Hổ 3 chân

LCĐT - Làng tôi ngày ấy hoang sơ lắm, cả làng chỉ có trên dưới chục nóc nhà sàn nhỏ nằm lọt thỏm giữa núi rừng đại ngàn. Người dân nơi đây hiền hậu, chất phác, chăm chỉ làm ăn, quanh năm cấy hái, chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà theo hình thức tự cung, tự cấp.

Cuộc sống thanh bình những tưởng cứ thế êm trôi, nào ngờ một hôm, vào lúc nửa đêm, khi mọi người đang say giấc nồng sau ngày lao động mệt nhọc thì bất giác nghe tiếng hổ gầm phá tan bầu không khí yên tĩnh. Mọi nhà tỉnh giấc, ngơ ngác, lo âu. Gia súc trong chuồng thì nhốn nháo, sợ hãi. Đàn chó trong làng mọi khi có tiếng động thì đua nhau sủa ầm ĩ, lúc này con nào cũng co rúm, run rẩy, chạy hết lên nhà nằm im re.

Trước tình thế ấy, nhà nào nhà nấy nhanh chóng nhóm bếp, đỏ lửa. Đàn ông thì tay súng, tay đèn đi xuống dưới nhà, ôm củi ra chất đống gần chuồng lợn, chuồng trâu, đốt lên sáng rực cả xóm trên, bản dưới để xua đuổi hổ dữ, trấn an mọi người và gia súc. Bên đống lửa bập bùng, đàn trâu, lợn đỡ sợ, không còn nhớn nhác nữa. Tiếng hổ gầm cũng dần im, các gia đình trở lại bình thường. Lúc này, cánh đàn ông mới rảnh ngồi lại với nhau bàn luận. Ông thì cho rằng con hổ này bị tẩy chay, đuổi khỏi đàn nên tức giận bỏ đi một mình. Ông khác lại nói nó đến đây rồi gầm gào là để khẳng định lãnh địa. Có ông còn dí dỏm tếu vui nó kêu gào để tìm “bạn tình”…

Mỗi người mỗi ý, tuy cách lý giải khác nhau nhưng tựu trung lại việc “ông ba mươi” xuất hiện thực sự đã làm đảo lộn cuộc sống của người dân sinh sống trong làng quê nhỏ bé miền sơn cước này. Và họ động viên, trấn an tinh thần lẫn nhau, nhắc nhở nhau, bảo ban vợ con đi làm đồng nên về sớm hơn mọi ngày, khuyên dặn trẻ nhỏ đi chăn trâu tập trung, cùng nhau lùa trâu về chuồng sớm hơn đề phòng những điều bất trắc xảy ra.

Ngay sáng hôm sau, những người đàn ông to khỏe lại hò nhau vào rừng đẵn gỗ, chặt tre, vầu đem về gia cố chuồng trâu, chuồng lợn thêm vững chắc. Bẵng đi mấy hôm, những tưởng sẽ yên ổn, không ngờ trong đêm đó, con hổ lại quay về làng nhảy vào chuồng lợn nhà nọ có đôi lợn chuẩn bị làm đám cưới cho con trai, bắt mất 1 con. Mấy hôm sau, mới chập choạng tối, con hổ lại rình mò nhà có con lợn đang vỗ béo để ăn tết. Nhoáng cái, nó lôi con lợn ra khỏi chuồng, lao vào rừng. Đàn chó trong làng cũng bị con hổ đói bắt dần.

Việc hổ phá phách khiến những tay súng thiện xạ trong làng đứng ngồi không yên, họ tập trung lại để mai phục, đón lõng nhưng vẫn không có kết quả. Cánh đàn ông xúm lại bàn bạc, tìm cách đối phó và thống nhất quyết định góp tiền lên xưởng cơ khí đặt một cái bẫy to bằng sắt theo kiểu cài răng lược. Có công cụ, cánh đàn ông mang theo súng, khiêng bẫy đến chỗ khá kín đáo trên lối mòn để đặt. Bẫy được ngụy trang cẩn thận và dùng dây thép buộc chặt vào gốc cây để giống họ mèo này khó lòng phát hiện ra.

