Minh chứng phản bác luận điệu xuyên tạc về kiều bào ta ở nước ngoài trong dịp đại lễ 30/4

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã để lại nhiều bài học quý báu về ý Đảng gắn với lòng dân, về việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Góp phần làm nên mùa Xuân đại thắng đó có vai trò quan trọng của đồng bào ta ở nước ngoài.

Những âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm và đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài, khẳng định người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam; là nguồn lực quan trọng đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động thường xuyên đưa ra những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với người Việt Nam ở nước ngoài; kích động chống phá, gây chia rẽ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với Tổ quốc.

Không khó nhận diện những luận điệu mà các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lưu vong đưa ra nhằm mục đích xuyên tạc quan điểm, chủ trương, chính sách về người Việt Nam ở nước ngoài của Đảng và Nhà nước ta; phủ nhận những nỗ lực trong việc phát huy vai trò, củng cố sức mạnh, tiềm năng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước; gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc ở trong nước và ngoài nước. Để thực hiện âm mưu của mình, các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lưu vong và số đối tượng chống đối ở trong nước thường sử dụng nhiều thủ đoạn thông qua các trang web, tài khoản Facebook, YouTube, Twitter, TikTok, Zalo… tuyên truyền bịa đặt, bôi nhọ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước với những luận điệu xuyên tạc như: Nhà nước không giúp gì, chỉ tìm cách khai thác nhân tài, vật lực của người Việt hải ngoại; việc thành lập các hội, đoàn trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là cách cho thấy “Đảng Cộng sản Việt Nam đang tham vọng định hướng chính trị”; “cộng sản xâm nhập, phá hoại và lũng đoạn các cộng đồng, các hội đoàn, các cơ sở thương mại, trường học của người Việt tại hải ngoại”… Bên cạnh đó, chúng tiếp tục tuyên truyền, xuyên tạc ý nghĩa, bản chất cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Việt Nam, đưa ra những luận điệu kích động đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài như cổ súy ngày 30/4/1975 là “ngày quốc hận”; rêu rao việc Việt Nam tổ chức đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là “tốn kém, lãng phí, phản cảm”; đưa ra các bài viết, phỏng vấn để “khuyên” Việt Nam coi ngày đại thắng của dân tộc “không nên nói về người thắng, kẻ thua”. Lợi dụng việc Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, các thế lực phản động và cơ hội chính trị lu loa rằng, việc Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ là “không cần thiết” hoặc “hoàn toàn vô nghĩa”!

Những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lưu vong và một số đối tượng chống đối ở trong nước tuy không mới nhưng việc lặp đi lặp lại sẽ tạo ra những hệ lụy xấu, không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của đất nước trên trường quốc tế mà còn có thể xâm hại đến an ninh quốc gia. Đồng thời, các thế lực xấu không ngừng bôi nhọ, mỉa mai nhằm làm giảm niềm tin từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài đối với Đảng, Nhà nước, từ đó hòng gây cản trở, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các đối tượng tung ra những luận điệu nhằm kích động tư tưởng chống phá, hoài nghi với chế độ như miệt thị rằng, đất nước tự hào với giải phóng, thống nhất đất nước sao hàng triệu người “bỏ ra nước ngoài”, xuyên tạc chính sách xuất khẩu lao động, vu cáo việc người Việt Nam ra nước ngoài lao động, học tập là “không chịu nổi hoàn cảnh ở trong nước”, “giải phóng cũng như không”… Xuyên tạc Đảng, Nhà nước “bỏ rơi”, “khinh rẻ” người Việt ở nước ngoài, chỉ “muốn lấy tiền của kiều bào chứ không coi trọng gì”…

Cùng gắn kết trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho kiều bào sự quan tâm đặc biệt. Người luôn coi kiều bào là một phần “máu thịt của quê hương”, “là nguồn nước tươi mát trong mạch nguồn phát triển đất nước”. Do vậy, quan tâm và phát huy nguồn lực của kiều bào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã đặt nền tảng cho Đảng ta đề ra những nghị quyết, chính sách quan trọng về người Việt Nam ở nước ngoài trong giai đoạn hiện nay. Ngay từ khi cách mạng Việt Nam còn trong “trứng nước”, khi Bác Hồ và những người đồng chí của mình vẫn đang miệt mài tìm lối đi cho hoạt động cách mạng, tìm đường cứu nước thì cộng đồng người Việt tại nhiều nơi, dù còn non trẻ, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, địa vị pháp lý bấp bênh nhưng kiều bào đã không quản nguy hiểm, vất vả, đùm bọc, chở che Người và các vị lãnh đạo của Đảng.

