Tái diễn luận điệu xuyên tạc công tác xử lý cán bộ sai phạm

Trên tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, thời gian qua, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng dưới sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện hết sức quyết liệt, nghiêm minh.

Sức nóng của chiến dịch “đốt lò” đã lan tỏa mạnh mẽ, đi vào chính các cá nhân trong cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, lợi dụng việc xử lý cán bộ sai phạm, đặc biệt là cán bộ cấp cao trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đối tượng xấu tung ra nhiều luận điệu tiêu cực, sai trái, đánh lạc hướng dư luận.

Vừa qua, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét chỗ ở đối với bị can Nguyễn Văn Yên (nguyên Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương) để điều tra về tội “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” theo quy định tại Điều 337, Bộ luật Hình sự. Trước đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã quyết định kỷ luật bằng hình thức cách tất cả chức vụ trong Đảng đối với ông Yên. Việc xử lý cán bộ sai phạm là điều bình thường trong công cuộc phòng, chống tham nhũng lâu nay. Tuy nhiên, các đối tượng xấu đã lợi dụng sự quan tâm, chú ý của dư luận để “bẻ lái”, “đánh võng” thông tin, tung ra nhiều luận điệu độc hại, sai trái. Một mặt, chúng rêu rao cho rằng tham nhũng ở Việt Nam đã lâm vào tình trạng mất kiểm soát, ăn sâu vào bộ máy của Đảng, Nhà nước, không thể loại bỏ tận gốc nếu không thay đổi thể chế chính trị.

Mặt khác, chúng quy chụp, hướng lái dư luận bằng luận điệu tiêu cực về công cuộc chống tham nhũng, việc xử lý các cán bộ cấp cao gần đây để suy diễn, dẫn dắt theo chủ ý xấu. Thực tế, đây không phải là luận điệu mới. Tuy nhiên, với tâm lý tò mò, hóng tin của người đọc, sự lan truyền của mạng xã hội, những thông tin này đã tác động đến không ít người, tạo ra dư luận tiêu cực.

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được Đảng, Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và lâu dài. Trong đó, việc xây dựng đội ngũ cán bộ thực sự liêm chính, coi trọng danh dự là nhiệm vụ trọng tâm. Mới đây, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 9/5/2024, về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Một trong những phẩm chất quan trọng mà mỗi cán bộ, đảng viên phải có là: “Trong sạch, không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, không gây phiền hà, sách nhiễu. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Về trách nhiệm nêu gương, cán bộ càng cao càng phải gương mẫu.

Phát biểu tại phiên họp của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV diễn ra tháng 3 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, việc cán bộ suy thoái, tham nhũng, tiêu cực không chỉ làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước mà còn làm suy yếu niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là những người giữ chức vụ cao trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước phải luôn tự ý thức về trách nhiệm của bản thân, không ngừng trau dồi, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị và giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng.

Trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân đang tập trung xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam thực sự trong sạch, vững mạnh toàn diện, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng càng được đẩy mạnh trên tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”. Hơn ai hết, Đảng, Nhà nước ta thấy rõ “tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”. Chính vì vậy, để giữ vững vai trò là đảng cầm quyền, để Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, Đảng đã triển khai toàn diện các giải pháp để phòng ngừa, đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực. Cùng với việc tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên, Đảng cũng chú trọng phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, lãng phí cũng như hành vi bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng, lãng phí. Không chỉ dừng lại ở một cơ quan, bộ, ngành, địa phương, đến nay, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã trở thành một xu thế lớn trên cả nước.

Quán triệt chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc “phải chống tham nhũng ngay trong các cơ quan làm công tác phòng, chống tham nhũng”, các cơ quan chức năng đã tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng thực sự trong sạch, liêm chính. Đối với những cán bộ suy thoái, biến chất, các cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

Quay lại với trường hợp ông Nguyễn Văn Yên, đáng lẽ ra, với chức vụ là Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương - cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp – hơn ai hết, ông Nguyễn Văn Yên phải hiểu rõ về trách nhiệm đấu tranh, phòng, chống tham nhũng. Phải thực hiện trách nhiệm nêu gương, càng ở cương vị cao càng phải mẫu mực. Tuy nhiên, bản thân ông lại thiếu tu dưỡng, rèn luyện, để xảy ra những vi phạm gây dư luận xấu. Ngày 19/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Theo đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy, ông Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Cơ quan Ban Nội chính Trung ương đã thiếu tu dưỡng, rèn luyện, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định của Đảng và pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, kê khai tài sản, thu nhập, hôn nhân và gia đình. Ông Nguyễn Văn Yên đã vi phạm Quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị công tác. Do đó, Ban Bí thư quyết định kỷ luật cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Văn Yên. Vì vậy, việc ông Yên bị khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra là hoàn toàn theo đúng quy định, không thể hướng lái như luận điệu các đối tượng xấu tung ra.

Tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực, gắn liền với sự phân hóa quyền lực, được biểu hiện thông qua việc người có chức vụ, quyền hạn sử dụng quyền lực được giao để thực hiện hành vi vụ lợi, sai trái, xâm phạm đến lợi ích của tập thể. Không chỉ riêng Việt Nam mà mọi quốc gia trên thế giới đều phải đối diện với nguy cơ tham nhũng xảy ra. Nhận thức rõ tác hại của tham nhũng, ngày 31/10/2003, Liên hợp quốc đã thông qua Công ước quốc tế về chống tham nhũng (UNCAC). Tính đến cuối năm 2023, Công ước này có sự tham gia của 190 quốc gia (189 quốc gia thành viên và một tổ chức thành viên) trong tổng số 193 quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc. Thực tiễn đó cho thấy, những luận điệu cho rằng tham nhũng ở Việt Nam do thể chế chính trị gây ra là hoàn sai trái, phi lý, mang tính chất quy chụp.

Với vai trò là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, ngay từ những ngày đầu thành lập, dưới sự rèn luyện, giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã coi trọng nhiệm vụ xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, theo đúng tinh thần “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Mọi hành vi tham nhũng, tiêu cực đều được đưa ra xử lý nghiêm minh, bảo đảm tính răn đe. Nhờ đó, từ một Đảng cách mạng non trẻ, trải qua các thời kỳ cách mạng, Đảng ta không ngừng phát triển, trưởng thành, luôn được nhân dân tin tưởng, ủng hộ, giao quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

cand.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kẻ phá hoại mang tên "nặc danh"

Kẻ phá hoại mang tên "nặc danh"

Chuyện tán phát đơn thư nặc danh nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân, gây tư tưởng hoài nghi, mất đoàn kết nội bộ, nhất là trước thềm đại hội đảng các cấp vốn không có gì xa lạ. Gần đây, hành vi tiêu cực, phá hoại, đáng lên án này có xu hướng diễn biến phức tạp, khó dự báo.

Nâng cao tính Đảng, tính cách mạng để phòng ngừa suy thoái về tư tưởng chính trị

Nâng cao tính Đảng, tính cách mạng để phòng ngừa suy thoái về tư tưởng chính trị

Để có tính Đảng cao, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải phát huy tinh thần trách nhiệm trong quá trình tự tu dưỡng, phấn đấu, rèn luyện, coi đó như một nhu cầu tự nhiên, thiết thân để không ngừng hoàn thiện nhân cách, xứng đáng là chiến sĩ tiên phong, tấm gương mẫu mực để nhân dân học tập, noi theo.

Trui rèn bản lĩnh trước thông tin xấu độc

Trui rèn bản lĩnh trước thông tin xấu độc

Sự chống phá ngày càng quyết liệt của các thế lực thù địch trên không gian mạng khiến công chúng liên tục phải đối diện với nhiều thông tin xấu độc. Giữa cái “chợ” thông tin vàng thau lẫn lộn, cách để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch là phải xây dựng, củng cố, trui rèn bản lĩnh, kỹ năng cho cán bộ, đảng viên và công dân yêu nước...

Lễ Giáng sinh - minh chứng sinh động bác bỏ những cáo buộc về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Lễ Giáng sinh - minh chứng sinh động bác bỏ những cáo buộc về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Trong nhiều năm qua, mặc dù Việt Nam đã có những thành tựu to lớn trong đảm bảo nhân quyền và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân song bất chấp sự thật này, nhiều tổ chức quốc tế không có thiện chí với Việt Nam đã đưa ra những cáo buộc vô căn cứ. Những cáo buộc này không chỉ gây tổn hại đến uy tín mà còn làm sai lệch nhận thức của cộng đồng quốc tế về tình hình nhân quyền, tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam.

Nhận diện thủ đoạn lợi dụng phản biện xã hội để xuyên tạc chủ trương tinh gọn bộ máy

Nhận diện thủ đoạn lợi dụng phản biện xã hội để xuyên tạc chủ trương tinh gọn bộ máy

Việc quyết liệt thực hiện tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị được các nhà khoa học, nghiên cứu, nhà quản lý trong và ngoài nước đánh giá là bước đột phá mang tính cách mạng nhằm sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn cách mạng mới, trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động ''ly khai'', ''tự trị''

Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động ''ly khai'', ''tự trị''

Nhằm thực hiện mưu đồ chống phá Nhà nước Việt Nam, thời gian qua, các thế lực thù địch, tổ chức phản động tăng cường các hoạt động tuyên truyền, kích động, vu cáo Ðảng, Nhà nước trên không gian mạng, với rất nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi.

Tình cảm của nhân dân và bạn bè quốc tế - minh chứng phản bác luận điệu xuyên tạc về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của nhân dân và bạn bè quốc tế - minh chứng phản bác luận điệu xuyên tạc về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần là mất mát lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Tổng Bí thư ra đi song những hình ảnh, tình cảm sâu đậm với đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế vẫn còn mãi. Bằng những cách khác nhau, người dân cả nước cùng bè bạn quốc tế đã và đang bày tỏ lòng kính trọng, tiếc thương Tổng Bí thư - một trái tim, một nhân cách lớn của dân tộc.

Ngăn chặn ''virus lừa phỉnh'' đội lốt nhân quyền - ghi tại một số tỉnh miền núi

Ngăn chặn ''virus lừa phỉnh'' đội lốt nhân quyền - ghi tại một số tỉnh miền núi

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định: Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu...

fb yt zl tw