Huyện Bảo Thắng: Tự tin với mục tiêu sớm hoàn thành xóa nhà tạm

Với quyết tâm chính trị cao nhất, bằng những cách làm hay, sáng tạo, quyết liệt, đồng bộ, huyện Bảo Thắng đề ra mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2024 trên địa bàn cơ bản không còn nhà tạm, nhà dột nát.

z5796280578302_707b51966a1c9f8c75e150c3fa7d239f.jpg
Trước khi tỉnh phát động phong trào "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát", huyện Bảo Thắng đã có phong trào "Chung tay vì huyện Bảo Thắng không còn nhà tạm".

Anh Giàng Seo Giáo, 37 tuổi, dân tộc Mông, trú tại thôn Cốc Né, thị trấn Nông trường Phong Hải và vợ là chị Thào Thị Dung ra ở riêng sau gần 20 năm cưới nhau nhưng vẫn chưa đủ tiền để xây một ngôi nhà kiên cố. Anh Giáo, chị Dung có 5 người con (4 con đang học phổ thông), vấn đề chỗ ở luôn là áp lực lớn, trong khi vợ chồng anh đều làm nghề chính là phụ hồ xây dựng, tiền tích lũy hằng tháng không được là bao. Chưa có dự định làm nhà mới nhưng khi nhận được thông báo của UBND thị trấn thuộc đối tượng được hỗ trợ xây nhà, vợ chồng anh Giáo quyết làm trong năm 2024.

z5796350991579_af33fc2c2e8e2b0fb01494302dd564df.jpg
Sau 4 tháng phát động, huyện Bảo Thắng đã có nguồn quỹ xóa nhà tạm gần 1 tỷ đồng từ nguồn đóng góp tự nguyện của cán bộ, đảng viên và nguồn xã hội hóa.

Hôm chúng tôi có mặt, “công trình ước mơ” của anh Giáo mới khởi công được 2 ngày, hoàn thành việc đào các chân đế móng cốc và xây bể âm chứa chất thải sinh hoạt. Vật liệu cần thiết như gạch, xi măng, sắt, sỏi, cát cũng đã tập kết tại công trình, vợ chồng anh Giáo dựng tạm khung ngôi nhà cũ làm chỗ ở tạm và chứa vật liệu.

Chủ thầu công trình là anh Sùng Seo Sư, sinh năm 1985, trú tại thôn Làng Chang, xã Bản Phiệt (chỉ cách thôn Cốc Né 1 dãy đồi), người có gương mặt thân thiện bảo: Cùng làm nghề, cùng là đồng bào Mông, mình không có tiền giúp nhau thì lấy tiền công thấp hơn. Giá chung đang là 700 nghìn đồng, mình chỉ lấy của anh Giáo 650 nghìn đồng/m2 thôi.

IMG_3688.JPG
Anh Giàng Seo Giáo làm phụ hồ cho chính công trình xây dựng nhà ở của mình.
IMG_3680.JPG
Được hỗ trợ 40 triệu đồng, gia đình anh Giáo mua xi măng, sắt thép phục vụ xây ngôi nhà mới.

Tranh thủ thời tiết ủng hộ, sáng nào anh Sư cũng dẫn 3 - 4 anh em thợ vượt qua đồi quế từ Làng Chang sang Cốc Né xây nhà cho anh Giáo. Anh Sư bảo, nếu thuận lợi thì sau 2 tháng anh Giáo có thể vào nhà mới. Khi chúng tôi hỏi về mức đầu tư, anh Giáo lẩm nhẩm rồi tự tin: Nhẹ thì trăm bảy, nhiều hơn có khi hai trăm (triệu đồng).

IMG_3658.JPG
Niềm vui của anh Giáo là được các đồng môn, láng giềng, anh em họ hàng ủng hộ khi làm nhà mới.
IMG_3647.JPG
Sau khoảng 2 tháng thi công, gia đình anh Giáo sẽ có ngôi nhà kiên cố, khang trang ngay bên đường liên thôn.

Chia tay anh Giáo, ông Trần Ngọc Hải, Trưởng thôn Cốc Né dẫn chúng tôi tham quan mặt bằng ngôi nhà mới của anh Thào Seo Páo, 31 tuổi (em trai của chị Thào Thị Dung, vợ anh Giáo). Mặt trước ngôi nhà là đường nhựa nối thị trấn Phong Hải từ Quốc lộ 70 tới xã Vạn Hòa (thành phố Lào Cai), phía sau là con suối. Để làm nhà, anh Páo phải xây bức tường kè bằng bê tông kiên cố dày tới 50 cm, anh Páo bảo: Tốn tiền nhưng làm một lần, về sau không sợ nước lũ, không lo sụt, sạt.

