Hỗ trợ nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Hiện nay, Bình Dương đang đẩy mạnh việc phát triển nông nghiệp bền vững, theo hướng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra sản phẩm chất lượng, nâng cao giá trị thương mại. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Để đạt được mục tiêu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thời gian qua, Viện phát triển ứng dụng Trường Đại học Thủ Dầu Một (trường công lập trực thuộc UBND tỉnh Bình Dương) đã nghiên cứu ra nhiều sản phẩm nông nghiệp và chuyển giao để nông dân thực hiện. Đến nay, nhiều người đã thành công và đem lại giá trị kinh tế cao.

Chuyển giao công nghệ cho nông dân

Năm 2017, qua thông tin mọi người chia sẻ, ông Vương Văn Minh (59 tuổi, ở phường Tương Bình Hiệp, TP. Thủ Dầu Một) biết đến Viện phát triển ứng dụng Trường Đại học Thủ Dầu Một. Nhờ được các nhà nghiên cứu của Viện tư vấn, ông thử trồng nấm linh chi đỏ, nấm rơm. Đến nay, ông đã có 2 trại trồng nấm, thu nhập mỗi năm khoảng 200-300 triệu đồng.

Ông Vương Văn Minh kiểm tra nấm linh chi trước khi thu hoạch.

Ông Minh trải lòng, trước đó ông đã tìm hiểu nhiều mô hình sản xuất nhưng do không có người hỗ trợ nên cứ thất bại. Thế nhưng khi liên hệ với Viện thì được hỗ trợ tận tình nên ông đã mạnh dạn khởi nghiệp.

“Khi mới triển khai mô hình sản xuất nấm, tôi được Viện hỗ trợ từ việc đặt phôi ở đâu cho uy tín, chất lượng đến kỹ thuật nuôi trồng, bảo quản sao cho đạt tiêu chuẩn sản phẩm. Viện cũng cho tôi đi tham quan các trại nấm người ta đã làm để học hỏi thêm kinh nghiệm”, ông Minh chia sẻ.

Cũng được Viện Phát triển ứng dụng trường Đại học Thủ Dầu Một chuyển giao công nghệ trồng, sản xuất mà Công ty Kỹ thuật và Công nghệ Vũ Môn ở Bình Dương đã thành công với sản phẩm trà thảo dược Vũ Môn.

Trà được sản xuất bằng cách sử dụng hạt sen, tim sen làm giá thể, cung cấp chiết xuất trồng đông trùng hạ thảo. Sau đó, hoa sen được ướp thêm trà cổ thụ và sấy thăng hoa trước khi đưa đến tay người tiêu dùng. Đến nay, công ty có 2 loại trà là Nguyệt liên trà dùng cho ban đêm giúp ngủ ngon và Nhật liên trà dùng cho ban ngày.

Ông Nguyễn Thành Tín, Giám đốc Công ty Kỹ thuật và Công nghệ Vũ Môn cho biết, 2 loại trà do công ty sản xuất đã được khách hàng bên Mỹ ưa chuộng. Hướng tới, công ty sẽ tiếp tục đưa thương hiệu trà này đến các quốc gia khác, để từ đó đem thương hiệu trà Việt “bay cao, bay xa”. Công ty có những vùng trồng nguyên liệu trà, sen ở Tây Bắc, Đồng Tháp nên không lo số lượng và chất lượng đầu vào.

“Công ty Vũ Môn đã có đội ngũ triển khai các vùng trồng, luôn luôn hướng dẫn cho người dân hiểu về việc sản phẩm organic (thực phẩm hữu cơ). Khi sản phẩm xuất khẩu ra thị trường quốc tế đã mang lại sự hãnh diện rất lớn. Đội ngũ giám sát, bà con đồng lòng nên sản phẩm đầu vào đã được kiểm soát và đầu ra cũng sẽ tự tin”, ông Tín cho biết.

Tiếp tục nghiên cứu hỗ trợ nông dân

Đi vào hoạt động từ năm 2016, đến nay, Viện Phát triển ứng dụng trường Đại học Thủ Dầu Một đã nghiên cứu ra nhiều sản phẩm mang lại lợi ích, giá trị kinh tế cao và đã hợp tác, chuyển giao cho nhiều DN, hộ nông dân sản xuất.

