Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Hiệu quả từ giáo dục môi trường cho học sinh ở Sa Pa

Hiệu quả từ giáo dục môi trường cho học sinh ở Sa Pa

Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường Hoàng Liên đã phối hợp với các trường học trên địa bàn thị xã Sa Pa tuyên truyền, giáo dục môi trường bằng nhiều hình thức như trực tiếp giảng dạy tại các điểm trường, tổ chức cuộc thi vẽ tranh, kể chuyện bảo vệ môi trường, tổ chức hành trình trải nghiệm thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên cho học sinh…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
2.jpg

Thông qua công tác phối hợp, hoạt động giáo dục đặc biệt này đã trang bị kiến thức cho học sinh trên địa bàn thị xã Sa Pa về tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học và phòng cháy, chữa cháy rừng. Các hoạt động giáo dục định hướng cho học sinh hình thành thói quen sống thân thiện và có trách nhiệm với môi trường, lan tỏa tình yêu thiên nhiên và có hành động bảo vệ môi trường. Qua đó, học sinh hiểu và thực hiện đúng quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng, vận động toàn dân tham gia bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.

3.jpg

Năm 2021 là một dấu mốc quan trọng với việc Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường Hoàng Liên tổ chức thành công hành trình trải nghiệm đầu tiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên cho 120 giáo viên, học sinh Trường THCS Kim Đồng và Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Phan Si Păng. Tiếp nối thành công từ chương trình đầu tiên đó, các hoạt động trải nghiệm thực tế trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên ngày càng được nhân rộng với nhiều trường đăng ký tham gia.

4.jpg

Nằm trong chương trình giáo dục về môi trường, vừa qua, Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Tả Van tổ chức chuyến tham quan, trải nghiệm tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên cho 63 học sinh. Các em được khám phá, học hỏi khi tham gia hành trình với các điểm đến như Nhà Bảo tàng đa dạng sinh học; Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên; Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh; điểm du lịch suối Vàng - thác Tình Yêu…

Em Lù Ái Thi, học sinh lớp 9A, Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Tả Van tâm sự: Trong chuyến tham quan, trải nghiệm thực tế tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên, em ấn tượng nhất khi tham quan các loại thú như gấu, khỉ, rùa, gà rừng… được nhân viên cứu hộ chăm sóc. Chuyến đi giúp em có học hỏi, tìm hiểu về đa dạng sinh học, từ đó em ý thức được việc bản thân cùng cộng đồng cần nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường.

5.jpg

Thầy giáo Phạm Thanh Thảo, Trưởng đoàn trải nghiệm Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Tả Van cho biết: Hành trình trải nghiệm thực tế tham quan Vườn Quốc gia Hoàng Liên là một trong những hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh. Hằng năm, lãnh đạo nhà trường phối hợp với Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường Hoàng Liên tổ chức 2 chuyến trải nghiệm cho học sinh. Học sinh tại trường chủ yếu sinh ra và lớn lên ở khu vực quanh Tả Van, là xã vùng lõi của Vườn Quốc gia Hoàng Liên, do đó việc tổ chức hành trình trải nghiệm giúp các em nhận thức tốt về bảo vệ môi trường tại chính nơi các em sinh sống.

Để phù hợp với bối cảnh hiện nay, trung tâm đã đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền đến học sinh trên địa bàn. Học sinh thay vì học tập bị động trên trường, lớp sẽ được chủ động tham gia trải nghiệm thực tế môi trường tự nhiên, kết hợp xem các bộ phim về bảo vệ môi trường, tham gia cuộc thi “Rung chuông vàng” về bảo vệ động vật hoang dã hoặc cuộc thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường…

Ông Phạm Minh Đức, Phó Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường Hoàng Liên

Trong năm học 2022 - 2023, Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường Hoàng Liên đã phối hợp với ngành giáo dục thị xã tổ chức 10 hoạt động trải nghiệm thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên dành cho học sinh 5 trường THCS trong vùng lõi, vùng đệm. Cùng với đó, các đơn vị đã phối hợp tổ chức 8 cuộc thi tìm hiểu về Vườn Quốc gia Hoàng Liên và bảo vệ môi trường dành cho học sinh khối THCS trên địa bàn thị xã.

