn sử thi, đồng chí Hoàng Đăng Khoa, Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội đền Thượng Xuân Ất Tỵ 2025 đã đọc diễn văn khai mạc lễ hội (ảnh trên).

Diễn văn bày tỏ lòng thành kính, sự biết ơn của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn đối với Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - vị anh hùng dân tộc tuấn kiệt, đức trọng, tài cao. Đồng thời, khẳng định quyết tâm đoàn kết, phát huy truyền thống anh hùng cách mạng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc Lào Cai nhằm tiếp tục bảo vệ vững chắc mảnh đất biên cương hòa bình và hữu nghị.

Sau nhiều thập niên tổ chức, đến nay, Lễ hội Đền Thượng ngày càng khẳng định là lễ hội nổi tiếng đặc sắc về du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, là điểm đến đối với du khách muôn phương, bạn bè trong nước và quốc tế. Đặc biệt, kể từ khi Lễ hội đền Thượng được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào năm 2016, hằng năm, thành phố Lào Cai đón tiếp hàng triệu lượt du khách đến với quần thể di tích lịch sử văn hóa đền Thượng.

baolaocai-br_z6309867597097-bcf4a928c73bc08b7fc3708cec91a8f5.jpg

Trong không khí trang nghiêm, thành kính, đồng chí Giàng Thị Dung, Bí thư Thành ủy Lào Cai đã đánh hồi trống hội, chính thức khai mạc Lễ hội đền Thượng Xuân Ất Tỵ (ảnh trên).

Tiếp đó, đoàn đại biểu và Nhân dân đã tham gia lễ rước và dâng hương lên đền Thượng và thực hành các nghi lễ tại sân đại bái của đền với lòng thành kính, sự biết ơn, tưởng nhớ tới công lao to lớn của Đức Thánh Trần, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân an, nước thịnh.

baolaocai-br_z6309848383362-a2a83a3ef13d3bb0ef35b56bb9ec12b1.jpg
baolaocai-br_z6309867584678-ef2bf6004353ae010ebd0328b21467da.jpg
Sau lễ khai mạc, đoàn rước kiệu tiến lên sân đại bái đền Thượng dâng hương, dâng lễ tri ân các vị tiền nhân.

Sau phần lễ, phần hội với nhiều hoạt động văn hoá và trò chơi dân gian được tổ chức, thu hút rất đông người dân địa phương và du khách tham gia.

Tối 12/2, Lễ hội đền Thượng sẽ bế mạc.

Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng dân tộc, nhà chiến lược chính trị, thiên tài quân sự, nhà văn hóa tiêu biểu cho khí phách, bản lĩnh và tài năng của dân tộc Việt Nam. Để tưởng nhớ công ơn của vị Anh hùng dân tộc, Nhân dân Lào Cai đã xây dựng đền thờ Đức Thánh Trần và các tướng lĩnh của ông ở đồi Hỏa Hiệu thuộc phường Lào Cai (thành phố Lào Cai), tổ chức lễ hội hằng năm vào ngày 13 - 15 tháng Giêng. Năm nay tròn 768 năm Ngài nhận chiếu phong của vua Trần Thái Tông lên trấn thủ vùng biên cương và là năm thứ 9 Lễ hội đền Thượng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt cuốn sách tuyển chọn hơn 70 bài viết, phát biểu của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết

Ra mắt cuốn sách tuyển chọn hơn 70 bài viết, phát biểu của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết

Nhằm góp phần tổng kết lý luận và thực tiễn trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới và hội nhập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước", tuyển chọn hơn 70 bài viết, bài phát biểu, thư của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từ năm 2000 đến năm 2010.

Văn hóa cà phê - Hương vị kết nối con người và vùng đất Tây Nguyên

Văn hóa cà phê - Hương vị kết nối con người và vùng đất Tây Nguyên

Buôn Ma Thuột - mảnh đất đại ngàn Tây Nguyên, nơi hương vị cà phê đậm đà đã trở thành một phần văn hóa không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Bất cứ khi nào đặt chân đến Ban Mê, bạn đều có thể thưởng thức những ly cà phê được pha chế theo nhiều cách khác nhau, mang đậm dấu ấn bản địa, làm say lòng người.