IMG_3635.JPG
Bố con anh Thào Seo Páo sắp chia tay với ngôi nhà tạm.
IMG_3620.JPG
Để xây dựng ngôi nhà kiên cố, "phong cảnh hữu tình" bên suối, anh Páo đầu tư hàng chục triệu đồng để xây kè bảo vệ.

Anh Páo được chính quyền thị trấn hỗ trợ ít nhất 40 triệu đồng, hơn 100 triệu còn lại là anh tích cóp sau nhiều năm đi làm thợ xây đây đó. Trưởng thôn Trần Ngọc Hải cho hay, Cốc Né có 104 hộ, thuộc 8 dân tộc anh em, trong đó 64 hộ là đồng bào Mông, Dao. Hiện thôn Cốc Né còn 23 hộ thuộc diện nghèo, 21 hộ cận nghèo, chỉ 5 hộ đang ở nhà tạm, trong đó có hộ anh Giáo, anh Páo, đáng mừng là trong năm 2024 cả 5 hộ sẽ đồng loạt khởi công làm nhà mới.

IMG_3561.JPG
Cán bộ thị trấn Nông trường Phong Hải nắm tình hình xây dựng của các hộ được hỗ trợ xóa nhà tạm.

Trước đó, cùng cán bộ UBND thị trấn, chúng tôi tới tham quan ngôi nhà 1,5 tầng khang trang đang hoàn thiện khâu cuối cùng của anh Đỗ Văn Cốc và chị Nguyễn Thị Hòa (hộ nghèo), tổ dân phố số 2, hộ mới được hỗ trợ 40 triệu đồng. Ông Lê Xuân Cương, Chủ tịch UBND thị trấn Phong Hải cho hay, năm 2021, thị trấn còn 249 nhà tạm (trong đó có 40 nhà “3 tạm”, 44 nhà “2 tạm”, 165 nhà “1 tạm”). Từ đó đến nay, địa phương đã huy động 14,5 tỷ đồng và 4.500 ngày công, trong đó Nhà nước hỗ trợ 2,5 tỷ đồng để xây mới, sửa chữa 244 ngôi nhà. Toàn bộ 6 ngôi nhà tại thị trấn Nông trường Phong Hải sẽ phấn đấu vận động khởi công trong năm 2024.

IMG_3585.JPG
Được hỗ trợ 40 triệu đồng, anh Đỗ Văn Cốc quyết định dồn nguồn lực làm ngôi nhà kiên cố 1,5 tầng.

Ông Đỗ Bá Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Thắng cho biết, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện (năm 2020) đến nay, với những cách làm hay, sáng tạo, quyết liệt và đồng bộ, huyện Bảo Thắng đã đạt nhiều kết quả trong công tác xóa nhà tạm. Cụ thể, từ năm 2020 đến năm 2023, toàn huyện đã xóa 553 nhà tạm với tổng kinh phí hỗ trợ 18,4 tỷ đồng, trong đó riêng năm 2022 huyện huy động nguồn lực hỗ trợ 7 tỷ đồng để xóa 200 nhà tạm.

Theo thông tin của Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm huyện Bảo Thắng, thời điểm hiện tại, toàn huyện còn 135 nhà tạm (chiếm 1,6% số nhà tạm của toàn tỉnh). Ngoài 4 xã, thị trấn không còn nhà tạm, danh sách còn ít nhà tạm phải kể tới xã Xuân Giao với 3 nhà, xã Trì Quang còn 6 nhà tạm, xã Phong Niên, thị trấn Tằng Loỏng mỗi địa phương còn 10 nhà tạm.

IMG_3611.JPG
Bảo Thắng phấn đấu xóa nhà tạm trong năm 2024. Trong ảnh: Một ngôi nhà của hộ nghèo tại thị trấn Nông trường Phong Hải đang bước vào giai đoạn hoàn thiện.

Kinh nghiệm tại Bảo Thắng là ưu tiên về nguồn lực, xây dựng phong trào xóa nhà tạm với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, nêu cao sự ủng hộ của cộng đồng, sự vào cuộc của người dân.

