Kết luận số 14-KL/TW của Bộ Chính trị: Làm thật quyết liệt

Để Kết luận số 14-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII sớm đi vào cuộc sống, ngay từ bây giờ rất cần sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt ở mọi cấp, mọi ngành. Trước hết phải làm thật nghiêm trong toàn Đảng.

Ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 14-KL/TW đã nhận được sự quan tâm và bày tỏ đồng thuận rất cao của xã hội. Thế nhưng, về góc độ của công tác tổ chức thì sắp tới đây còn nhiều việc phải làm với tinh thần quyết liệt, khẩn trương hơn. Trong khi có ý kiến vẫn lo ngại rằng: Kết luận có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhưng do tính chất nhạy cảm và những khó khăn trong triển khai thực hiện, không khéo tinh thần “khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung” sẽ không biết khi nào đi vào đời sống!

Kết luận số 14-KL/TW của Bộ Chính trị: Làm thật quyết liệt
 Ảnh minh họa.

Bởi thế, nhiều cán bộ đã mạnh dạn hiến kế: Ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành kết luận, các cơ quan Đảng cần có những bước lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời và đồng bộ tiếp theo. Trước hết phải thể hiện tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, quyết liệt trong quán triệt, triển khai nội dung Kết luận số 14-KL/TW đến với 100% chi bộ trong toàn Đảng. Phải xác định và lấy chi bộ làm “tế bào hạt nhân” để triển khai quyết liệt, mạnh mẽ ngay từ đầu, làm nền tảng để toàn Đảng và cả hệ thống chính trị sớm thống nhất ý chí và hành động trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai. Ở tất cả các cấp cần đặt ra mục tiêu xuyên suốt, quan trọng nhất là thay đổi cho bằng được nhận thức, thái độ, ý chí của từng cán bộ; đổi mới tư duy và hành động của cả hệ thống tổ chức và đội ngũ cán bộ trong quá trình công tác, cống hiến. Phải quyết tâm đổi mới cán bộ với tinh thần “hoặc bây giờ hoặc không bao giờ” và không thể kéo dài thêm sự ì ạch theo lối mòn cũ. Xác định cho được những việc cần làm ngay để “khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung”. Trong toàn Đảng, hoặc từng lĩnh vực, ngành, địa phương cần tổ chức những đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp, tạo cao trào, thúc giục cán bộ mạnh mẽ thể hiện tính năng động, sáng tạo, dám bứt phá, đổi mới vì lợi ích chung.

Quan điểm của nhiều chuyên gia xây dựng Đảng cho rằng, sau khi có Kết luận số 14-KL/TW của Bộ Chính trị, cơ quan chức năng nên sớm nghiên cứu, ban hành quy định và các văn bản hướng dẫn cụ thể để các cấp, ngành, địa phương triển khai đồng bộ; tránh lúng túng trong tổ chức thực hiện vì đây là một nội dung khá nhạy cảm, liên quan đến uy tín, danh dự của cán bộ; quyết định chất lượng, hiệu quả đóng góp của đội ngũ cán bộ đối với sự nghiệp cách mạng. Đề án "Xây dựng cơ chế khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung" của Ban Tổ chức Trung ương nên được chia sẻ, phổ biến rộng rãi để từng cơ quan, đơn vị có cái nhìn tổng quan, toàn diện, đầy đủ trước một vấn đề khó, mới và khá nhạy cảm, nhất là việc thấm, ngấm những bài học đúc rút từ thực tiễn và chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo sắp tới.

Cũng liên quan đến vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng, cơ quan chức năng cần sớm có cơ chế quy trách nhiệm đối với tổ chức đảng và người đứng đầu ở các cấp. Đây là việc cần thiết, vì hiện nay nhiều cán bộ chủ trì, chủ chốt vẫn ít nhiều mặc định cho rằng: Chức năng, nhiệm vụ cơ quan mình chỉ có thế; lương của từng cán bộ cũng được định sẵn hệ số nên không thể bắt ép ai đó phải nỗ lực sáng tạo, đột phá hay làm việc một cách khác biệt, khác thường. Nhiều người vẫn cổ hủ với lối nghĩ: Không sáng tạo thì chẳng “cháy nhà, chết người” gì, nhưng sáng tạo thì có khi... chết cả chính mình và gây hại cho cơ quan, đơn vị. Và do đó cứ “đến hẹn lại lên”, việc cũ ta làm; chẳng việc gì phải băn khoăn, trăn trở; miễn sao đến cuối năm cơ quan được cấp trên đánh giá hoàn thành nhiệm vụ (?). Bởi thế mới có tình trạng bộ máy hành chính ở một số nơi hoạt động trì trệ, kém chất lượng; nhiều vị trí cán bộ, công chức như thể “ăn bám” vào biên chế nhà nước để sáng tới, chiều về, đến tháng lĩnh lương.

Để Kết luận số 14-KL/TW sớm đi vào cuộc sống, việc phát huy vai trò nêu gương, đi đầu của người đứng đầu các cấp có ý nghĩa hết sức quan trọng. Người đứng đầu phải ý thức được sứ mệnh nêu gương và phải đặt ra yêu cầu rất cao, kết hợp với chủ động tạo môi trường thuận lợi để cán bộ thuộc quyền mình quản lý mạnh mẽ đề xuất, hiến kế, thể hiện năng lực, tài năng. Từng cơ quan, đơn vị, địa phương cần định kỳ sơ kết, tổng kết, đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng những mô hình, giải pháp thí điểm, đổi mới, sáng tạo hiệu quả; kịp thời xem xét, nghiên cứu để thể chế hóa thành quy định pháp luật, tạo cơ sở pháp lý để nhân rộng các mô hình, giải pháp đó. Kịp thời biểu dương, khen thưởng xứng đáng; ưu tiên bố trí, sử dụng cán bộ có tư duy đổi mới, cách làm đột phá, sáng tạo, hiệu quả cao.