Đơn cử như sản phẩm cao được chiết xuất từ nấm đông trùng hạ thảo và nấm linh chi hợp tác với Công ty Cổ phần MHD Inocare; quy trình nuôi trồng các loại nấm dược liệu và nấm ăn hợp tác với Công ty Cổ phần Dược phẩm Khang Minh. Mới đây, viện nghiên cứu thành công công nghệ chế biến trà, hợp tác với Công ty trà Biển Hồ tại tỉnh Gia Lai.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Thương, Giám đốc Viện nghiên cứu trường Đại học Thủ Dầu Một cho biết, Viện có vai trò nghiên cứu, chuyển giao cho doanh nghiệp, từ đó làm tăng giá trị chuỗi nông sản đưa công nghệ chế biến, đánh giá công dụng đối với sức khỏe. Đội ngũ nghiên cứu với hơn 60 nhà khoa học ở các lĩnh vực thực phẩm, dược, công nghệ sinh học, hóa học dược liệu… Mục tiêu của Viện là nghiên cứu ra nhiều sản phẩm để nâng cao giá trị, phát triển ngành nông nghiệp.

“Tùy theo nhu cầu của DN trong từng lĩnh vực, Viện sẽ tập trung đội ngũ các huyện gia giỏi nhất trong lĩnh vực đó, ứng dụng công nghệ mới nhất của thế giới, phù hợp với điều kiện, đặc tính sản phẩm để cho ra sản phẩm cho phù hợp. Kết quả nghiên cứu của Viện đã được sử dụng thực tế tại các DN, tạo nên sức bật, độ cạnh tranh của DN trong nước đối với DN nước ngoài. Mở rộng tiềm năng lớn không chỉ xuất khẩu sản phẩm thô, mà còn xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao cho ngành nông nghiệp”, bà Thương tự hào.

Tiến sĩ Liên Thương trao đổi với Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một, về định hướng phát triển và giới thiệu sản phẩm Viện đã nghiên cứu, chuyển giao để nông dân, DN sản xuất.

Hiện nay, Bình Dương đang hướng đến việc phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao để nâng cao giá trị sản phẩm. Do đó, các nhà khoa học của Viện cũng đang tập trung nghiên cứu đưa ra các sản phẩm phù hợp.

Ông Nguyễn Quốc Cường, Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một cho biết, Viện hiện nay có 2 chức năng đào tạo, nghiên cứu chuyển giao nên còn phân tán lực lượng. Thời gian tới, Trường sẽ ưu tiên cho Viện tập trung cho việc nghiên cứu. Từ đó có các sản phẩm giúp hộ gia đình, doanh nghiệp ứng dụng vào nuôi trồng, sản xuất.

“Trường cũng sẽ cố gắng giao đề tài, hỗ trợ kinh phí thông qua nguồn quỹ hoạt động sự nghiệp. Trường cũng đang nghiên cứu, xin UBND tỉnh định hướng cho Viện thành lập DN. Song song đó, trường dự kiến thành lập Trung tâm sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ với chức năng kết nối, hỗ trợ về mặt thủ tục để Viện có thời gian tập trung nghiên cứu”, ông Cường cho hay.

Bình Dương đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ đưa giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,5 - 3%/năm; tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 30%. Để hỗ trợ nông dân chuyển đổi sản xuất sang ứng dụng công nghệ cao, tỉnh cũng triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ cho nghiên cứu, sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, từ đó cho ra đời nhiều mô hình hay, cách làm mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng cộng đồng văn hóa, văn minh trong từng nếp nghĩ, nếp làm

Xây dựng cộng đồng văn hóa, văn minh trong từng nếp nghĩ, nếp làm

Nếp sống văn hóa, văn minh tưởng như là những khái niệm trừu tượng nhưng lại thể hiện qua từng lời nói, hành động thường ngày của mỗi người. Để xây dựng “Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại” thì trước hết con người phải văn hóa, văn minh trong từng nếp nghĩ, nếp làm.

Đặc sắc phòng thư giãn cho giáo viên

Đặc sắc phòng thư giãn cho giáo viên

Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của học sinh nhưng công việc của họ cũng đầy thử thách và căng thẳng. Do đó, việc tạo ra một không gian thư giãn dành riêng cho giáo viên là vô cùng cần thiết để họ có thể nạp lại năng lượng và tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Việc tạo môi trường thân thiện, vui vẻ cho giáo viên là một trong những hướng đi được nhiều trường học trên địa bàn tỉnh lựa chọn khi xây dựng trường học hạnh phúc.

