Hệ thống y tế toàn cầu đang gây ra tác động đáng kể đối với môi trường

Ngày 28/11, Sáng kiến Tài trợ Y tế quốc tế (Unitaid) thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố báo cáo nhận định hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu gây ra tác động đáng kể đối với môi trường, nhưng có nhiều cách để giảm lượng khí thải nhà kính trong ngành mà không làm tăng chi phí sản xuất.

Unitaid đã xem xét chuỗi sản xuất 10 sản phẩm chăm sóc sức khỏe quan trọng, trong đó có thuốc điều trị bệnh sốt rét và HIV/AIDS. Cụ thể, các chuyên gia xem xét tác tác động đối với khí hậu của hoạt động thu mua nguyên liệu thô, xử lý chất thải, lượng khí thải carbon và ô nhiễm nhựa. Báo cáo cho thấy 10 chuỗi cung ứng này tạo ra hơn 3,5 triệu tấn carbon mỗi năm.

Theo cơ quan này, ngành y tế có thể cắt giảm lượng khí thải thông qua việc tái chế dung môi, nâng cao hiệu quả quy trình sản xuất, thiết kế lại sản phẩm và chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo. Quan chức cấp cao của Unitaid, ông Vincent Bretin, cho biết Unitad đã xác định được 20 giải pháp có thể thực hiện để giảm 70% lượng khí thải của ngành đến năm 2030, trong đó 40% mức giảm không làm tăng chi phí sản xuất.

Ông Bretin nhận định biến đổi khí hậu đang ngày càng tạo sức ép lên hệ thống y tế, nhưng bản thân ngành y tế cũng là một trong những ngành phát thải nhiều khí nhà kính. Báo cáo của Unitad cho biết: “Là nguồn tạo ra 4,6% lượng khí thải toàn cầu, ngành y tế là một trong những nguyên nhân đáng kể gây ra biến đổi khí hậu”. Đáng chú ý, chuỗi cung ứng sản phẩm y tế tạo ra hơn 70% lượng khí thải của ngành.

Báo cáo trên được công bố trước thềm Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP28) dự kiến khai mạc ở Dubai (Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất - UAE) trong tuần này. Đặc biệt, COP28 đánh dấu lần đầu tiên sự kiện dành riêng một ngày tập trung thảo luận mối quan hệ giữa khí hậu và y tế (ngày 3/12).

Unitaid cho biết sẽ trình bày báo cáo này tại COP28 và dựa trên báo cáo để định hình các khoản đầu tư của mình. Cơ quan này muốn phát triển các sản phẩm y tế ít gây hại cho môi trường, có khả năng chống chịu và thích ứng tốt hơn với các rủi ro về khí hậu và môi trường.

ngaynay.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Thế giới có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và bảo đảm rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu, đồng thời bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.

fb yt zl tw