Hội họa với nghệ thuật diễn xướng cung đình

Nhân sự kiện kỷ niệm 30 năm Quần thể di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa thế giới, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trường đại học Nghệ thuật - Đại học Huế tổ chức triển lãm "Diễn xướng cung đình Huế qua tác phẩm mỹ thuật" (diễn ra từ ngày 16 đến 26/6) để tôn vinh vẻ đẹp của di sản phi vật thể.

Tác phẩm “Vũ khúc giao hòa” của họa sĩ Phan Lê Chung.

Tác phẩm “Vũ khúc giao hòa” của họa sĩ Phan Lê Chung.

Khắc họa vẻ đẹp di sản phi vật thể

Không gian nên thơ của Trường lang Tử Cấm Thành - Đại Nội rực rỡ sắc màu với sự hiện diện của 71 tác phẩm của 59 tác giả. Bằng nhiều chất liệu phong phú, như: lụa, sơn dầu, sơn mài, khắc gỗ, màu nước, bút sắt, acrylic, đồ họa Trúc chỉ, ảnh kỹ thuật số, điêu khắc tổng hợp, sắp đặt… cùng các hình thức thể hiện đa dạng, các tác phẩm được đầu tư kỹ lưỡng từ chất liệu đến cảm hứng sáng tạo và đạt chất lượng mỹ thuật cao.

Các tác phẩm tái hiện được những đặc điểm nổi bật của nghệ thuật diễn xướng cung đình thông qua các chủ đề về Nhã nhạc, múa cung đình, tuồng cung đình và ca Huế dưới góc nhìn tạo hình phong phú của nghệ sĩ. Đó là những giá trị mỹ cảm chắt lọc từ những hệ giá trị văn hóa được tôn lên thông qua những hình tượng, hòa sắc, mảng khối…

Vẻ đẹp của di sản phi vật thể với những hình ảnh, âm sắc, đường nét đặc trưng được thể hiện rõ nét trong các tác phẩm, mang đến cho người xem cảm xúc, góc nhìn thú vị. Những hình ảnh nghệ sĩ biểu diễn, những cây đàn tranh, tỳ, nhị, nguyệt, những vũ khúc cung đình… hiện lên vừa thực vừa ảo, ẩn hiện trong đó là những triết lý, rung cảm và tình yêu của nghệ sĩ tạo hình dành cho di sản.

Tác phẩm “Độc huyền cầm” của họa sĩ Đặng Mậu Triết.

Tác phẩm “Độc huyền cầm” của họa sĩ Đặng Mậu Triết.

Trong tác phẩm “Vũ khúc giao hòa”, họa sĩ Phan Lê Chung lấy bối cảnh từ không gian đồng hiện của Huế với gam màu trầm ấm để diễn tả nội tâm của một cô gái đang đánh đàn tỳ bà trong khoảnh khắc giao mùa, một vẻ đẹp thanh thoát gợi nên bao rung cảm với người xem. Tác phẩm “Âm sắc cung đình 2” của họa sĩ Phan Quang Tân thể hiện chủ đề múa hoa đăng với hình tượng các nhân vật được cách điệu bằng các mảng màu sinh động.

Với tác phẩm sắp đặt tương tác “Tiếng vọng”, họa sĩ Đỗ Kỳ Huy ứng dụng công nghệ số tương tác với công chúng trong việc phát âm thanh tiếng nhạc khi tương tác vào tác phẩm. Tác phẩm phù điêu gò đồng “Vang vọng” của nghệ sĩ Nguyễn Thái Quảng cũng khai thác tốt các kỹ thuật chất liệu tạo nên những hiệu quả thị giác cho người xem.

Nguồn cảm hứng của nghệ sĩ tạo hình

Triển lãm “Diễn xướng cung đình Huế qua tác phẩm mỹ thuật” là kết quả của trại sáng tác “Mỹ thuật và Di sản” lần 2 do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trường đại học Nghệ thuật – Đại học Huế phối hợp tổ chức từ ngày 20/2 đến 10/4 với sự tham gia của các họa sĩ khách mời, giảng viên và sinh viên Trường đại học Nghệ thuật.

