Hơn ba thập niên làm kem cho trẻ

LCĐT - Hình ảnh những người bán kem với tiếng còi quen thuộc đã gắn bó với tuổi thơ của biết bao người, nhưng lại hiếm gặp ngày nay. Gia đình ông Phạm Văn Hiển ở tổ 16, phường Pom Hán, thành phố Lào Cai là một trong số ít vẫn giữ được nghề làm kem truyền thống ở Lào Cai.

Ngày nay, dù thị trường đã có nhiều loại kem ngon, hấp dẫn, sẵn bán ở các cửa hàng, siêu thị, nhưng những chiếc kem truyền thống vẫn có một vị trí đặc biệt với nhiều người. Nhờ sức hấp dẫn của que kem truyền thống mà những năm 90 của thế kỷ trước, ông Hiển và cả trăm hộ trong khu tập thể công nhân apatit ở Lào Cai có điều kiện nuôi con ăn học, vượt qua giai đoạn khó khăn của thời kỳ tái lập tỉnh.

Kem ông Hiển đã trở thành thương hiệu được nhiều người dân ở Lào Cai yêu thích.
Kem ông Hiển đã trở thành thương hiệu được nhiều người dân ở Lào Cai yêu thích.

Ông Phạm Văn Hiển sinh năm 1958, ở Nam Định. Năm 1976, ông lên Lào Cai làm công nhân Công ty TNHH Một thành viên Apatit Việt Nam (trước đây là Mỏ Apatit Lào Cai), đến năm 1987 thì nghỉ. Sau vài năm tìm hiểu, học hỏi, đến năm 1990, ông bắt đầu gắn bó với nghề làm kem và bán kem dạo.

Tâm sự về lý do gắn bó với nghề làm kem, ông Hiển nói: Những năm 80, 90 bán kem là nghề phổ biến. Chỉ khu vực Pom Hán này có đến hơn 100 hộ làm kem và bán kem dạo. Tôi là người làm sau, vì gia đình không có điều kiện đầu tư máy móc, thiết bị, nhưng bây giờ, duy nhất gia đình tôi ở khu vực này còn giữ được nghề làm kem truyền thống.

Những năm đầu làm kem, mỗi ngày ông Hiển chỉ làm 100 - 200 que, hiện nay, trung bình mỗi ngày gia đình ông làm 500 - 600 que kem các loại. Từ 1 vị kem ban đầu, ông đã chế biến được 3 vị kem cơ bản (đậu xanh, sữa dừa, socola), đáp ứng nhu cầu thưởng thức của không chỉ thiếu nhi, mà còn của nhiều người trên địa bàn.

Đặc biệt, để việc làm kem thuận lợi, ông Hiển đã tự tay làm những khuôn kem bằng inox chắc chắn, bền đẹp, sạch sẽ, thay thế khuôn bằng tôn nhanh hỏng mỗi năm lại phải thay một lần như trước đây. Theo ông Hiển, chính nhờ có bộ khuôn gần 1.000 chiếc bằng inox như  vậy mà gia đình ông giữ được nghề làm kem, không phải bỏ nghề như nhiều hộ khác. Không những vậy, để thuận tiện cho việc kinh doanh và giữ thương hiệu riêng cho kem của gia đình, cách đây 10 năm, ông Hiển đã đăng ký thương hiệu với tên đơn giản mà dễ nhớ: Kem ông Hiển.

Chia sẻ về bí quyết làm kem để giữ được nghề trong hơn 30 năm qua, ông Hiển cho biết: Tất cả nguyên liệu làm kem đều do tôi tự tay lựa chọn và chế biến, từ gạo nếp, đỗ xanh, dừa, sữa, đường… đều là những nguyên liệu sạch, có hương vị tự nhiên, không có chất bảo quản hay tạo màu, tạo mùi. Tuy nhiên, sản phẩm được làm thủ công nên mất nhiều thời gian và công sức. Do đó, so với các loại kem sản xuất theo dây chuyền hiện đại thì giá cả không thể rẻ hơn, nhưng kem lại có hương vị rất riêng, không lẫn, nên vẫn được nhiều người ưa chuộng.