Trong những năm tháng cả dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến đánh đuổi ngoại xâm, kiều bào đã có nhiều hoạt động ủng hộ tài chính, vật chất thông qua các đợt quyên góp lớn, gửi về nước bằng nhiều con đường, cả công khai và bí mật với số lượng lớn tiền và vàng, nhiều loại thuốc men, dụng cụ y tế, quần áo và lương thực, thiết bị phục vụ cho các bệnh viện dã chiến và chiến trường, máy móc và thiết bị kỹ thuật phục vụ sản xuất và chiến đấu. Nhiều thành viên của phong trào sinh viên phản chiến đã trở thành nòng cốt của phong trào Việt kiều yêu nước sau này ở Mỹ, Pháp, Bỉ, Canada... có quan hệ chặt chẽ với cuộc kháng chiến ở trong nước. Các tổ chức người Việt ở một số nước láng giềng tham gia vào các hoạt động nuôi giấu cán bộ, ủng hộ kinh tài, cho con em về tham gia chiến đấu. Kiều bào ta tại Pháp đã hỗ trợ cho phái đoàn Việt Nam tham gia Hội nghị Paris về tinh thần, vật chất và nhân lực... Không chỉ đóng góp từ xa, nhiều kiều bào đã trở về Tổ quốc để trực tiếp góp sức mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Ngày 10/1/1960, chuyến tàu đầu tiên đưa kiều bào tại Thái Lan về nước đã được đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đón tại Hải Phòng. Nhiều kỹ sư, bác sĩ, chuyên gia, trí thức từ các nước đã tình nguyện trở về nước tham gia xây dựng hậu phương miền Bắc, trực tiếp chiến đấu tại các chiến trường, làm tại các bệnh viện dã chiến, hỗ trợ điều trị thương binh, bệnh binh hoặc làm phiên dịch, công tác địch vận…

Từ sau năm 1975, rất nhiều kiều bào tham gia vào công cuộc khôi phục, xây dựng và bảo vệ đất nước, đồng thời chống bao vây cấm vận và âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch từ bên ngoài. Các hội Việt kiều yêu nước tại nhiều nước phát triển mạnh thu hút đông đảo kiều bào tham gia. Nhiều trí thức Việt kiều đã về nước trao đổi, giảng dạy, giới thiệu công nghệ mới. Nguồn kiều hối, hàng hoá do kiều bào gửi về đã góp phần giảm bớt những khó khăn trong nước…

Theo Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam phát triển nhanh chóng, hiện có khoảng 6 triệu người đang định cư, làm ăn sinh sống, học tập tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, có nhiều đóng góp thiết thực cho quốc gia sở tại cũng như góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Để có được những kết quả trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài như ngày hôm nay, trong nhiều thập kỷ qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã quan tâm, chú trọng, xây dựng hệ thống chủ trương, chính sách, pháp luật, huy động toàn bộ hệ thống chính trị cùng với bộ máy chuyên trách triển khai đồng bộ, toàn diện công tác đối với người Việt Nam ở trong và ngoài nước. Với hơn 500.000 doanh nhân, trí thức có trình độ cao, kiều bào tích cực tham gia hiến kế cho Ðảng, Nhà nước trong nhiều vấn đề quan trọng.

Đảng và Nhà nước ta luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời, một nguồn lực của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Công tác vận động đối với người Việt Nam ở nước ngoài luôn được xác định là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược trong hệ thống công tác dân vận của Đảng và Nhà nước phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Trong các chuyến thăm và làm việc tại nước ngoài, lãnh đạo cấp cao của Ðảng và Nhà nước ta rất quan tâm, dành thời gian trực tiếp thăm hỏi và động viên cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống tại đây. Nhiều hoạt động kết nối kiều bào với quê hương được tổ chức ngay sau khi quốc tế mở cửa trở lại như chương trình Xuân Quê hương, Giỗ Tổ Hùng Vương, thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1, Trại hè Việt Nam… Nhiều chủ trương, đường lối về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã được thể chế hóa thông qua các chính sách pháp luật trong nhiều lĩnh vực như quốc tịch, xuất cảnh, nhập cảnh, đất đai, nhà ở, đầu tư, kinh doanh, lao động... Các cơ quan chuyên trách về công tác người Việt ở nước ngoài luôn tích cực hỗ trợ để người Việt Nam ở nước ngoài có địa vị pháp lý vững chắc, phát triển kinh tế và đời sống, hòa nhập với xã hội nước sở tại; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc, hướng về Tổ quốc.

Những đóng góp to lớn, không tiếc máu xương, sẵn sàng từ bỏ cuộc sống đủ đầy ở nước ngoài để về đồng cam cộng khổ với đồng bào ở trong nước trong giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây là minh chứng rõ nét cho lòng yêu nước nồng nàn của kiều bào. Trong giai đoạn hiện nay, kiều bào đều mong muốn đóng góp xây dựng quê hương Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây chính là mẫu số chung, là điểm đồng để tập hợp, quy tụ, đoàn kết kiều bào, phát huy nguồn lực to lớn của bà con đối với sự phát triển của đất nước. Tại buổi họp báo các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra sáng 18/4/2025, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, khối diễu hành sẽ có sự góp mặt của 120 kiều bào tiêu biểu. Đây là những kiều bào có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, cùng nhiều gương mặt trẻ là trí thức, doanh nhân, nghệ sĩ ở nước ngoài. Những ngày qua, bất chấp thời tiết nắng nóng, kiều bào cùng các khối tham gia diễu binh, diễu hành tích cực tập luyện, sơ duyệt và tổng duyệt chuẩn bị cho đại lễ kỷ niệm tới đây tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là dịp để những người con xa xứ trở về, được hòa mình vào dòng chảy của dân tộc.