Thêm yêu quê hương qua những tiết học

Thêm yêu quê hương qua những tiết học

Giáo dục địa phương (GDĐP) là một trong những môn học của chương trình giáo dục phổ thông 2018, cung cấp kiến thức hữu ích về nơi sinh sống, bồi dưỡng tình yêu quê hương cho học sinh (HS)… Tại Bình Dương, việc giảng dạy GDĐP đang được chú trọng và đổi mới nhằm mang đến cho HS những trải nghiệm học tập hiệu quả và thiết thực.

“Ngôi nhà xanh” lan tỏa nghĩa tình…

“Ngôi nhà xanh” lan tỏa nghĩa tình…

Hiểu tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường (BVMT), nhiều địa phương trong tỉnh đã triển khai các mô hình hiệu quả. Hơn thế, những mô hình như “Ngôi nhà xanh”, “Thu gom phế liệu gây quỹ tình thương” không đơn thuần là một sáng kiến xây dựng cảnh quan xanh - sạch - đẹp mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng.

Ấm áp những “bữa ăn yêu thương”

Ấm áp những “bữa ăn yêu thương”

Có một địa chỉ cũng phục vụ cơm trưa cho mọi người nhưng lạ lắm! Lạ ở chỗ là người ăn không phải tốn tiền mua mà còn được tiếp đón rất nhiệt tình, chu đáo. Đó chính là nơi hoạt động của mô hình “Bữa ăn yêu thương” do Hội Chữ thập đỏ phường Phú Lợi (TP. Thủ Dầu Một) phối hợp với cơm chay Mẫn Tài thực hiện tại địa chỉ số 32 Huỳnh Văn Lũy, khu phố 1, phường Phú Lợi. 

Thị xã Bến Cát: Xứng tầm thành phố thứ 5 của Bình Dương

Thị xã Bến Cát: Xứng tầm thành phố thứ 5 của Bình Dương

Thị xã Bến Cát cùng với các thành phố Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An và Tân Uyên nằm trong vùng phát triển đô thị động lực phía Bắc của vùng đô thị trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, là vùng phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, vùng phát triển cân bằng không gian cho vùng đô thị trung tâm... Sau quá trình nỗ lực xây dựng, phát triển, Bến Cát đã đạt chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương.

Khởi hành chuyến tàu liên vận quốc tế đầu tiên năm Giáp Thìn 2024 từ Bình Dương đi Trung Quốc

Khởi hành chuyến tàu liên vận quốc tế đầu tiên năm Giáp Thìn 2024 từ Bình Dương đi Trung Quốc

Chiều 21/2 tại Ga Sóng Thần (Bình Dương), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã tổ chức “Lễ khởi hành chuyến tàu liên vận quốc tế đầu tiên năm Giáp Thìn 2024, vận chuyển hàng nông sản xuất khẩu từ Ga Sóng Thần đến Trịnh Châu (Hà Nam, Trung Quốc).

Những câu chuyện làm nên vị thế Bình Dương

Những câu chuyện làm nên vị thế Bình Dương

Trong quá trình phát triển, tại Bình Dương có nhiều câu chuyện thể hiện cách nghĩ, cách làm mang tính sáng tạo “đi trước mở đường”, được người dân trong và ngoài tỉnh ủng hộ, các tỉnh, thành trong nước áp dụng nhân rộng. Những câu chuyện thực tế diễn ra trên địa bàn tỉnh đã góp phần minh họa cho mô hình phát triển tổng quát của tỉnh Bình Dương trong công cuộc đổi mới đất nước...

Rực rỡ sắc hoa tết ở Tân Ba

Rực rỡ sắc hoa tết ở Tân Ba

Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đang đến rất gần. Trên những cánh đồng ở khu phố Tân Ba (phường Thái Hòa, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), người dân đang tất bật chăm sóc hoa để cung ứng cho thị trường tết. Cảnh sắc làng hoa càng rực rỡ hơn khi những ngày gần đây có rất đông du khách đến chụp ảnh lưu niệm cùng gia đình, người thân và bạn bè.

fb yt zl tw