Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á

Tối 18/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Đệ nhất phu nhân Bạch Lệ Viện đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á, sự kiện nhằm tạo dựng tầm ảnh hưởng của khu vực trong bối cảnh các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cũng nhóm họp ở Nhật Bản.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Hội nghị diễn ra trong 2 ngày 18 - 19/5 tại thành phố cổ Tây An, tỉnh Thiểm Tây, miền Tây Trung Quốc, điểm cuối phía Đông của “Con đường Tơ lụa” từng kết nối Trung Quốc với châu Âu thông qua Trung Á.

Đây là lần đầu tiên hội nghị này diễn ra trực tiếp kể từ khi Trung Quốc thiết lập quan hệ với các nước Trung Á (gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan) cách đây 31 năm. Bắc Kinh khẳng định hội nghị thượng đỉnh hôm nay mang “ý nghĩa rất quan trọng”.

Theo số liệu chính thức của Bắc Kinh, giao thương giữa Trung Quốc với các nước Trung Á đạt 70 tỷ USD vào năm 2022 và trong quý I/2023 đã tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc - nước tiêu thụ năng lượng nhiều thứ hai thế giới - đã đầu tư hàng tỷ USD vào các mỏ khí tự nhiên tại Trung Á, trong khi hệ thống tuyến đường sắt đã kết nối Trung Quốc với khu vực này của châu Âu.

Các chuyên gia dự báo tại hội nghị này, các bên sẽ nỗ lực đạt các thỏa thuận để mở rộng mạng lưới rộng lớn này hơn nữa, bao gồm một tuyến đường sắt nối Trung Quốc với Kyrgyzstan và Uzbekistan trị giá 6 tỷ USD và mở rộng đường ống dẫn khí từ Trung Á tới Trung Quốc.

Theo kế hoạch, một sự kiện truyền thông sẽ được tổ chức vào sáng 19/5, với sự tham dự của cả 6 nhà lãnh đạo và nhân sự kiện này có thể sẽ ra tuyên bố chung.

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo của Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan đã có những cuộc hội đàm song phương đầu tiên với Chủ tịch Trung Quốc. Tại các cuộc gặp, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc sẵn sàng tăng cường mức độ hợp tác ở nhiều lĩnh vực trên nền tảng tình hữu nghị lâu dài, đoàn kết và cùng có lợi, đồng thời phát triển hợp tác toàn diện để đóng góp vào sự tăng trưởng chung của Trung Quốc với các nước láng giềng.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chiến lược đặc biệt của bà Harris trong chặng nước rút trước Ngày bầu cử

Chiến lược đặc biệt của bà Harris trong chặng nước rút trước Ngày bầu cử

Cả ông Donald Trump và bà Kamala Harris đều đang đẩy mạnh các cuộc vận động ở thời điểm nước rút để thu hút sự ủng hộ của càng nhiều cử tri càng tốt. Nhóm cử tri được chú trọng hơn cả là những người nối tiếng, bởi họ có thể tác động đến tâm lý một số lượng lớn công chúng Mỹ khi bỏ phiếu.

Tây Ban Nha thiệt hại nặng nề do lũ quét

Tây Ban Nha thiệt hại nặng nề do lũ quét

Những chiếc ô tô chất đống lên nhau, cây bật gốc, đường dây điện bị đứt và đồ gia dụng đều bị bùn đất bao phủ trên các con phố dân cư ở Valencia - khu vực phía nam Barcelona trên bờ biển Địa Trung Hải.

ASEAN đề xuất tầm nhìn mới về sử dụng hòa bình không gian vũ trụ

ASEAN đề xuất tầm nhìn mới về sử dụng hòa bình không gian vũ trụ

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), trong phiên họp toàn thể lần thứ 13 của Ủy ban Các vấn đề chính trị đặc biệt và phi thực dân hóa (Ủy ban 4) thuộc Đại hội đồng LHQ Khóa 79 diễn ra ngày 30/10 tại New York, ASEAN đã nêu rõ quan điểm về việc đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng với không gian vũ trụ cho tất cả các quốc gia.

Giá vàng thế giới liên tục lập đỉnh

Giá vàng thế giới liên tục lập đỉnh

Giá vàng tăng lên mức cao kỷ lục vào thứ Năm và đang hướng đến tháng tốt nhất trong bảy tháng do nhu cầu trú ẩn an toàn trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, trong khi các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo lạm phát của Mỹ để biết manh mối về lộ trình lãi suất.

Bầu cử Mỹ 2024: Sự thay đổi trong nhóm đối tượng cử tri ủng hộ hai ứng cử viên

Bầu cử Mỹ 2024: Sự thay đổi trong nhóm đối tượng cử tri ủng hộ hai ứng cử viên

Phân tích các kết quả thăm dò dư luận mới nhất của Reuters/Ipsos cho thấy, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump của đảng Cộng hòa hầu như đã xóa bỏ lợi thế lâu nay của đảng Dân chủ trong số những cử tri nam gốc Latinh trước cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5/11 tới khi ông đối đầu với ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ.

Cam kết mạnh mẽ với mục tiêu phát triển

Cam kết mạnh mẽ với mục tiêu phát triển

Vô vàn những thách thức, như xung đột, suy thoái kinh tế, nạn đói, biến đổi khí hậu… đặt gánh nặng lên cuộc sống của người dân ở nhiều quốc gia. Nhóm họp tại thành phố Pescara của Italia mới đây, Bộ trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) nêu quan ngại về cuộc khủng hoảng đang kìm hãm tiến trình thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững (SDG), đồng thời kêu gọi nỗ lực toàn cầu nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề này.

fbytzltw