Bén duyên được hai năm qua một số lần trao đổi, thảo luận của lãnh đạo hai đơn vị, trại sáng tác “Mỹ thuật và Di sản” là sự cộng hưởng các giá trị của một đơn vị bảo tồn di sản và một đơn vị đào tạo lĩnh vực nghệ thuật để sáng tạo nên những tác phẩm có cảm hứng từ di sản. Điều này cũng tạo ra diễn đàn trao đổi học thuật về việc khai thác các chủ đề về di sản, qua đó tạo nhiều cảm hứng sáng tác cho nghệ sĩ đối với di sản văn hóa Huế.

Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho rằng, di sản không chỉ mang nhiều ý nghĩa quan trọng về văn hóa, lịch sử, mỹ thuật mà luôn tiềm tàng nguồn hứng khởi sáng tạo đối với nhiều loại hình nghệ thuật, trong đó có mỹ thuật. Trại sáng tác “Mỹ thuật và Di sản” là một hoạt động mở có tính tương tác để các họa sĩ có điều kiện nuôi dưỡng cảm hứng trong tìm tòi, khám phá và sáng tạo tác phẩm.

Theo TS. Đỗ Xuân Phú, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường đại học Nghệ thuật, trại sáng tác lần này là hoạt động nghệ thuật có tính tương tác đa chiều. Sự phối hợp giữa các nghệ sĩ ca múa nhạc cung đình, những trang phục lễ hội, các thể loại nhạc cụ cùng với không gian diễn xướng đặc trưng tạo nên cảm xúc mạnh mẽ và đầy cảm hứng để nghệ sĩ có những ý tưởng độc đáo trong tác phẩm.

Thông qua ngôn ngữ tạo hình, các loại hình di sản phi vật thể như Nhã nhạc, múa cung đình, tuồng cung đình và ca Huế được chuyển thể thành những tác phẩm có giá trị thẩm mỹ. Bằng cách này, các di sản phi vật thể sẽ tiếp tục tỏa sáng cùng phức hệ kiến trúc cung đình Huế.

Thừa Thiên Huế Online

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Người say nghiệp văn chương

Người say nghiệp văn chương

Đoàn Hữu Nam cho biết: Năm 1975, anh nghỉ học giữa chừng chỉ vì gia đình nghèo khó, bố mẹ luôn đau yếu, chẳng có tiền học tiếp… Năm đó, có một công ty cầu đường ở Yên Bái về tận Hà Nam tuyển công nhân, anh dự tuyển, hy vọng được đi làm để bớt gánh nặng cho gia đình. Gần 18 tuổi mà người nhỏ thó, còm nhom, Đoàn Hữu Nam “còm” nhất trong số 160 người được tuyển dụng.

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” do báo Hà Nội mới tổ chức đã thu hút hàng trăm tác phẩm báo chí chất lượng. Trong đó, nhiều bài viết đầy ắp tình cảm mến yêu, thương nhớ của các tác giả về Thăng Long - Hà Nội, một số bài viết thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng xây dựng Thủ đô giàu, đẹp.

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Nhờ đa dạng đề tài, đổi mới cách thể hiện, cùng nhiệt huyết của người làm nghề, phim tài liệu Việt Nam ngày càng gia tăng sức hút. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tạo sự chuyển mình mạnh mẽ cho thể loại này, cần hơn nữa những chiến lược đầu tư dài hơi và các cơ chế chính sách khuyến khích để tạo thêm động lực cho các nhà làm phim, đặc biệt các nhà làm phim trẻ độc lập.

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Thị trường truyện tranh Việt trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên dường như các tác phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vẫn đang lấn át thị trường trong nước. Vì sao nhu cầu của độc giả cao nhưng chúng ta vẫn thiếu những bộ truyện tranh “made by Vietnam”?

fbytzltw