Cách làm của địa phương là đầu mỗi năm kế hoạch, Thường trực Huyện ủy ban hành văn bản phân công các đồng chí Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy và lãnh đạo các chi, đảng bộ, một số cơ quan, đơn vị phụ trách giúp đỡ các thôn đặc biệt khó khăn. Mỗi thôn đặc biệt khó khăn lập một tổ công tác do một đồng chí lãnh đạo Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy trực tiếp phụ trách và có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động. Như năm 2024, nhiệm vụ hàng đầu của các tổ công tác là giúp đỡ các hộ khó khăn xóa nhà tạm, sau đó mới tới nhiệm vụ hỗ trợ phát triển kinh tế; vận động trẻ em đến trường; cải tạo môi trường; chuyển đổi số...

z5796346794158_d51cd69d89479d3452dbfbeb2de15eaf.jpg
Thường trực Huyện ủy Bảo Thắng tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các hộ nghèo tại thôn đặc biệt khó khăn.

Việc triển khai quyết liệt, nghiêm túc, ngoài báo cáo định kỳ, Huyện ủy Bảo Thắng yêu cầu các trường hợp đặc biệt, phát sinh phải được các tổ công tác báo cáo Thường trực Huyện ủy để có giải pháp chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ. Thông thường vướng mắc không nằm ở nguồn lực mà rơi vào trường hợp đất làm nhà chưa chuyển đổi mục đích sử dụng, chủ nhà đắn đo vì chưa hợp tuổi làm nhà mới.

Những trường hợp như thế phải tháo gỡ từng bước, liên quan đến đất đai, huyện kiên quyết không hỗ trợ, ủng hộ việc làm nhà không đúng.

Ông Đỗ Bá Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Thắng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Sáng 28/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp Anh quốc hoạt động, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; kêu gọi Vương quốc Anh, các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam, đưa cả kim ngạch thương mại song phương và vốn đầu tư của Anh vào Việt Nam vượt mốc 10 tỷ USD trong những năm tới.

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

Toàn tỉnh hiện có hơn 20 nghìn hộ dân là chủ rừng nhưng 3 năm nay tạm thời chưa được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng do bất cập trong xác định diện tích trên thực địa và giấy tờ pháp lý. Trước thực tế này, tỉnh đã triển khai thí điểm chi trả gộp theo nhóm hộ, cộng đồng thôn nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân và nâng cao hiệu quả chính sách.

Mở rộng thị trường cho nông sản Việt: Không thể chỉ trông chờ vào mùa vụ

Mở rộng thị trường cho nông sản Việt: Không thể chỉ trông chờ vào mùa vụ

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức khi thị trường quốc tế ngày càng siết chặt tiêu chuẩn. "Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại của Bộ Công thương tháng 6" đã chỉ ra những “nút thắt” cần tháo gỡ để nâng cao sức cạnh tranh, từ chất lượng, logistics đến xây dựng thương hiệu.

Triển vọng kinh tế từ nuôi kiến lấy trứng

Triển vọng kinh tế từ nuôi kiến lấy trứng

Trứng kiến là đặc sản được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nhưng người dân chủ yếu khai thác tự nhiên, không năng suất. Với mong muốn đem lại sinh kế mới cho người trồng rừng, đề tài nghiên cứu nuôi kiến lấy trứng thương phẩm được triển khai từ đầu năm 2025 tại hai xã Tân An (Văn Bàn) và Bảo Hà (Bảo Yên) có tính ứng dụng cao hứa hẹn mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương.

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Từng là cây mọc tự nhiên trong rừng, nay chè dây đã được người dân xã Nậm Pung (Bát Xát) đưa về trồng tại vườn nhà, bước đầu mang lại thu nhập ổn định. Nhờ sự hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm từ doanh nghiệp, cây chè dây đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho xã vùng cao này.

UBND tỉnh họp báo thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025

UBND tỉnh họp báo thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 26/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức buổi họp báo định kỳ nhằm cung cấp thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng năm 2025; phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025; cung cấp thông tin về các nội dung, vấn đề cơ quan báo chí, phóng viên quan tâm.

Gạch không nung - mô hình kinh tế xanh

Gạch không nung - mô hình kinh tế xanh

Với khát vọng vươn lên, mạnh dạn thay đổi tư duy làm kinh tế, chị Phùng Thị May, dân tộc Giáy ở thôn Luổng Láo 2, xã Cốc San, thành phố Lào Cai đã thành công với mô hình sản xuất gạch không nung. Mô hình không chỉ mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho gia đình, mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã huy động sự tham gia tích cực của người dân, qua đó từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp các địa phương giữ vững tiêu chí môi trường.

fb yt zl tw