Bảo Yên sau nửa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện:

Hoàn thành nhiều mục tiêu quan trọng

Sau nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, Bảo Yên đã đạt kết quả khá toàn diện.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong 20 chỉ tiêu, có 7 chỉ tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt mục tiêu đại hội; 8 chỉ tiêu đạt từ 70 - 90%; 3 chỉ tiêu đạt trên 60%; 2 chỉ tiêu đạt dưới 50%; đối với 151 mục tiêu của 12 đề án, 2 nghị quyết, đã có 91 mục tiêu đạt và vượt, 43 mục tiêu đạt từ 70% đến dưới 100%, 8 mục tiêu đạt từ 50% đến dưới 70% và 9 mục tiêu đạt dưới 50%.

Kinh tế chuyển biến tích cực

baolaocai_bys (1).jpg

Trung tuần tháng 8/2023, ngày hội và hội thảo xúc tiến đầu tư thương mại ngành hàng quế tỉnh Lào Cai năm 2023 với chủ đề “Quế Lào Cai - khát vọng nền nông nghiệp đa giá trị” được tổ chức với nhiều hoạt động. Sự kiện không chỉ quảng bá, giới thiệu sản phẩm quế mà còn khẳng định khát vọng đưa Bảo Yên trở thành trung tâm phát triển quế của vùng và của cả nước.

Huyện Bảo Yên hiện có 24.900 ha quế. Có 7 doanh nghiệp hoạt động chế biến, 21 cơ sở sản xuất, kinh doanh, với tổng số 530 vạn cây quế/năm. Hiện 1 doanh nghiệp trên địa bàn đã hoàn tất thủ tục gửi tổ chức tư vấn độc lập Union Control đánh giá, chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn EU cho 559 ha quế tại xã Xuân Hòa.

baolaocai_by (3).jpg

Phát triển bền vững chuỗi giá trị ngành hàng quế là một trong những nội dung cụ thể hóa chủ trương khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh nông - lâm nghiệp, ưu tiên nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, trong đó tập trung sản xuất nông nghiệp chất lượng cao của huyện Bảo Yên xuyên suốt từ đầu nhiệm kỳ.

Sau gần 3 năm triển khai thực hiện, đến nay, cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực; tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2023 đạt 2.200 tỷ đồng, ước hết năm 2023 đạt 4.450 tỷ đồng; giá trị sản phẩm trên 1 ha đất canh tác ước hết năm 2023 đạt 90 triệu đồng; tỷ lệ che phủ rừng đạt 62,2%; giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ước thực hiện hết năm 2023 đạt 270 triệu đồng/ha.

baolaocai_bys (2).jpg

Toàn huyện hiện có 25 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao cấp tỉnh trở lên và có 1 trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP tại khu hành chính mới của huyện, 76 cơ sở sản xuất, chế biến nông - lâm sản quy mô từ nhỏ đến vừa; đến hết năm 2023 sẽ có thêm 10 sản phẩm được công nhận.

Diện mạo khu vực nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên. Toàn huyện có 7/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới, số tiêu chí bình quân/xã đạt 11,44 tiêu chí.

Huyện cũng tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án chế biến nông, lâm nghiệp trên địa bàn theo chuỗi giá trị gắn với cây trồng chủ lực của tỉnh, của huyện.

Công tác quy hoạch luôn được định hướng và quan tâm cùng với tiến trình phát triển đô thị, kinh tế - xã hội. Du lịch phát triển nhanh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung phát triển du lịch tâm linh và du lịch cộng đồng. Huyện cũng quan tâm củng cố, phát triển và nuôi dưỡng nguồn thu; tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển để có nguồn thu lâu dài, bền vững.

Xây dựng Đảng được chú trọng

Khu dân cư Nặm Mèng, thôn Tổng Kim, xã Vĩnh Yên được huyện chọn là nơi đầu tiên tổ chức phát động xây dựng mô hình điểm “Khu dân cư đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa mới”.

baolaocai_by (5).jpg

Ông Hoàng Tuấn Anh, Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Yên cho biết: Xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm tạo sự thay đổi về nhận thức, niềm tin của đồng bào Mông trong thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, từ đó tự giác xóa bỏ tập tục lạc hậu, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn huyện được triển khai sâu rộng, với nhiều cách làm hay, sáng tạo, sát với thực tế, mang lại hiệu quả thiết thực, lan tỏa rộng rãi.

Cùng với mô hình “Khu dân cư đồng bào Mông xây dựng nếp sống văn hóa mới”, các cấp, các ngành đã xây dựng được hàng chục mô hình, như chương trình “Dân vận hướng về cơ sở” huy động được nhiều nguồn lực, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa cán bộ, công chức và Nhân dân; mô hình “Dân vận khéo” triển khai thực hiện các nghị quyết, đề án của huyện về xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô; phong trào dân vận khéo “10 phút góp phần cải thiện môi trường”…

baolaocai_by (6).jpg

Sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả cũng là một trong những nhiệm vụ được Huyện ủy Bảo Yên chú trọng. Đây cũng là một trong những điểm nhấn của công tác xây dựng Đảng từ nửa đầu chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bảo Yên đã rà soát, sắp xếp, sáp nhập, giải thể, chuyển giao đối với 12 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ huyện, giảm 1 đảng bộ, 9 chi bộ cơ sở so với đầu nhiệm kỳ.

Công tác phát triển đảng viên được quan tâm, sau 3 năm thực hiện nghị quyết, đến nay đã phát triển 518 đảng viên mới, đạt gần 52% mục tiêu Nghị quyết Đại hội, nâng tổng số đảng viên toàn Đảng bộ lên 5.466 đảng viên. Việc học tập, triển khai thực hiện chỉ thị, nghị quyết được quan tâm chỉ đạo và thực hiện thường xuyên, trong đó tập trung đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh, của huyện.

Sau 3 năm thực hiện nghị quyết, đến nay đã phát triển 518 đảng viên mới, đạt gần 52% mục tiêu Nghị quyết Đại hội, nâng tổng số đảng viên toàn Đảng bộ lên 5.466 đảng viên.

Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng được triển khai thực hiện theo đúng quy định của Điều lệ Đảng. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Huyện ủy đã kiểm tra, giám sát 25/55 tổ chức đảng; kiểm tra, giám sát 10 đảng viên. Đảng ủy cơ sở kiểm tra, giám sát 268/218 chi bộ, vượt chỉ tiêu hằng năm đề ra; chi bộ cơ sở và chi bộ dưới cơ sở kiểm tra, giám sát 467/462 đảng viên.

Huyện ủy Bảo Yên đã ban hành kế hoạch chỉ đạo xây dựng mô hình “Chính quyền thân thiện” với mục tiêu người dân - chính quyền - người thực thi công vụ gần nhau hơn, cởi mở, thân thiện hơn.

Đề án 09 về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp và nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, giai đoạn 2020 - 2025 là một trong những đề án có mức độ hoàn thành cao nhất. Trong tổng số 9 mục tiêu thì có 6 mục tiêu đạt 100%, 3 mục tiêu đạt trên 90%...

Những kết quả sau nửa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp là thành quả ghi nhận sự nỗ lực của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn. Chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Huyện ủy Bảo Yên đã xác định phương hướng, giải pháp cụ thể để phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu, mục tiêu.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Tại chỉ thị vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các TCTD; đồng thời thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, Dần Thàng hiện có 400 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 80%. Địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư ở phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khó huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

fb yt zl tw