Hỗ trợ đồng bào các dân tộc hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng vừa ký ban hành Thông tư số 05/2024/TT-BVHTTDL về việc ban hành Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng và định mức chi phí dịch vụ hỗ trợ chi phí sinh hoạt hằng ngày cho đồng bào các dân tộc được mời tham gia hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thông tư gồm 7 Điều quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng và định mức chi phí dịch vụ hỗ trợ chi phí sinh hoạt hằng ngày cho đồng bào các dân tộc được mời tham gia hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Theo đó, Thông tư áp dụng cho đồng bào các dân tộc được mời về tham gia hoạt động hằng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, cơ quan tiến cử, đơn vị cung cấp dịch vụ và cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Về dịch vụ sự nghiệp công, phải bảo đảm các tiêu chí, tiêu chuẩn sau đây: Đồng bào các dân tộc được bảo đảm đầy đủ, kịp thời chi phí hỗ trợ theo quy định khi tham gia hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Việc lựa chọn, kiện toàn, thay thế và bổ sung nhóm đồng bào dân tộc về tham gia hoạt động hằng ngày tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam phải bảo đảm: Tính vùng miền, thành phần dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam; đối tượng được mời là những người có uy tín trong cộng đồng, nghệ nhân, đồng bào có khả năng giới thiệu, thực hành phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đại diện cho nhóm đồng bào dân tộc tại địa phương do cơ quan tiến cử giới thiệu tham gia hoạt động; số lượng nhóm đồng bào dân tộc và số lượng đồng bào mỗi nhóm duy trì hoạt động: tối thiểu 16 nhóm; mỗi nhóm có tối thiểu 08 người; thời gian tham gia hoạt động: Tối thiểu từ 03 tháng/nhóm, mỗi tháng được nghỉ 01 ngày hưởng nguyên mức hỗ trợ. Đối với ngày chưa nghỉ trong tháng được cộng dồn tính theo năm trong thời gian hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Nội dung hoạt động của nhóm đồng bào dân tộc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam phải bảo đảm phù hợp với mục tiêu bảo tồn, giới thiệu, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, bao gồm: Tổ chức tái hiện đời sống văn hóa, sinh hoạt hằng ngày, bài trí không gian nhà cửa theo phong tục truyền thống của dân tộc; lựa chọn tổ chức giới thiệu trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ, dân nhạc, nghề thủ công truyền thống, ẩm thực dân tộc, tái hiện nghi lễ, lễ hội truyền thống phù hợp với từng nhóm đồng bào dân tộc theo đặc trưng văn hóa của dân tộc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; đón tiếp khách tham quan, giới thiệu không gian văn hóa, đặc trưng văn hóa của dân tộc với Nhân dân và du khách.

Về đánh giá chất lượng trong cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, Thông tư quy định: Thẩm quyền, thời điểm đánh giá: Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đánh giá định kỳ 01 năm/lần hoặc đánh giá khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Thời điểm đánh giá: trước ngày 31 tháng 3 năm liền kề sau năm cung cấp dịch vụ được đánh giá hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; đơn vị cung cấp dịch vụ tự đánh giá theo Kế hoạch đánh giá dịch vụ sự nghiệp công của Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Nguyên tắc đánh giá: Khách quan, trung thực, chính xác, đúng quy định của pháp luật; công khai, minh bạch.

Quy trình đánh giá: Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam ban hành Kế hoạch đánh giá dịch vụ sự nghiệp công, hướng dẫn về việc tổ chức đánh giá dịch vụ sự nghiệp công gửi tới đơn vị cung cấp dịch vụ được đánh giá chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến thực hiện đánh giá; đơn vị cung cấp dịch vụ tự đánh giá việc thực hiện cung cấp dịch vụ theo quy định; gửi kết quả đánh giá về Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đánh giá chất lượng dịch vụ trên cơ sở kết quả đánh giá của đơn vị cung cấp dịch vụ hoặc trực tiếp thu thập thông tin để đánh giá; gửi dự thảo kết quả đánh giá chất lượng dịch vụ cho đơn vị cung cấp dịch vụ.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo kết quả đánh giá chất lượng dịch vụ, đơn vị cung cấp dịch vụ có ý kiến phản hồi bằng văn bản đối với dự thảo kết quả đánh giá chất lượng dịch vụ; trường hợp không nhất trí, phải nêu rõ lý do. Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam xem xét, ban hành kết quả đánh giá chất lượng dịch vụ và gửi cho đơn vị cung cấp dịch vụ hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu đánh giá.

Thang điểm đánh giá từ 0 đến 30 điểm với mức đánh giá: kịp thời, chưa kịp thời, không thực hiện chi, tốt, khá, đạt, không đạt... Kết quả đánh giá được xếp loại như sau: Dịch vụ được đánh giá "Tốt" khi tổng điểm đánh giá đạt từ 85 - 100 điểm đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công theo quy định tại khoản 4 Điều này; dịch vụ được đánh giá "Khá" khi tổng điểm đánh giá đạt từ 70 - 84 điểm đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công theo quy định; dịch vụ được đánh giá "Đạt" khi tổng điểm đánh giá đạt từ 50 - 69 điểm đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công theo quy định; dịch vụ được đánh giá "Không đạt" khi tổng điểm đánh giá dưới 50 điểm đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công theo quy định.

Định mức chi phí hỗ trợ sinh hoạt hằng ngày cho đồng bào các dân tộc trong thời gian ở Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam bao gồm: Định mức chi phí hỗ trợ tiền ăn: 120.000 đồng/người/ngày; định mức chi phí các vật dụng thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày cho đồng bào dân tộc: 15.000 đồng/người/ngày; định mức chi phí thù lao cho đồng bào dân tộc trong việc thực hiện tái hiện các hoạt động văn hóa truyền thống của dân tộc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam: 25.000 đồng/người/ngày; chi phí hỗ trợ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc: 300.000 đồng/người trong thời gian ở Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Khuyến khích đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện dịch vụ sử dụng các nguồn tài chính hợp pháp của đơn vị và huy động các nguồn hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho đồng bào các dân tộc ngoài các định mức chi phí quy định.

Theo Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.

fb yt zl tw