Hình tượng cây thông trong đời sống người Dao đỏ

LCĐT - Ở vùng cao Lào Cai, cây thông gắn liền với đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong đời sống văn hóa tinh thần của người Dao đỏ, họ sử dụng hình tượng cây thông để trang trí, tạo hình trên y phục và trang sức với ý nghĩa mong ước cho con người được trường thọ, có sức mạnh.

Hình tượng cây thông trong đời sống người Dao đỏ ảnh 1
Hình cây thông trên ấn sau lưng áo.

Dân tộc Dao nói chung và tộc người Dao đỏ nói riêng rất coi trọng hình tượng cây thông, bởi cây thông tượng trưng cho sự trường thọ, sức mạnh. Khi làm ra các bộ trang phục truyền thống, người Dao đỏ thêu nhiều hình cây thông trang trí trên chiếc tạp dề, trên ống quần và trên dấu áo của nam và nữ, vừa trang trí, làm đẹp cho người mặc, vừa có ý nghĩa về mặt văn hóa.

Hình tượng cây thông trong đời sống người Dao đỏ ảnh 2
Hoa văn cây thông trên khăn đội đầu.

Người Dao đỏ có câu thành ngữ: “Con gái không biết thêu thùa làm trang phục, con gái ế. Con gái giỏi thêu thùa làm trang phục, con gái đắt chồng”, ý nói con gái người Dao đỏ giỏi thêu thùa làm trang phục sẽ được nhiều chàng trai tìm hiểu, lựa chọn làm vợ, sống lâu trăm tuổi. Vì thế, trẻ em gái ngay từ lúc 6 - 7 tuổi đã được bà và mẹ dạy biết cầm kim thêu chỉ màu để tạo nên những tấm thổ cẩm đặc trưng của người Dao đỏ. Khi lớn hơn, các cô gái đã thành thục việc tạo ra bộ y phục cho riêng mình và cho chồng. Trước khi cưới, nhà trai mang vải và chỉ đến để trong 1 năm cô gái thêu thùa, cắt may cho mình 1 - 2 bộ y phục mang về nhà chồng sử dụng. Dĩ nhiên, trên chiếc áo, quần họ mặc tùy theo từng vị trí, họ thêu trang trí tạo hình nghệ thuật hình cây thông trên ống quần, dấu ấn đằng sau lưng áo, trên chiếc tạp dề… tạo thành một mảng màu lớn với nhiều sắc màu. Các họa tiết, hoa văn trang trí làm nổi bật bộ y phục của người Dao đỏ.

Hình tượng cây thông trong đời sống người Dao đỏ ảnh 3
Hoa văn cây thông trên viền tay áo của người Dao đỏ.

Kết hợp với y phục là việc sử dụng các trang sức bạc tạo nên giá trị vật chất của bộ trang phục. Người Dao đỏ hiện nay vẫn lưu giữ nghề chạm khắc bạc, tạo ra các sản phẩm vòng bạc, nhẫn, hoa tai, vòng tay, cúc, chuông bạc... và đặc biệt là các hình lá bạc làm giống hình cây thông. Hình lá bạc này được người Dao đỏ sử dụng nhiều trong đám cưới, đám cấp sắc, nhà nào cũng phải có ít nhất 2 lá thông bạc trở nên. Quan niệm của người Dao đỏ coi bạc là tài sản có giá trị kinh tế, là trang sức làm đẹp, đồng thời có tác dụng bảo vệ sức khỏe.

Hình tượng cây thông trong đời sống người Dao đỏ ảnh 4
Trang trí hình lá cây thông cắt bằng giấy.

Trong đời sống văn hóa, khi đón dâu vào nhà chồng, các ông mối, đoàn thợ kèn đều mặc bộ trang phục truyền thống. Các thầy dẫn đón dâu cuốn thêm miếng vải đỏ vắt chéo người, đính trên đó là chiếc lá thông bạc. Ở trong nhà treo vải đỏ khắp nhà và cắm các lá thông bạc với ý nghĩa ngăn chặn mọi cái xấu vào nhà nhằm cầu chúc cho cô dâu, chú rể có cuộc sống vợ chồng viên mãn, hạnh phúc. Trong lễ cấp sắc, khi đón thầy, chủ nhà sử dụng miếng vải đỏ đính lá thông để quàng qua người các thầy, thể hiện tình cảm trân trọng, đồng thời nhằm trừ tà, ngăn mọi thứ xấu bám theo các thầy vào nhà đám…

Hình tượng cây thông được sử dụng rất nhiều trong đời sống và có ý nghĩa, giá trị về vật chất cũng như tinh thần của người Dao đỏ.
 