[Ảnh] Làng Vị Khê - nơi trồng cây cảnh nổi tiếng nhất Nam Định

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Làng Vị Khê - nơi trồng cây cảnh nổi tiếng nhất Nam Định

Đến làng cây cảnh Vị Khê (xã Điền Xá, nay là xã Nam Điền, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định), nhiều người không khỏi trầm trồ trước sự khéo léo của các nghệ nhân chăm sóc những cây cảnh tiền tỷ. Đặc biệt, làng cây cảnh này đã có lịch sử tồn tại gần 1.000 năm.

Bài cuối: Tăng cường giao lưu, kết nối "dòng chảy" văn hóa dọc sông Hồng

Sông Hồng – hành trình di sản: Bài cuối: Tăng cường giao lưu, kết nối "dòng chảy" văn hóa dọc sông Hồng

Dòng sông Hồng bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) rồi chảy qua 9 tỉnh của nước ta đã hình thành nên "dòng chảy" văn hóa quan trọng trong suốt quá trình lịch sử. Điều đáng nói là "dòng chảy" văn hóa đó được kết nối qua các vùng đất và đến nay càng phát huy giá trị, trở thành nền tảng cho sự phát triển của trục kinh tế - văn hóa dọc sông Hồng ngày hôm nay.

[Ảnh] Đến Hà Nam thăm làng nghề trống Đọi Tam

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Đến Hà Nam thăm làng nghề trống Đọi Tam

Làng nghề trống Đọi Tam ở xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là làng nghề có lịch sử phát triển hơn 1.000 năm và là làng nghề nổi tiếng với sản phẩm trống truyền thống. Ngoài việc giữ gìn những giá trị văn hóa độc đáo, làng nghề còn linh hoạt đổi mới để đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho người tiêu dùng.

Áp dụng số hóa: Cẩn trọng để giữ tính nguyên bản của lễ hội

Áp dụng số hóa: Cẩn trọng để giữ tính nguyên bản của lễ hội

Mùa lễ hội năm 2025 đã đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ khi công nghệ số được áp dụng rộng rãi vào các hoạt động tổ chức và quản lý. Không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm của du khách, những ứng dụng công nghệ như vé điện tử, thanh toán không tiền mặt, thực tế ảo đã góp phần tạo nên một mùa lễ hội minh bạch, an toàn và hiện đại hơn.

Bài 4: Độc đáo những làng nghề bên dòng sông mẹ

Sông Hồng – Hành trình di sản Bài 4: Độc đáo những làng nghề bên dòng sông mẹ

Cùng với những di tích khảo cổ, những lịch sử - văn hóa mang nhiều giá trị bên sông Hồng, đi đến những vùng đất nơi sông Hồng chảy qua, chúng tôi còn được tham quan, trải nghiệm không gian văn hóa của nhiều làng nghề nổi tiếng hàng trăm năm tuổi ven sông Hồng, tạo nên nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước của cư dân người Việt.

"Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối": Phim cách mạng đầu tiên không dùng kinh phí Nhà nước

"Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối": Phim cách mạng đầu tiên không dùng kinh phí Nhà nước

Nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, phim điện ảnh “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” mang đến những hình ảnh hào hùng và bi tráng về địa đạo Củ Chi anh hùng, dự kiến sẽ khởi chiếu vào tháng 4 tới. Đây là bộ phim cách mạng đầu tiên do tư nhân đầu tư thực hiện.

Bài 3: Sông Hồng với bản hùng ca cách mạng

Sông Hồng - hành trình di sản: Bài 3: Sông Hồng với bản hùng ca cách mạng

Sông Hồng và hành trình qua những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam đã bồi đắp, hội tụ nhiều giá trị lịch sử và văn hóa quan trọng của dân tộc. Ở những địa phương dọc theo sông Hồng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã lập nên bao chiến công oanh liệt trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Dòng sông Hồng vẫn chảy theo năm tháng, ghi dấu bản hùng ca cách mạng bên những “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cho thế hệ sau.

fb yt zl tw