Thị xã Sa Pa:

Hướng dẫn doanh nghiệp chuyển giao phần mềm du lịch thông minh “Sa Pa tour”

Chiều 20/8, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công ty Cổ phần IGB tổ chức hội nghị hướng dẫn doanh nghiệp chuyển giao phần mềm du lịch thông minh “Sa Pa tour”.

DSC06195.JPG
Quang cảnh hội nghị.

Ứng dụng du lịch thông minh “Sa Pa tour” do Công ty Cổ phần IGB tài trợ cho thị xã Sa Pa có tổng giá trị hơn 6,5 tỷ đồng, góp phần đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, tạo cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp làm du lịch, cũng như cải thiện đời sống, an sinh xã hội cho người dân trên địa bàn.

DSC06180.JPG
Sa-Pa-2.jpg
Các đại biểu trải nghiệm phần mềm “Sa Pa tour”.

Tại hội nghị, Công ty Cổ phần IGB đã báo cáo tóm tắt quá trình triển khai xây dựng phần mềm “Sa Pa tour” phiên bản 2.0. Theo đó, IGB đã thực hiện xây dựng các tính năng nhằm phục vụ doanh nghiệp, đơn vị du lịch kinh doanh online, thương mại số bằng cách nâng cấp các tính năng như: số hóa thông tin về địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng, ẩm thực, văn hóa bản địa, sản phẩm truyền thống. Đồng thời, phát triển thêm các danh mục, tính năng mới như: tích hợp các yếu tố thúc đẩy kinh doanh (voucher điện tử, ví điện tử); tối ưu giao diện quản lý cơ sở lưu trú, ẩm thực, gian hàng trực tuyến; nâng cấp tính năng cho người dùng để tạo kết nối dễ dàng cho khách du lịch với doanh nghiệp; số hóa thời tiết tại Sa Pa và các điểm du lịch trên địa bàn…

Sa-Pa.jpg
Đại biểu đóng góp ý kiến khi tham gia ứng dụng thực tế hoạt động của phần mềm “Sa Pa tour”.

Các đơn vị, doanh nghiệp, công ty dịch vụ lữ hành cũng được Công ty Cổ phần IGB hướng dẫn sử dụng, quản lý, quản trị phần mềm; chia sẻ, giải đáp các ý kiến khi tham gia ứng dụng thực tế hoạt động của phần mềm, góp phần xây dựng phần mềm hoạt động hiệu quả, thiết thực, dễ dàng.

Hiện người dùng có thể tải và cài đặt ứng dụng “Sa Pa Tour” trên Appstore hoặc Google Play.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

fb yt zl tw