Trước đây, ông Hiển làm kem quanh năm, nhưng những năm gần đây, mỗi năm gia đình ông chỉ tập trung làm kem trong khoảng 7 tháng (từ tháng 4 đến tháng 10), với giá bán từ 5 đến 10 nghìn đồng/que. “Kem ông Hiển” đã trở thành thương hiệu kem quen thuộc với nhiều người dân thành phố Lào Cai và những vùng lân cận. Bởi từng phải đạp xe đi bán kem dạo ở cả khu vực Quang Kim (Bát Xát), Bản Phiệt, Gia Phú (Bảo Thắng)… nên ông có những khách hàng thân thiết, quen thuộc nhiều nơi, dù đã 30 năm trôi qua vẫn luôn nhớ vị kem truyền thống của ông.

Bà Nguyễn Thị Oanh, ở tổ 28, phường Pom Hán là khách hàng lâu năm của ông Hiển. Dịp hè mỗi năm, bà thường xuyên mua kem của gia đình ông Hiển cho con, cháu cùng thưởng thức. Bà Oanh chia sẻ: Tôi ăn kem của nhà ông Hiển từ khi ông mới bắt đầu nghề làm kem. Đến bây giờ, các con, cháu của tôi cũng thích ăn kem do ông Hiển làm ra. Mỗi lần mua kem, tôi thường mua hàng chục chiếc.

Theo ông Hiển, không hẳn nghề làm kem truyền thống giúp ông làm giàu, nhưng bao năm qua, nhờ có nghề này mà ông có điều kiện nuôi 5 người con ăn học đầy đủ, trong đó có 2 con học đại học. Nhờ những que kem của bố, các con ông Hiển đều đã có cuộc sống ổn định, kinh tế vững vàng.

Trong số 5 người con của ông chỉ có 1 người lựa chọn nối nghiệp cha. Đó là chị Phạm Thị Thêu, sinh năm 1984, con gái út của ông Hiển. Dù đã lấy chồng cách nhà bố mẹ nhiều cây số, nhưng mỗi năm đến “mùa làm kem”, hằng ngày chị Thêu vẫn về nhà bố mẹ để phụ giúp, nhất là từ sau khi ông Hiển bị tai biến nhẹ, sức khỏe giảm sút, việc di chuyển gặp nhiều khó khăn. Vì từ nhỏ đã được bố chỉ dạy nên chị Thêu đã nằm lòng các công thức của từng loại kem.

Chị Thêu cho biết: Tôi từ nhỏ đã làm kem cùng bố, nên yêu thích công việc này. Hơn nữa, dù sao cũng sẵn nghề, sẵn đồ, giờ sức khỏe của bố kém nên tôi làm cùng, vừa có điều kiện chăm sóc bố, vừa có thêm thu nhập. Dịch bệnh khiến việc bán kem dạo gặp khó khăn, nhưng chúng tôi vẫn duy trì bán hàng cho những khách thân quen và qua mạng xã hội, thậm chí ship đến tận nhà.

Dù hình ảnh chiếc xe đạp lọc cọc, phía sau chở một thùng gỗ mà bên trong là những que kem mỗi lần mở nắp ra bốc hơi nghi ngút, cùng tiếng còi như có sức hút thần kỳ, đi tới đâu cũng khiến lũ trẻ chạy nháo nhác tìm chai, lọ, dép rách… để đổi lấy que kem ngọt thanh, mát lạnh, rồi tranh nhau từng miếng, giữa cái nắng chói chang của mùa hè đã xa dần trong ký ức. Dù khó cạnh tranh trên thị trường, nhưng những cây kem truyền thống và những người làm kem như ông Hiển vẫn là những điều tuyệt vời mà mỗi khi nhắc đến lại chạm ký ức không thể nào quên của nhiều người.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Phóng viên báo chí tại Moskva dẫn thông tin trên trang web của Chính quyền thành phố cho biết, từ ngày 25/7 - 3/8 sẽ diễn ra Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại quảng trường Manezhnaya ở trung tâm thủ đô. Đây là lần đầu tiên Lễ hội Văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Moskva và do chính quyền Moskva phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Giữa lòng Cao nguyên đá hùng vĩ có một câu chuyện về văn hóa bản địa và hành trình vươn lên mạnh mẽ của những người phụ nữ dân tộc Mông. Từ sợi lanh truyền thống, họ đã và đang bền bỉ dệt nên sự bình đẳng, nâng tầm vị thế của mình trong cộng đồng.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

fb yt zl tw