Dù sống ở nước ngoài nhưng trái tim, khối óc và dòng máu Lạc Hồng của người Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng gắn bó và hướng về quê hương, thật sự trở thành một bộ phận không tách rời và một nguồn lực quan trọng của cộng đồng dân tộc Việt Nam, đóng góp tích cực cho quá trình xây dựng, bảo vệ, phát triển và hội nhập của đất nước. Các doanh nhân, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài sẵn sàng, khao khát trở về đầu tư làm giàu và xây dựng quê hương, đất nước, góp phần làm gắn kết hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân tộc cũng như bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực xấu về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

cand.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lễ Giáng sinh - minh chứng sinh động bác bỏ những cáo buộc về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Lễ Giáng sinh - minh chứng sinh động bác bỏ những cáo buộc về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Trong nhiều năm qua, mặc dù Việt Nam đã có những thành tựu to lớn trong đảm bảo nhân quyền và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân song bất chấp sự thật này, nhiều tổ chức quốc tế không có thiện chí với Việt Nam đã đưa ra những cáo buộc vô căn cứ. Những cáo buộc này không chỉ gây tổn hại đến uy tín mà còn làm sai lệch nhận thức của cộng đồng quốc tế về tình hình nhân quyền, tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam.

Nhận diện thủ đoạn lợi dụng phản biện xã hội để xuyên tạc chủ trương tinh gọn bộ máy

Nhận diện thủ đoạn lợi dụng phản biện xã hội để xuyên tạc chủ trương tinh gọn bộ máy

Việc quyết liệt thực hiện tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị được các nhà khoa học, nghiên cứu, nhà quản lý trong và ngoài nước đánh giá là bước đột phá mang tính cách mạng nhằm sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn cách mạng mới, trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động ''ly khai'', ''tự trị''

Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động ''ly khai'', ''tự trị''

Nhằm thực hiện mưu đồ chống phá Nhà nước Việt Nam, thời gian qua, các thế lực thù địch, tổ chức phản động tăng cường các hoạt động tuyên truyền, kích động, vu cáo Ðảng, Nhà nước trên không gian mạng, với rất nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi.

Tình cảm của nhân dân và bạn bè quốc tế - minh chứng phản bác luận điệu xuyên tạc về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của nhân dân và bạn bè quốc tế - minh chứng phản bác luận điệu xuyên tạc về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần là mất mát lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Tổng Bí thư ra đi song những hình ảnh, tình cảm sâu đậm với đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế vẫn còn mãi. Bằng những cách khác nhau, người dân cả nước cùng bè bạn quốc tế đã và đang bày tỏ lòng kính trọng, tiếc thương Tổng Bí thư - một trái tim, một nhân cách lớn của dân tộc.

Ngăn chặn ''virus lừa phỉnh'' đội lốt nhân quyền - ghi tại một số tỉnh miền núi

Ngăn chặn ''virus lừa phỉnh'' đội lốt nhân quyền - ghi tại một số tỉnh miền núi

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định: Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu...

Nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái về quyền con người ở Việt Nam hiện nay

Nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái về quyền con người ở Việt Nam hiện nay

Quyền con người hay nhân quyền là vấn đề luôn được quan tâm và bàn luận từ rất sớm. Đồng thời, quyền con người là vấn đề nhạy cảm mà nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam luôn chú trọng thực hiện nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân của đất nước, đồng thời qua đó cũng nhằm bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

Núp bóng môi trường chống phá đất nước

Núp bóng môi trường chống phá đất nước

Môi trường và ô nhiễm môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu. Tất cả các quốc gia, không phân biệt trình độ phát triển kinh tế, chế độ chính trị, xã hội đều đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, với cách nhìn thiếu thiện chí và chống phá đất nước, các thế lực thù địch đã đưa ra những quan điểm, thủ đoạn xuyên tạc cho rằng chỉ có ở Việt Nam mới có tình trạng ô nhiễm môi trường, đồng thời còn vu cáo Việt Nam bắt bớ, bỏ tù những nhà hoạt động môi trường.

Thành tựu bảo vệ, thực thi quyền con người ở Việt Nam là không thể phủ nhận

Thành tựu bảo vệ, thực thi quyền con người ở Việt Nam là không thể phủ nhận

Với sự quan tâm thường xuyên của Đảng, Chính phủ, những năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, xuất phát từ mục đích thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra nhiều nhận định phiến diện nhằm phủ nhận thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.

fb yt zl tw