Italy lo ngại về các biến thể mới của virus SARS-CoV-2

Theo phóng viên TTXVN tại Rome, các chuyên gia y tế Italy lo ngại một làn sóng dịch COVID-19 bùng phát trong mùa hè này khi một nhóm biến thể mới của virus SARS-CoV-2, được gọi là FLIRT, trong đó có các biến thể KP.3 và LB.1, đang có xu hướng tăng mạnh lây nhiễm tại nước này.

Hình ảnh do Cơ quan dược phẩm và thực phẩm Mỹ cung cấp về virus SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Hình ảnh do Cơ quan dược phẩm và thực phẩm Mỹ cung cấp về virus SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Ông Federico Gueli, một chuyên gia theo dõi quá trình tiến hóa của virus SARS-CoV-2 trong nhiều năm, cho biết các số liệu cho thấy Italy có thể là quốc gia thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ, về mức độ lây lan của biến thể KP.3, trong đó có cả biến thể phụ lây lan nhanh nhất là KP.3.1.1.

Theo nhà virus học Fabrizio Pregliasco, xu hướng lây lan của COVID-19 sẽ theo từng đợt, tăng và giảm do sự xuất hiện của các biến thể mới trong vòng 4 - 6 tháng, ngay cả trong mùa hè.

Một yếu tố góp phần tạo nên làn sóng lây nhiễm COVID-19 trong mùa hè năm nay là giải bóng đá EURO 2024, khi sự tập trung đông người và các hoạt động ăn mừng tạo điều kiện thuận lợi cho sự lây lan của nhiều biến thể mới. Nhưng tin tức tốt là những biến thể này thuộc dòng Omicron hoặc dòng phụ của Omicron, ít nguy hiểm hơn, trong khi khả năng miễn dịch của con người tăng lên sau khi mắc COVID-19 hay tiêm vaccine.

Biến thể KP.3 mới của SARS-CoV-2 đang ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Biến thể mới này là "hậu duệ" của JN.1, một biến thể khác lần đầu tiên được xác định tại Italy vào mùa Đông năm ngoái. Giống như các biến thể khác, KP.3 mới cũng có các đột biến giúp virus có khả năng lây nhiễm cao hơn và khả năng chống lại vaccine.

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), tốc độ tăng trưởng của biến thể nhanh đến mức trở thành “biến thể chiếm ưu thế" tại nước này. Theo một trong những dự đoán được đưa ra từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6, 25% số ca mắc COVID-19 tại Mỹ sẽ do biến thể KP.3 gây ra.

Mặc dù vậy, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa đưa ra đánh giá rủi ro liên quan đến hai biến thể mới này. Tình hình đang được theo dõi liên tục để có thể can thiệp kịp thời. Hiện tại, chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy biến thể KP.3 có khả năng gây ra dịch bệnh nghiêm trọng hơn tại Italy, nhưng tình hình tại Mỹ cảnh báo về các làn sóng lây nhiễm tiềm ẩn trong những tháng tới.

Hiện vẫn chưa có thông tin rõ ràng về các triệu chứng của biến thể mới, nhưng các chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng biến thể KP.3 mới có các triệu chứng giống như nhiễm trùng do các biến thể khác gây ra: cụ thể là sốt, khó chịu, mệt mỏi, nhức đầu, ho, đau họng, đau cơ và khớp. Và biến thể dòng phụ KP.3.1.1 có các triệu chứng tương tự, nhưng nhẹ hơn.

Theo Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Thế giới có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và bảo đảm rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu, đồng thời bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.

fb yt zl tw