Đúng kế sách, đêm khuya hôm đó, mọi người nghe tiếng hổ gầm gào thảm thiết, tỏ rõ sự đau đớn từ phía cái bẫy. Nghe thấy thế, mọi người mừng ra mặt. Có người nêu ý kiến đến bắn chết nó ngay, nhưng nhiều người đồng nhất để đến sáng, nếu nó mắc bẫy thì chẳng đi đâu cho thoát. Sáng hôm sau, những tay súng trong làng có mặt khá đông đủ để cùng nhau đi xem bẫy. Thấy không khí im ắng, không động tĩnh, người dân trong làng thận trọng cử hai tay súng thiện xạ, lão luyện tiến lại phía bẫy, một số người còn lại sẵn sàng yểm trợ. Khi tới gần, mọi người ngạc nhiên thấy cỏ cây xung quanh bị quần nát nhưng không thấy hổ đâu. Quan sát kỹ, mọi người phát hiện một bàn chân trước của con hổ nát nhừ, bê bết máu còn vướng lại trong bẫy. Thì ra khi đạp vào bẫy, con hổ đã tự cắn đứt một bàn chân để chạy thoát.

Từ đó, người dân trong làng gọi nó là hổ 3 chân và cũng từ đó không thấy bóng dáng hổ 3 chân xuất hiện, xóm làng trở lại bình yên

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tự hào truyền thống - Hướng tới tương lai

Ý nghĩa chương trình "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai"

Ngày 18/4, Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THCS Nam Cường, thành phố Lào Cai tổ chức chương trình trải nghiệm các phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc Lào Cai với chủ đề "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai" và giao lưu kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Sôi nổi Ngày Sách và Văn hóa đọc tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Sôi nổi Ngày Sách và Văn hóa đọc tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Sáng 15/4, Trường THCS Hoàng Hoa Thám (thành phố Lào Cai) phối hợp với Thư viện tỉnh tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025 với thông điệp: “Văn hóa đọc - kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” và “Đọc sách làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo”.

Người nổi tiếng phải có đạo đức

Người nổi tiếng phải có đạo đức

Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục bị khởi tố, hoa hậu Thùy Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh để điều tra vụ án liên quan đến việc sản xuất và quảng bá kẹo rau củ Kera. Không ít lần, công chúng cũng đã vạch trần, cơ quan chức năng đã xử phạt người nổi tiếng, nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật nhưng dường như mọi hình phạt vẫn chưa đủ sức răn đe.

Phim hòa nhạc - cầu nối nghệ sĩ và công chúng

Phim hòa nhạc - cầu nối nghệ sĩ và công chúng

Không chỉ dừng ở những video âm nhạc “triệu view” hay tổ chức các concert “cháy vé”, ngày nay, những ngôi sao âm nhạc Việt Nam còn chứng minh sức ảnh hưởng thông qua sản xuất phim hòa nhạc. Câu chuyện âm nhạc được kể bằng ngôn ngữ điện ảnh đã tạo nên cầu nối đặc biệt chạm đến trái tim khán giả.

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, song cũng đối mặt nhiều thách thức như định giá sản phẩm, bảo vệ bản quyền và cơ hội nghề nghiệp. Mới đây, mô hình Hợp tác xã Nhiếp ảnh và Ứng dụng đầu tiên đã hình thành tại thành phố Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này thành công, hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, bền vững.

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

Phát huy di sản văn hóa dân tộc qua nghệ thuật biểu diễn

Phát huy di sản văn hóa dân tộc qua nghệ thuật biểu diễn

Nghệ thuật biểu diễn là một trong những hình thức để truyền tải thông điệp về di sản văn hóa dân tộc. Những năm qua, bằng hoạt động biểu diễn nghệ thuật, Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh Lào Cai đã tập trung xây dựng các chương trình, tiết mục nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân, đồng thời quảng bá di sản văn hóa các dân tộc Lào Cai đến với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.

fb yt zl tw