kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2021)

Hiệu quả Quỹ Hỗ trợ nông dân

LCĐT - Những năm qua, hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp trong tỉnh đã phát huy hiệu quả. Thông qua nguồn vốn vay, hàng nghìn lượt hộ hội viên, nông dân có thêm nguồn lực đầu tư sản xuất, kinh doanh, góp phần giảm nghèo bền vững.

Mô hình trồng rau, quả công nghệ cao tại xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai. Ảnh: TL
Mô hình trồng rau, quả công nghệ cao tại xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai.    Ảnh: TL

Theo số liệu của Hội Nông dân tỉnh, giai đoạn 2011 - 2020, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh đã cho 1.784 lượt hội viên vay vốn phát triển kinh tế, xây dựng 104 mô hình, dự án vay vốn theo hướng liên kết hợp tác với tổng số tiền 59,61 tỷ đồng, trong đó có 20 dự án trồng trọt; 61 dự án chăn nuôi; 16 dự án thủy sản; 7 dự án kinh doanh dịch vụ, góp phần giải quyết việc làm cho 2.503 lao động nông thôn.

Ông Phạm Đăng Bốn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Ưu điểm của Quỹ Hỗ trợ nông dân là giúp hội viên tiếp cận vốn vay dễ dàng, lãi suất thấp, chỉ với 0,7%/tháng (8,4%/năm), tiến độ giải ngân nhanh, thủ tục đơn giản, hội viên không bắt buộc phải có tài sản thế chấp. Trước khi giải ngân dự án, hội nông dân các cấp đã thẩm định kỹ về tính khả thi của dự án, lựa chọn những hộ đủ nhân lực, tích cực áp dụng khoa học, kỹ thuật, cam kết dùng vốn đúng mục đích và trả phí, vốn vay đúng thời hạn.

Gắn với việc cho vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, hội nông dân các cấp đã làm tốt việc hướng dẫn, lựa chọn phương án sản xuất, kinh doanh, xây dựng dự án, thẩm định trước và sau giải ngân, kiểm tra, đôn đốc kịp thời kết hợp với chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới cho hội viên được vay vốn.

Nhiều mô hình sử dụng vốn vay hiệu quả cao, có sức lan tỏa, như mô hình “Nuôi vịt bầu thương phẩm” tại xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên). Từ năm 2018 đến nay, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh đã đầu tư 640 triệu đồng cho 17 hộ vay. Song song với việc triển khai dự án, Hội Nông dân xã đã thành lập tổ hội nghề nghiệp “Nuôi vịt bầu Nghĩa Đô”. Từ khi tổ hội đi vào hoạt động, các thành viên có nhiều cơ hội gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, giúp đỡ nhau trong cung cấp con giống đầu vào chất lượng. Sau 3 năm thực hiện dự án, xã Nghĩa Đô có hơn 40 hộ chăn nuôi vịt bầu, ước tính khoảng 4.000 con, tăng 2 lần so với trước khi chưa thực hiện dự án.

Hoặc Dự án “Trồng và chăm sóc cây bưởi Múc” tại xã Thái Niên (huyện Bảo Thắng). Từ năm 2018 đến nay, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh đã giải ngân 2 tỷ đồng cho 22 hộ tham gia dự án. Dự án đã đem lại lợi nhuận hơn 110 triệu đồng/hộ/năm.

Để giúp nông dân thuận lợi trong việc vay vốn, Hội Nông dân tỉnh đã nhận tín chấp ký hợp đồng thỏa thuận với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đến nay, đã xây dựng được 545 tổ vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 13.282 thành viên, dư nợ đạt 1.117 tỷ đồng.

Đánh giá kết quả tình hình triển khai và quản lý các mô hình được hỗ trợ vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân trên địa bàn, ông Phạm Đăng Bốn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Các hội viên nông dân sử dụng vốn vay đều đúng mục đích, tích cực ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời trao đổi kinh nghiệm trong các hộ tham gia dự án, phát huy hiệu quả đồng vốn, nộp phí và trả gốc đúng hạn. Cán bộ, hội viên, nông dân cũng rất tích cực ủng hộ vốn cho quỹ phát triển, giúp nhiều hội viên nông dân có vốn phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống, từng bước vượt qua khó khăn, phấn đấu trở thành hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi.

Thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh tiếp tục phát huy hiệu quả nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân bằng việc ưu tiên nhân rộng các mô hình liên kết theo hướng chuỗi giá trị gắn với sản phẩm chủ lực tại địa phương; đẩy mạnh các hình thức vận động tạo nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân từ ngân sách, ngoài ngân sách; phối hợp với các ngân hàng, tạo điều kiện cho hội viên nông dân có vốn phát triển sản xuất.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Tại chỉ thị vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các TCTD; đồng thời thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, Dần Thàng hiện có 400 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 80%. Địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư ở phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khó huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

fb yt zl tw