Theo ông Đức, những năm tới, trung tâm định hướng tiếp tục thực hiện nội dung tuyên truyền, giáo dục môi trường bằng các kế hoạch đã xây dựng. Đồng thời, trung tâm sẽ phối hợp với ngành giáo dục nghiên cứu, thực nghiệm chuyên sâu về hành trình 2 ngày 1 đêm trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên dành cho học sinh. Chương trình sẽ là cơ hội mới giúp học sinh gần gũi với thiên nhiên, được trải nghiệm, học hỏi chuyên sâu về đa dạng sinh học.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khởi sắc giáo dục ở xã nghèo

Khởi sắc giáo dục ở xã nghèo

Mặc dù là 1 trong 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh, nhưng giáo dục ở Hoàng Thu Phố (Bắc Hà) lại có nhiều khởi sắc. Đó không chỉ là cơ sở vật chất, trường lớp khang trang, tỷ lệ chuyên cần được duy trì ổn định, mà còn là sự thay đổi sâu sắc trong tư duy, nhận thức của người dân về sự học của con em mình.

Dừng chính sách cho học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn vay vốn mua máy tính học trực tuyến

Dừng chính sách cho học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn vay vốn mua máy tính học trực tuyến

Ngày 20/11, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 195/NQ-CP về việc dừng chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến tại Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Tình yêu trên hành trình "gieo chữ"

Tình yêu trên hành trình "gieo chữ"

Trên hành trình “gieo chữ”, có những thầy giáo, cô giáo nên duyên vợ chồng. Bằng tình yêu nghề và tình yêu đôi lứa, họ đã cùng nhau vun đắp ước mơ cho bao thế hệ học trò.

Thêm yêu nguồn cội

Thêm yêu nguồn cội

Tại Trường Tiểu học số 1 Sín Chéng, xã Sín Chéng (Si Ma Cai), văn hóa truyền thống đang được gìn giữ, đưa vào hoạt động giáo dục nhằm bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, lưu giữ những tinh hoa từ nguồn cội.

"Cõng" chữ lên non

"Cõng" chữ lên non

“Bản làng yêu ơi em rời phố thị/Vượt núi băng rừng cõng cái chữ lên non/Dẫu nắng mưa hay mùa đông giá lạnh/Cùng các em thơ vượt núi đến trường...”. Đó là lời bài hát “Em là cô giáo vùng cao” đã theo chân những người đang miệt mài “gánh cái chữ băng rừng lội suối” nơi vùng cao.

Hành trình 20 năm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hành trình 20 năm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Trong hệ thống trường THPT chuyên toàn quốc, Trường THPT Chuyên Lào Cai được biết tới là ngôi trường “trẻ” về tuổi đời. Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, vị thế của Trường THPT Chuyên Lào Cai ngày càng được khẳng định trong sự nghiệp giáo dục tỉnh nói riêng và giáo dục cả nước nói chung.

Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số nội dung của Quy định chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025

Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số nội dung của Quy định chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025

Tại Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã ban hành Nghị quyết 15/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số nội dung của Quy định chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Nghị quyết 29/2020/NQ-HĐND ngày 4/12/2020. 

Tuyên dương khen thưởng các nhà giáo tiêu biểu

Tuyên dương khen thưởng các nhà giáo tiêu biểu

Chào mừng Kỷ niệm 41 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2023) các huyện Mường Khương, Si Ma Cai, Bảo Yên đã long trọng tổ chức Lễ tuyên dương khen thưởng thầy giáo, cô giáo và các cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp phát triển giáo dục.

Hơn 300 học sinh tham gia Tiết học kết nối “Music and Art”

Hơn 300 học sinh tham gia Tiết học kết nối “Music and Art”

Ngày 17/11, Trường THCS Lê Quý Đôn (thành phố Lào Cai) đã tổ chức Tiết học kết nối với chủ đề “Music and Art” (Âm nhạc và Nghệ thuật). Tiết học kết nối là hình thức học kiểu mới, thông qua kết nối internet, tạo điều kiện cho để sinh có cơ hội được trau dồi khả năng nghe - nói Tiếng Anh, giao lưu học hỏi và trao đổi văn hóa với bạn bè quốc tế.

fb yt zl tw