Hội thảo “Bệnh giun rồng do Dracunculus tại Việt Nam và cách phòng chống”

Ngày 10/4, tại tỉnh Lào Cai, Viện Sốt rét - Kí sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức Hội thảo “Bệnh giun rồng do Dracunculus tại Việt Nam và cách phòng chống”.

Dự hội thảo có đại biểu đến từ Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Bạch Mai; đại diện Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Trung tâm Y tế của các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa.

img-0003-3144.jpg
Quanh cảnh hội thảo.

Tại hội thảo, giảng viên của WHO và Viện Sốt rét - Kí sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã giới thiệu về bệnh giun rồng; thực trạng bệnh giun rồng tại Việt Nam; các hoạt động phòng, chống bệnh giun rồng đã triển khai tại Việt Nam; thảo luận về kế hoạch hành động quốc gia phòng ngừa và kiểm soát bệnh ở Việt Nam.

img-0022.jpg
Tiến sĩ Trần Quang Phục, Phó Viện trưởng Viện Sốt rét - Kí sinh trùng - Côn trùng Trung ương phát biểu tại hội thảo.
img-0028.jpg
Tiến sĩ Magafu Mgaywa, chuyên gia WHO tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Được biết, sau hơn hai thập kỉ được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chứng nhận là quốc gia không có bệnh giun rồng, Việt Nam ghi nhận sự xuất hiện trở lại của loại kí sinh trùng nguy hiểm này với 25 ca mắc từ năm 2020 đến nay, trong đó Lào Cai có 2 ca. Đáng chú ý, kết quả nghiên cứu của Viện Sốt rét - Kí sinh trùng - Côn trùng Trung ương về mối liên quan giữa yếu tố nhân khẩu với bệnh giun rồng tại 3 tỉnh có bệnh nhân cho thấy, tất cả bệnh nhân đều là nam giới, chủ yếu thuộc người dân tộc thiểu số và có thói quen uống nước lã; ăn tái, ăn sống thịt động vật đánh bắt được như cá, ếch, nhái, rắn. Bệnh nhân mắc đều có biểu hiện như sốt, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, đau, bỏng rát, chảy dịch và có đầu giun từ nốt sưng tấy. Những bệnh nhân đều đã khỏi bệnh sau khi được điều trị tại cơ sở y tế.

anh-giun-rong-1.jpg
Hình ảnh ký sinh trùng giun rồng.

Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh, nếu không được chăm sóc thích hợp, vết thương bị nhiễm trùng có thể dẫn đến áp-xe và gây khuyết tật khá phổ biến. Tại hội thảo, các chuyên gia y tế cũng đưa ra khuyến cáo về các biện pháp phòng bệnh chủ động là: ăn chín, uống sôi, không tiêu thụ thực phẩm sống hoặc chưa được nấu kĩ; vệ sinh cá nhân và giữ môi trường, đặc biệt là nguồn nước, chất thải và thực phẩm; không sử dụng phân tươi để bón rau hoặc nuôi động vật; diệt côn trùng trung gian như ruồi, nhặng, gián để hạn chế sự lây lan của kí sinh trùng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Chủ động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Thời gian qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh được đặc biệt quan tâm, triển khai đồng bộ và hiệu quả, trong đó, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Hướng về người bệnh

Hướng về người bệnh

Không chỉ nỗ lực nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, nhiều đơn vị y tế còn cung cấp dịch vụ y tế miễn phí hoặc có những hỗ trợ thiết thực giúp quá trình điều trị của người bệnh thuận lợi.

Xử phạt 15 cơ sở vi phạm trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Sở Y tế: Xử phạt 15 cơ sở vi phạm trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Thực hiện tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Sở Y tế đã triển khai các đoàn kiểm tra liên ngành, xử phạt 15 cơ sở vi phạm với tổng số tiền xử phạt là 171,5 triệu đồng.

Thắp sáng tương lai cho trẻ em khuyết tật

Thắp sáng tương lai cho trẻ em khuyết tật

Chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ em khuyết tật trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Sở Y tế, Trung tâm II thuộc Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam và Quỹ Thiện tâm tài trợ đã giúp 120 trẻ khuyết tật được phẫu thuật miễn phí ngay tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Những tấm lòng nhân ái đã tạo ra "phép màu" mang lại nụ cười, niềm tin, thắp sáng tương lai cho những trẻ em kém may mắn.

Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết

Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết

Mùa hè có mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi gây bệnh phát triển, đồng thời đây cũng là giai đoạn cao điểm du lịch, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, do đó việc chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết rất quan trọng.

Người dân cần chủ động tiêm vắc-xin phòng dại cho chó, mèo.

Toàn tỉnh ghi nhận 1.741 trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 1.741 người phơi nhiễm với bệnh dại, tăng hơn 400 trường hợp so với 6 tháng đầu năm 2024. Các trường hợp phơi nhiễm đã tiêm vắc-xin phòng bệnh dại và có 388 trường hợp tiêm cả huyết thanh kháng dại. 

fb yt zl tw