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt trọn bộ tiểu thuyết sử thi 'Nước non vạn dặm' về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ra mắt trọn bộ tiểu thuyết sử thi 'Nước non vạn dặm' về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 17/5, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà xuất bản Văn học, Công ty cổ phần truyền thông và văn hóa Liên Việt đã phối hợp tổ chức lễ ra mắt bộ tiểu thuyết sử thi “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS.TS, nhà báo, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ. Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường gửi lẵng hoa chúc mừng.

Đền thờ Bác Hồ: Biểu tượng của niềm tin

Đền thờ Bác Hồ: Biểu tượng của niềm tin

Ở vùng đất cực nam của Tổ quốc với những cánh rừng ngập mặn và sóng nước mênh mông, có những công trình linh thiêng đi cùng lịch sử đấu tranh cách mạng và phát triển của dân tộc. Đó là các đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi quy tụ tình cảm, lòng trung kiên của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tỉnh Cà Mau đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Ẩm thực Việt Nam, níu chân du khách trở lại

Ẩm thực Việt Nam, níu chân du khách trở lại

Ẩm thực Việt Nam từ lâu đã gắn liền với hình ảnh những gánh hàng rong trên hè phố, những quán nhỏ bên lề đường. Từ món bún chả thơm lừng ở Hà Nội, ổ bánh mì giòn rụm ở Sài Gòn, cho đến tô phở nóng hổi buổi sáng, những món ăn này đã dần vượt qua biên giới, chinh phục thực khách quốc tế.

Khai mạc Triển lãm quốc gia 'Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại'

Khai mạc Triển lãm quốc gia 'Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại'

Ngày 16/5, tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch diễn ra khai mạc Triển lãm quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”. Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) do Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức.

Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025

Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025

Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025 của báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) chính thức công bố Top 10 chung khảo của mùa giải năm nay với 1 tập truyện tranh, 1 tuyển tập nhạc, 1 bộ tranh, 2 tập thơ cùng 6 tác phẩm văn xuôi. Trong top 10, có 1 tác giả là thiếu nhi và 1 tác giả có 2 tác phẩm vào vòng chung khảo.

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người"

Tối 14/5, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Báo Văn hóa phối hợp với Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam tổ chức, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 14/5/2025, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký ban hành 2 quyết định: Quyết định số 1352/QĐ-BVHTTDL và 1353/QĐ-BVHTTDL công bố việc đưa Nghi lễ cúng rừng của người Pa Dí (huyện Mường Khương) và nghề đan lát của người Tày (xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Thời gian qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động ký kết hợp tác quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực dịch thuật và quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Dù cánh cửa hợp tác đã rộng mở, nhưng dường như văn học nước nhà vẫn đang loay hoay tìm hướng tiếp cận hiệu quả với độc giả toàn cầu...

Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp

Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp

Tối 12/5, Tuần lễ phim Việt Nam 2025 tại Hy Lạp đã chính thức khai mạc tại thủ đô Athens, với sự tham dự của đại diện Bộ Ngoại giao, Trưởng Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Hy Lạp và Đại sứ, đại diện các Đại sứ quán các nước, bạn bè Hy Lạp và kiều bào.

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm

Chiều 13/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Pháp tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm cho Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa và Du lịch, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Trong những năm tháng chiến tranh, vượt lên đói rét bệnh tật, tra tấn thể xác và khủng bố tinh thần, những người tù cộng sản luôn có Bác là ánh sáng soi đường, nâng đỡ sức mạnh tinh thần. Họ truyền nhau đọc lại từng lời dạy của Người, ôn lại từng bài học lý luận để nuôi dưỡng ý chí và tinh thần cách mạng.

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tối 12/5, tại Nhà hát Dân ca Nghệ An, thành phố Vinh, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội Làng Sen toàn quốc năm 2025.

fb yt zl tw