Khắc phục ngay tình trạng thiếu vaccine cho Chương trình tiêm chủng mở rộng trước ngày 24/6/2023

Bộ trưởng Bộ Y tế, theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động, khẩn trương chỉ đạo, thực hiện ngay các giải pháp phù hợp để kịp thời khắc phục ngay tình trạng thiếu vaccine trước ngày 24/6/2023.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế trong ngày 10/6/2023 làm việc ngay với các đơn vị sản xuất trực thuộc Bộ Y tế để cung ứng vaccine cho Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế trong ngày 10/6/2023 làm việc ngay với các đơn vị sản xuất trực thuộc Bộ Y tế để cung ứng vaccine cho Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 218/TB-VPCP ngày 10/6/2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc giải quyết vaccine cho Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Chương trình Tiêm chủng mở rộng phòng các bệnh truyền nhiễm có thể gây thành dịch cho trẻ em dưới 5 tuổi là chương trình Quốc gia để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trẻ em. Vì vậy, cần được triển khai thực hiện thống nhất trên cả nước, trong đó có việc mua sắm tập trung vaccine, đảm bảo an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. Bộ Y tế cần tổ chức truyền thông để thấy rõ hiệu quả của chủ trương này.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện đang thiếu một số loại vaccine thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng: (i) Vaccine DPT (phòng bệnh bạch hầu - Ho gà - Uốn ván); (ii) vaccine 5 trong 1 (phòng bệnh Viêm gan B, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván và phòng bệnh viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib). Việc bảo đảm có vaccine sớm nhất là một nhiệm vụ cấp bách, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân. Bộ trưởng Bộ Y tế căn cứ Điều 22 của Luật Đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ hướng dẫn Luật Đấu thầu, Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ để áp dụng mua sắm vaccine cho tiêm chủng mở rộng với hình thức cấp bách này với hình thức chỉ định thầu, đấu thầu, đàm phán giá, đặt hàng.

Bộ trưởng Bộ Y tế, theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động, khẩn trương chỉ đạo, thực hiện ngay các giải pháp phù hợp để kịp thời khắc phục ngay tình trạng thiếu vaccine trước ngày 24/6/2023.

Bộ trưởng Bộ Y tế trong ngày 10/6/2023 làm việc ngay với các đơn vị sản xuất trực thuộc Bộ Y tế để cung ứng vaccine cho Chương trình tiêm chủng mở rộng; làm việc với các nhà sản xuất, cung cấp, nhập khẩu để thương thảo, thực hiện cơ chế mua sắm trước, trả tiền sau. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đưa ra các giải pháp khoa học để đánh giá ảnh hưởng, có các phương án phù hợp với các trường hợp trẻ chưa được tiêm chủng.

Ngày 10/6, trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về bố trí ngân sách mua vaccine cho Chương trình tiêm chủng mở rộng

Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế xây dựng dự thảo Nghị quyết về bố trí ngân sách Trung ương cho Bộ Y tế để mua vaccine cho Chương trình tiêm chủng mở rộng; trình Chính phủ trong ngày 10/6/2023.

Sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định phân bổ ngân sách, Bộ Y tế khẩn trương tổng hợp nhu cầu, dự toán kinh phí gửi Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền quyết định; tổ chức triển khai ngay việc mua, cung ứng vaccine cho các địa phương.

Bộ trưởng Bộ Y tế làm việc với cơ quan y tế nước ngoài, Tổ chức y tế thế giới; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài tìm kiếm các nguồn hỗ trợ, viện trợ,… về vaccine cho tiêm chủng mở rộng, nhất là vaccine phối hợp 5 trong 1 để đáp ứng ngay yêu cầu cấp bách của Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Báo điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Thông tin mới nhất từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), có khoảng gần 700 người bị ngộ độc thực phẩm trong quý I/2024. Ngoài các nguyên nhân khách quan, nguy cơ ngộ độc đến từ việc ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm.

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Sớm có chế tài kiểm soát thuốc lá điện tử

Sớm có chế tài kiểm soát thuốc lá điện tử

Theo số liệu tại Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá cho thấy, chỉ trong vòng 2 năm gần đây, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 13-15 tuổi đã tăng nhanh ở mức báo động: Tăng hơn 2 lần (từ 3,5% năm 2022 lên 8,0% năm 2023).

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối - Chia sẻ - Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

Thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh

Thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh

Trong 2 ngày 8 - 9/4, Đoàn công tác của Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế) do Thạc sỹ Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em làm Trưởng đoàn đã đi khảo sát thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh tại tỉnh Lào Cai.

Chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên người

Chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên người

Sau nhiều năm “vắng bóng” không ghi nhận ca bệnh thì từ tháng 3/2024 đến nay, nước ta đã phát hiện 2 ca mắc mới cúm gia cầm trên người, trong đó có 1 ca tử vong. Hiện đang là giai đoạn chuyển mùa, tạo thuận lợi cho vi rút cúm gia cầm phát triển và lây lan.

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em vùng cao

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em vùng cao

Để tiếp tục thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, từng bước đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, Bộ Y tế, ngành y tế các địa phương đang triển khai nhiều chương trình, giải pháp nhằm nâng cao năng lực khám, chữa bệnh, mang dịch vụ y tế chất lượng cao đến gần với người dân, góp phần giảm tỷ lệ tử vong, tai biến ở bà mẹ và trẻ sơ sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

fb yt zl tw