Hình như người Việt mất thói quen đọc sách?

“Không ít học giả băn khoăn về văn hóa đọc. Có người tỏ ra bi quan. Có người hoàn toàn tuyệt vọng. Hình như người Việt đã mất thói quen đọc sách? Nếu đúng vậy, đó là dấu hiệu kém phát triển của cả một cộng đồng”, Nhà thơ Trần Đăng Khoa mở đầu cuộc trò chuyện với Phóng viên Báo Điện tử Chính phủ về văn hoá đọc.

Văn hóa đọc đang có sự lép vế rõ rệt so với văn hóa nghe-nhìn. Sự mai một của thói quen đọc trở nên trong tình trạng báo động. Vì thế, phát động phong trào đọc sách một cách bài bản ở cấp “chiến lược” trở nên cấp bách hơn lúc nào.

Sách nhiều…

Nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa.

“Tuy nhiên, nếu bảo người Việt không đọc sách, hoặc rất ít người đọc sách thì tôi lại nghi ngờ. Hình như cũng không phải thế. Nếu chẳng còn ai đọc sách nữa thì người ta in sách ra để làm gì? Hãy vào bất kỳ một nhà sách nào cũng thấy rõ. Phải nói là “trên trời, dưới sách”. Không thiếu bất kỳ một chủng loại nào”, Nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận định.

Theo Nhà thơ, một tác phẩm đặc sắc gây được sự chú ý đặc biệt của công chúng thế giới thì ngay lập tức đã được dịch ở Việt Nam . Có cuốn còn có nhiều bản dịch khác nhau ở nhiều nhà xuất bản. Vì thế, ở Việt Nam hiện nay, ngay cả một người không biết ngoại ngữ, cũng không hề lạc hậu.

Theo thống kê từ Cục Xuất bản, Bộ VHTTDL, hiện nay mỗi năm các nhà xuất bản ở nước ta đã công bố hơn 20.000 đầu sách với khoảng 250 triệu bản in. Như vậy, công chúng không hề thiếu sách, thậm chí có rất nhiều sách để lựa chọn. Tuy nhiên, phần nhiều công chúng hiện nay lại không hứng thú với việc đọc sách, nghiền ngẫm những cuốn sách. Sự phong phú, tràn ngập của vô số kênh thông tin trên mạng Internet, trên truyền hình đầy hấp dẫn… đã khiến độc giả không còn đủ sự kiên nhẫn để “gối đầu giường” những cuốn sách hay.

Nhưng văn hóa đọc chưa cao

“Ở nước ngoài, nhìn đâu cũng thấy người đọc sách. Người ta đọc sách ở phòng chờ sân bay, trên các bến xe hay trong tầu điện ngầm. Người Việt không có thói quen như thế”, Nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận xét.

Vấn nạn lớn nhất của nước ta hiện nay vẫn không phải là kinh tế; vấn đề mang tính lâu bền và gốc rễ hơn nhiều lại là văn hóa. Văn hóa mới là cốt lõi của mọi vấn đề. Kinh tế dù rất phức tạp, khó khăn, nhưng cũng dễ giải quyết hơn. Cái khó hơn nhiều là xây dựng một nền văn hóa dân tộc có căn cơ, có chiều sâu.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa dẫn lời GS. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ

Theo ông, trong xã hội, có hai đối tượng cần phải được đọc nhiều thì họ lại đang mất dần thói quen đọc. Đó là các quan chức và học sinh, sinh viên.

“Tôi quan tâm đến các quan chức, bởi họ là những người điều hành cơ quan, điều hành xã hội. Sự tác động của họ vào xã hội rất lớn, bởi thế cần phải có một tầm nhìn cao rộng. Với những nhà lãnh đạo, đọc sách là vi hành để hiểu được lòng dân”.

Còn học sinh, sinh viên là đối tượng lẽ ra cần đọc nhiều nhất thì lại rất thờ ơ với sách. Nhà thơ cho rằng muốn tạo được “văn hóa đọc” phải bắt đầu từ nền giáo dục. “Thường đến 20 tuổi rồi mà không hề biết đến ham thích và không có cái thú đọc sách thì cả đời sẽ khó lòng trở thành người ham đọc và biết đọc sách”, Nhà thơ Trần Đăng Khoa nói.

Thói quen “máu thịt”

Theo Nhà thơ Trần Đăng Khoa, ngành giáo dục phải có những chiến lược thiết thực để dạy cho trẻ biết yêu sách từ nhỏ, ham đọc sách từ nhỏ. Nhà trường cần có quy định lớp nào thì phải đọc hết những cuốn sách nào, hướng dẫn cách đọc.

“Nên dành thì giờ cho các em đọc sách. Hãy làm cho nhà trường trở thành nơi đầu tiên, cùng với gia đình, tạo cho con người ý niệm về sự cao quý của chữ nghĩa, sách vở, tập thói quen, nhu cầu và niềm say mê đọc”.

Lãnh tụ của giai cấp vô sản V.I. Lênin nói rằng “Đọc cũng là một nghệ thuật”. Nghệ thuật đọc ở đây chính là biết đọc sao cho hợp lý, khoa học và tích cực nhất (về thời gian, dung lượng và nội dung). Muốn biết đọc trước hết phải ham đọc. Chỉ khi chúng ta coi việc đọc như một say mê tự thân, ta mới dám vượt khó, mới ham đọc và mới hiểu hết những tri thức nằm trong sách vở.