Trong đánh giá cán bộ, trước những ý tưởng mới, khó của cán bộ mà tổ chức chưa đủ năng lực thẩm định thì báo cáo cấp có thẩm quyền, hoặc “bảo lưu” phần đánh giá để tiếp tục theo dõi, giám sát. Tuyệt đối tránh mọi biểu hiện trù dập, phỉ báng cán bộ, hoặc có tâm lý sợ cấp dưới giỏi hơn mình. Mặc khác, cũng hết sức chú ý phòng ngừa, ngăn chặn các hiện tượng “tranh công, đổ lỗi”; ăn cắp ý tưởng, thành quả lao động sáng tạo của quần chúng... Đặc biệt, phải lấy hiệu quả hoàn thành các ý tưởng, giải pháp đột phá, kết quả hoàn thành việc khó, nhiệm vụ quan trọng để làm tiêu chí quan trọng hàng đầu trong đánh giá, nhận xét, cân nhắc, bổ nhiệm cán bộ.

Từng cán bộ, đảng viên cần chủ động thực hiện nhiệm vụ; nhiệt huyết tìm tòi, khám phá thực tiễn; xung kích nghiên cứu, phát hiện những vấn đề nảy sinh, vướng mắc để tìm hướng xử lý, giải quyết; tự tin và không ngừng đặt ra các mục tiêu phấn đấu ngày càng cao trong học tập, công tác; dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung; khơi dậy mạnh mẽ ý thức trách nhiệm, khát vọng cống hiến, tinh thần đổi mới, hết lòng, hết sức vì nhân dân phục vụ. Cùng với đó, từng cá nhân trong tập thể phải mạnh mẽ đấu tranh với các biểu hiện lười nhác, sợ việc khó, ngại sáng tạo, không dám dấn thân vì lo sợ sai lầm dẫn đến thất bại, rồi bị đánh giá mất uy tín và bị ảnh hưởng đến vị trí, khả năng thăng tiến...

Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lễ Giáng sinh - minh chứng sinh động bác bỏ những cáo buộc về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Lễ Giáng sinh - minh chứng sinh động bác bỏ những cáo buộc về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Trong nhiều năm qua, mặc dù Việt Nam đã có những thành tựu to lớn trong đảm bảo nhân quyền và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân song bất chấp sự thật này, nhiều tổ chức quốc tế không có thiện chí với Việt Nam đã đưa ra những cáo buộc vô căn cứ. Những cáo buộc này không chỉ gây tổn hại đến uy tín mà còn làm sai lệch nhận thức của cộng đồng quốc tế về tình hình nhân quyền, tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam.

Nhận diện thủ đoạn lợi dụng phản biện xã hội để xuyên tạc chủ trương tinh gọn bộ máy

Nhận diện thủ đoạn lợi dụng phản biện xã hội để xuyên tạc chủ trương tinh gọn bộ máy

Việc quyết liệt thực hiện tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị được các nhà khoa học, nghiên cứu, nhà quản lý trong và ngoài nước đánh giá là bước đột phá mang tính cách mạng nhằm sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn cách mạng mới, trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động ''ly khai'', ''tự trị''

Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động ''ly khai'', ''tự trị''

Nhằm thực hiện mưu đồ chống phá Nhà nước Việt Nam, thời gian qua, các thế lực thù địch, tổ chức phản động tăng cường các hoạt động tuyên truyền, kích động, vu cáo Ðảng, Nhà nước trên không gian mạng, với rất nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi.

Tình cảm của nhân dân và bạn bè quốc tế - minh chứng phản bác luận điệu xuyên tạc về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của nhân dân và bạn bè quốc tế - minh chứng phản bác luận điệu xuyên tạc về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần là mất mát lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Tổng Bí thư ra đi song những hình ảnh, tình cảm sâu đậm với đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế vẫn còn mãi. Bằng những cách khác nhau, người dân cả nước cùng bè bạn quốc tế đã và đang bày tỏ lòng kính trọng, tiếc thương Tổng Bí thư - một trái tim, một nhân cách lớn của dân tộc.

Ngăn chặn ''virus lừa phỉnh'' đội lốt nhân quyền - ghi tại một số tỉnh miền núi

Ngăn chặn ''virus lừa phỉnh'' đội lốt nhân quyền - ghi tại một số tỉnh miền núi

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định: Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu...

Nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái về quyền con người ở Việt Nam hiện nay

Nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái về quyền con người ở Việt Nam hiện nay

Quyền con người hay nhân quyền là vấn đề luôn được quan tâm và bàn luận từ rất sớm. Đồng thời, quyền con người là vấn đề nhạy cảm mà nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam luôn chú trọng thực hiện nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân của đất nước, đồng thời qua đó cũng nhằm bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

Núp bóng môi trường chống phá đất nước

Núp bóng môi trường chống phá đất nước

Môi trường và ô nhiễm môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu. Tất cả các quốc gia, không phân biệt trình độ phát triển kinh tế, chế độ chính trị, xã hội đều đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, với cách nhìn thiếu thiện chí và chống phá đất nước, các thế lực thù địch đã đưa ra những quan điểm, thủ đoạn xuyên tạc cho rằng chỉ có ở Việt Nam mới có tình trạng ô nhiễm môi trường, đồng thời còn vu cáo Việt Nam bắt bớ, bỏ tù những nhà hoạt động môi trường.

fb yt zl tw