Khắc khoải mùa chim đa đa

Tháng Ba, khi mùa xuân đã vào độ chín, cái rét chỉ còn rơi rớt vài đợt nhường chỗ cho nắng ấm chan hòa. Trên sườn núi cao, những bông hoa đào cuối cùng cũng đã rụng từ bao giờ để quả non mươn mướt mỡ màng dần căng vỏ. Tháng Ba được báo hiệu bởi cơn mưa rào bất chợt cho cây cối đâm chồi, nảy lộc xanh tươi. Mùa này lên vùng cao Lào Cai không còn cảnh đồi núi trơ trọi màu xám mà đã chuyển sang một màu xanh tươi đầy sức sống. Còn ở các bản làng rực rỡ màu hoa cải vàng, cải trắng mọc quanh những ngôi nhà vách đất đẹp như một bức tranh thêu.

Tháng Ba, đồng bào vùng cao phát nương, đốt cỏ để trồng ngô. Khi những đám khói nương bay lên trên nền trời, mùi khói thơm cùng với những tiếng nổ tanh tách của củi tươi là tín hiệu vui đối với những bầy chim chóc quanh đó, đặc biệt là chim đa đa, còn gọi là gà gô. Những mảnh nương mới đốt là “mâm cỗ” màu mỡ với đủ thứ “khoái khẩu” của loài chim này, nên chỉ cần nhìn thấy khói đốt nương là hôm sau chúng kéo nhau đến bới đất tìm thức ăn. Mùa xuân, chim đa đa vào mùa sinh sản nên chúng thường ghép đôi với nhau, con nào cũng béo nung núc.

Chim đa đa (ảnh minh họa).
Chim đa đa (ảnh minh họa).

Chim đa đa, hay gà gô, là tên gọi chung, còn đồng bào vùng cao Lào Cai vẫn gọi là chim “bắt tép kho cà” theo âm tiếng gáy của chim trống. Mỗi độ tháng Ba về, tiếng chim “bắt tép kho cà” gáy vang cả đồi núi để gọi bạn tình. Tiếng gáy của chim tuy không thánh thót như tiếng hót của họa mi, không luyến láy như tiếng khướu, nhưng nghe chân chất, mộc mạc và vang rất xa. Chỉ cần một chú chim “bắt tép kho cà” ở cánh rừng này gáy, một lúc sau, những chú chim ở khu rừng khác cũng gáy theo, tạo thành “bản hợp xướng” vang cả núi rừng. Đa đa trống thường gáy nhiều nhất vào buổi trưa nắng to sau đợt rét, hoặc sau cơn mưa rào nắng bừng lên. Mùa đa đa gáy bắt đầu từ tháng Ba đến hết tháng Tám, khi có những đợt gió lạnh đầu mùa tràn về.

Ngày tôi còn nhỏ, mỗi mùa đốt nương thường nghe tiếng chim đa đa gáy nhưng hiếm khi nào nhìn thấy tận mắt hình dáng chúng như thế nào. Tò mò quá, có lần lũ trẻ chúng tôi leo lên tận đỉnh đồi tìm, nhè nhẹ trườn đến gần mà rình xem đa đa gáy. Khi đến sát nơi, tiếng chim gáy rát tai nhưng chưa kịp nhìn thì thấy tiếng động nhẹ, cả đôi chim đã phành phạch vỗ cánh bay vút lên làm cả lũ giật mình, nhìn theo mà tiếc hùi hụi. Có đứa kiên trì làm bẫy, rồi rắc thóc với củ sắn nạo làm mồi, sau mấy hôm chờ đợi đã bắt được một chú đa đa trống. Cả lũ reo lên sung sướng như bắt được vàng vì nhìn chú chim đẹp quá, mắt chim long lanh có một viền đen kéo dài như đeo kính, còn lông cổ, lông ngực đa đa có màu trắng với nhiều họa tiết tròn như những đồng xu nối nhau, lông cánh chim có màu vàng, nâu đỏ, chim trống chân màu vàng có cựa nhọn. Hình dáng, màu sắc như vậy nên đa đa rất khéo ngụy trang, khi đứng trong đám cỏ ít người nhìn thấy.

Tháng Ba, cơn mưa rào đầu mùa đổ xuống, tôi ngược sông Hồng lên phía thượng nguồn, nhìn những đám khói nương chiều hòa lẫn màu trời mà thèm nghe tiếng chim đa đa gáy. Tiếng chim thân thương ấy mang một nỗi nhớ xa xăm về kỷ niệm tuổi thơ. Giờ đây, để nghe bản hợp xướng tiếng chim đa đa trên vùng cao Lào Cai là điều xa xỉ vì số lượng loài chim này chẳng còn bao nhiêu do con người săn bắt tận diệt. Lên mạng, vào mấy trang facebook của hội chơi chim cảnh, thấy người ta hồn nhiên “khoe” ảnh săn bắt đa đa khắp nơi mà xót xa. Tôi đi dọc núi đồi, đi suốt triền sông cũng chỉ nghe vang vẳng đâu đó tiếng gáy của một chú chim đa đa lạc lõng, khắc khoải gọi bạn tình. Cũng không biết nó có gọi được bạn tình đến không hay tiếng gáy “bắt tép kho cà” ấy ngày mai sẽ lại tắt lịm đi vì bao cạm bẫy đến giăng quanh rừng.