Thế hệ trẻ hiện nay bị văn hóa nghe-nhìn, nặng về thông tin và giải trí, lôi cuốn mạnh hơn là văn hóa đọc trong khi văn hóa đọc nặng về tính giáo dục và bồi dưỡng tri thức. Nhà thơ Trần Đăng Khoa khẳng định, nếu không tạo cho mình một thói quen “máu thịt” với việc đọc thì chẳng chóng thì chầy, ta cũng sẽ mải mê với những ham thích khác mà bỏ qua việc đọc.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận xét, tại những quốc gia tiên tiến và có một nền giáo dục lành mạnh, văn hóa đọc bao giờ cũng có một vị trí xứng đáng. Theo ông, nền giáo dục ở Phần Lan hiện nay được công nhận là chuẩn mực vào bậc nhất thế giới và khi một đứa bé vừa được sinh ra ở đất nước đó thì quà tặng đầu tiên dành cho nó là một giỏ sách.

Đọc là một bộ phận của văn hóa. Vì vậy đọc trở thành một hoạt động văn hóa của con người. Thông qua văn hóa đọc sẽ hình thành nên tâm hồn, nhân cách, lối sống, bồi dưỡng, phát triển trí tuệ của từng con người. Nhà thơ Trần Đăng Khoa khẳng định: “Trí tuệ của loài người nằm hết ở trong sách”.

Không chỉ dừng lại như vậy, văn hóa đọc còn mang ý nghĩa lớn là góp phần đắc lực nâng cao dân trí đất nước. Chính vì lẽ đó, xây dựng và phát triển văn hóa đọc phải mang tầm chiến lược quốc gia. Một đất nước có nền văn hóa đọc, toàn dân yêu sách, ham thích đọc sách, chắc chắn là một đất nước văn minh và phát triển”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào sự tham gia của cộng đồng

Phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào sự tham gia của cộng đồng

Cộng đồng dân cư là chủ thể của di sản nói chung, di sản thế giới nói riêng. Việc để người dân địa phương tham gia vào quá trình ra quyết định, tổ chức các hoạt động văn hóa và hưởng lợi về mặt kinh tế và xã hội từ các sáng kiến ​​liên quan đến di sản bảo đảm tính bền vững lâu dài của di sản.

Dạ hội "Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng"

Dạ hội "Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng"

Tối 19/5, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị đóng quân trong Căn cứ Cam Ranh và các nhà trường, đơn vị kết nghĩa tổ chức chương trình Dạ hội thanh niên với chủ đề: “Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng”.

Lan tỏa giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Lan tỏa giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Sáng 19/5, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và TikTok Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm thúc đẩy quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch của Việt Nam trên môi trường số. Điểm nhấn của bản ghi nhớ là việc phối hợp quảng bá hoạt động của Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản - một trong những sự kiện toàn cầu lớn nhất trong năm 2025.

Lan tỏa di sản Hồ Chí Minh

Lan tỏa di sản Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa, nhằm tri ân, tưởng nhớ và lan tỏa sâu sắc hơn nữa những giá trị vĩ đại mà Người để lại tới toàn thể nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế.

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Tối 18/5, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Người là Hồ Chí Minh”, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Ra mắt trọn bộ tiểu thuyết sử thi 'Nước non vạn dặm' về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ra mắt trọn bộ tiểu thuyết sử thi 'Nước non vạn dặm' về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 17/5, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà xuất bản Văn học, Công ty cổ phần truyền thông và văn hóa Liên Việt đã phối hợp tổ chức lễ ra mắt bộ tiểu thuyết sử thi “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS.TS, nhà báo, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ. Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường gửi lẵng hoa chúc mừng.

Đền thờ Bác Hồ: Biểu tượng của niềm tin

Đền thờ Bác Hồ: Biểu tượng của niềm tin

Ở vùng đất cực nam của Tổ quốc với những cánh rừng ngập mặn và sóng nước mênh mông, có những công trình linh thiêng đi cùng lịch sử đấu tranh cách mạng và phát triển của dân tộc. Đó là các đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi quy tụ tình cảm, lòng trung kiên của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tỉnh Cà Mau đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Ẩm thực Việt Nam, níu chân du khách trở lại

Ẩm thực Việt Nam, níu chân du khách trở lại

Ẩm thực Việt Nam từ lâu đã gắn liền với hình ảnh những gánh hàng rong trên hè phố, những quán nhỏ bên lề đường. Từ món bún chả thơm lừng ở Hà Nội, ổ bánh mì giòn rụm ở Sài Gòn, cho đến tô phở nóng hổi buổi sáng, những món ăn này đã dần vượt qua biên giới, chinh phục thực khách quốc tế.

Khai mạc Triển lãm quốc gia 'Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại'

Khai mạc Triển lãm quốc gia 'Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại'

Ngày 16/5, tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch diễn ra khai mạc Triển lãm quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”. Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) do Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức.

Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025

Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025

Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025 của báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) chính thức công bố Top 10 chung khảo của mùa giải năm nay với 1 tập truyện tranh, 1 tuyển tập nhạc, 1 bộ tranh, 2 tập thơ cùng 6 tác phẩm văn xuôi. Trong top 10, có 1 tác giả là thiếu nhi và 1 tác giả có 2 tác phẩm vào vòng chung khảo.

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người"

Tối 14/5, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Báo Văn hóa phối hợp với Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam tổ chức, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 14/5/2025, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký ban hành 2 quyết định: Quyết định số 1352/QĐ-BVHTTDL và 1353/QĐ-BVHTTDL công bố việc đưa Nghi lễ cúng rừng của người Pa Dí (huyện Mường Khương) và nghề đan lát của người Tày (xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

fb yt zl tw