Indonesia kêu gọi ASEAN+3 thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực

Bộ trưởng ngoại giao 3 nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản tái khẳng định sự ủng hộ đối với AOIP, nhấn mạnh sự cần thiết phải giữ gìn hòa bình và ổn định trong khu vực.

ttxvn-asean3-2752-536-9606.jpg
Các đại biểu chụp ảnh chung tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN với Trung Quốc.

Bộ trưởng ngoại giao 3 nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản tái khẳng định sự ủng hộ đối với AOIP, nhấn mạnh sự cần thiết phải giữ gìn hòa bình và ổn định trong khu vực.

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi kêu gọi Hội nghị ASEAN +3 (bao gồm ASEAN và ba đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) tiếp tục đóng vai trò là động lực chính cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 lần thứ 25 tại Vientiane, Lào ngày 27/7, bà Retno Marsudi nhấn mạnh ASEAN đã và đang đóng góp vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu, trong đó nhấn mạnh dân số Đông Nam Á, chủ yếu là thanh niên, chiếm 1/3 toàn cầu.

Bà Retno nhấn mạnh, “những tiềm năng to lớn mà ASEAN khai thác sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không có hòa bình và ổn định.”

Các nước đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản giúp duy trì mức tăng trưởng kinh tế ưu tiên của khu vực là 4,5% bằng cách hỗ trợ chuyển đổi năng lượng và kinh tế số, tận dụng tối đa Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực và hợp tác trong khuôn khổ Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP).

Theo bà Retno, “để hiện thực hóa mục tiêu đưa ra tại Diễn đàn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ASEAN năm 2023, các doanh nghiệp Indonesia trong Hội đồng Tư vấn kinh doanh ASEAN đang chuẩn bị thành lập Mạng lưới doanh nghiệp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ASEAN.”

Trong Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên ASEAN đánh giá cao ba nước đối tác đã cam kết kiên quyết ưu tiên đối thoại trong nỗ lực thu hẹp những bất đồng.

Về phần mình, Bộ trưởng ngoại giao ba nước khu vực Đông Á tái khẳng định sự ủng hộ đối với AOIP, coi đây là một nền tảng toàn diện và nhấn mạnh sự cần thiết phải giữ gìn hòa bình và ổn định trong khu vực, với mục tiêu cuối cùng là tạo ra một khu vực tự cường.

Tuyên bố Chủ tịch sau khi kết thúc Hội nghị đã đánh giá cao nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và cam kết tăng cường khả năng phục hồi của khu vực bằng cách củng cố chuỗi cung ứng khu vực và thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực.

Các Bộ trưởng Ngoại giao tham gia Hội nghị cũng đã nhất trí theo đuổi việc thông qua Tuyên bố ASEAN+3 về tăng cường kết nối các chuỗi cung ứng và công nghiệp khu vực trong Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 45 vào tháng 10 năm nay.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Thế giới có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và bảo đảm rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu, đồng thời bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.

Nữ Tổng thống Namibia đầu tiên tuyên thệ nhậm chức

Nữ Tổng thống Namibia đầu tiên tuyên thệ nhậm chức

Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Nam Phi, trong một sự kiện lịch sử trùng với kỷ niệm 35 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Namibia (21/3/1990 - 21/3/2025), bà Netumbo Nandi-Ndaitwah đã chính thức tuyên thệ nhậm chức, trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của quốc gia khu vực Nam Phi này.

fb yt zl tw