Tôi ngồi trong căn lán nhỏ ngắm làn mưa rừng phủ trắng dần đồi núi. Tiếng chim đa đa không nghe thấy nữa, chỉ nghe giọng hát trong điện thoại rỉ rả buồn thiu, xa vắng: “Có con chim đa đa nó đậu cành đa, sao em không lấy chồng gần mà đi lấy chồng xa. Có con chim đa đa hót lời nỉ non, sao em nỡ lấy chồng, từ khi tuổi còn son…”. Chim đa đa có bao giờ đậu trên cành đa đâu? Đó chỉ là một cách nói thôi. Có lẽ tiếng chim đa đa ở phương Nam xa xôi nào đó cũng tha thiết, khắc khoải nhớ thương như một mối tình dang dở đã khiến người nhạc sỹ cảm xúc mà sáng tác những lời hát này. Mùa chim đa đa giờ đây sao nghe buồn da diết…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tương ớt vùng đất thép

Tương ớt vùng đất thép

Tương ớt Mường Khương có màu đỏ như môi con gái chưa chồng, sánh mịn như vải chàm vừa nhuộm, khi mở nắp chum đã tỏa ra mùi thơm của hồn rừng, vía núi.

[Ảnh] Vui hội gánh nước

[Ảnh] Vui hội gánh nước

Hội thi gánh nước là một trong những hoạt động thú vị tại Ngày hội Văn hóa dân gian "Sắc vàng bên dòng Nặm Luông" lần thứ III năm 2025 huyện Bảo Yên. Hội thi không chỉ là hoạt động vui chơi mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về tâm linh và văn hóa của người Tày. 

Triển lãm ảnh tri ân những người mẹ Việt Nam huyền thoại

Triển lãm ảnh tri ân những người mẹ Việt Nam huyền thoại

Những ngày tháng Tư lịch sử, có một triển lãm ảnh diễn ra giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội mà hầu như ai bước vào xem cũng xúc động, nhiều người rơm rớm nước mắt…, đó là triển lãm “Ký ức và huyền thoại” tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm (Hoàn Kiếm, Hà Nội), trưng bày 50 chân dung Mẹ Việt Nam được Đại tá, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng ghi lại trong suốt gần nửa thế kỷ qua.

Chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông” - Khúc tráng ca mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông” - Khúc tráng ca mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 30/4, UBND thành phố Lào Cai đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông”, nhằm tôn vinh những trang sử hào hùng của dân tộc và khẳng định thành tựu trong hành trình xây dựng, phát triển quê hương, đất nước hôm nay.

Kỷ vật Trường Sơn - giá trị lịch sử

Kỷ vật Trường Sơn - giá trị lịch sử

Tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai, hơn 100 hiện vật Trường Sơn - những kỷ vật vô giá, những dấu ấn của một thời chiến tranh gian khổ đang được lưu giữ cẩn thận. Những kỷ vật này được tiếp nhận từ Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam tại Lào Cai vào năm 2019.

Vinh danh 18 “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”

Vinh danh 18 “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”

Ngày 29/4, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Vòng Chung kết toàn quốc Ngày hội “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”, Viết chữ đẹp: “Nét chữ - Nết người” lần thứ XXIII và Bảng vàng ghi danh lần thứ V, năm học 2024 - 2025 đã diễn ra trong không khí sôi nổi.

Hấp dẫn chương trình nghệ thuật 'Sức sống Trường Sa'

Hấp dẫn chương trình nghệ thuật 'Sức sống Trường Sa'

Tối 29/4, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp cùng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật mang chủ đề “Sức sống Trường Sa”. Đây là hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Quần đảo Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).

Trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật Lào Cai

Trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật Lào Cai

Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật về Lào Cai. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Tinh thần yêu nước đỏ thắm mạng xã hội

Tinh thần yêu nước đỏ thắm mạng xã hội

Những ngày tháng 4 lịch sử, cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trên khắp các nền tảng mạng xã hội cũng nhuộm màu đỏ tươi của quốc kỳ, áo cờ đỏ sao vàng hay những bản nhạc, điệu nhảy, lời ca mang tinh thần yêu nước. Mạng xã hội đang trở thành “mặt trận” lan tỏa niềm tự hào dân tộc theo những cách rất riêng.

fb yt zl tw