Hội nghị hòa bình Ukraine ở Saudi Arabia chưa đạt được kết quả cụ thể

Tại Hội nghị hòa bình Ukraine, Trưởng đoàn Brazil Celso Amorim kêu gọi tiến hành "các cuộc đàm phán thực chất, với sự tham gia của tất cả các bên" trong đó có Nga.

Thái tử Saudi Arabia Salman (trái) và Tổng thống Ukraine Zelensky ở Jeddah ngày 19/5.

Hội nghị hòa bình Ukraine, diễn ra tại thành phố Jeddah của Saudi Arabia, đã kết thúc tối 5/8 sau cuộc thảo luận kín kéo dài.

Hội nghị có sự tham dự của các đại diện đến từ khoảng 40 nước, trong đó có Mỹ, Anh, Chile, Indonesia, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Đức, Trung Quốc... Nga không tham dự hội nghị, song Điện Kremlin cho biết sẽ theo dõi các cuộc thảo luận.

Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn truyền thông Đức đưa tin không có tuyên bố cuối cùng nào được đưa ra - đúng như dự kiến. Tuy nhiên, một nguồn tin ngoại giao châu Âu cho biết có thỏa thuận về những điểm then chốt, trong đó nêu rõ "bất cứ giải pháp hòa bình nào" cũng phải xác định "tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine" là trọng tâm.

Nguồn tin ngoại giao trên cũng cho biết Trung Quốc tích cực tham gia cuộc họp ở Jeddah và lạc quan về khả năng có thêm một cuộc họp như vậy.

Trong khi đó, Trưởng đoàn Brazil Celso Amorim kêu gọi tiến hành "các cuộc đàm phán thực chất, với sự tham gia của tất cả các bên," trong đó có Nga.

Phát biểu với báo Bild am Sonntag của Đức ngày 5/8, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) và một vài nước khác tham dự cuộc họp lần trước ở Copenhagen (Đan Mạch) đã đặt nền móng cho hội nghị ở Jeddah trên bờ Biển Đỏ. Theo đó, các đại diện từ tất cả khu vực trên thế giới có mặt ở Jeddah để thảo luận những bước đầu tiên hướng tới chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Bà nhấn mạnh mỗi bước tiến nhỏ đều mang lại một chút hy vọng về việc chấm dứt xung đột tại Ukraine.

Trong khuôn khổ hội nghị tại Jeddah, đại diện các nước tham dự cũng tiến hành các cuộc gặp song phương bên lề.

Theo Vietnamplus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Thế giới có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và bảo đảm rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu, đồng thời bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.

fb yt zl tw