Hành trình nhận diện biểu tượng linh vật

Hơn 10 năm điền dã, nghiên cứu, khảo sát và 3 năm thực sự bắt tay tập trung vẽ phác họa, nhóm tác giả Trần Hậu Yên Thế, Nguyễn Đức Hòa, Hồ Hữu Long vừa ra mắt cuốn sách Phác họa nghê - Gã linh vật bên rìa, đưa ra nhiều góc nhìn thú vị về nghê - một biểu tượng quan trọng của linh vật Việt đã từng bị lãng quên.

Nghê - linh vật lạ mà quen

Bên cạnh hệ thống tứ linh (long, lân, quy, phượng), nghê là một trong những linh vật phổ biến trong không gian tín ngưỡng của người Việt. Theo nghiên cứu của họa sĩ Trần Hậu Yên Thế và nhóm cộng sự, hình tượng nghê xuất hiện từ thời Lý, Trần, phát triển mạnh mẽ vào thời Lê và bắt đầu chững lại vào thời Nguyễn. Khi chế độ phong kiến chấm dứt, bước vào thời kỳ hiện đại, những linh vật truyền thống dần suy giảm, không chỉ riêng nghê mà các linh vật khác như long, lân, quy, phượng cũng lâm vào tình cảnh tương tự.

Tác giả Trần Hậu Yên Thế.
Tác giả Trần Hậu Yên Thế.

Chia sẻ quan điểm này, TS Đinh Hồng Hải cũng cho rằng, nghê là một trong những sản phẩm của sự tiếp biến văn hóa. Nghê là sản phẩm của một cộng đồng dân tộc mang những đặc trưng rõ nét về quốc gia nông nghiệp lúa nước; là một sáng tạo nghệ thuật đỉnh cao, phản ánh rõ nét nhân sinh quan của người Việt trong những giai đoạn lịch sử của dân tộc. 

“Nghê là một con vật hư cấu, có thể ban đầu nó là một biến thể của rồng (theo thuyết long sinh cửu tử) hoặc giống với sư tử. Song hình tượng nghê là một ví dụ tiêu biểu cho sự tiếp biến, dung hợp văn hóa trong không gian tín ngưỡng của người Việt. Người Việt đi tới đâu, nghê theo tới đó. Nghê có mặt ở đền miếu, lăng tẩm, đình chùa, từ thường dân cho đến cả chốn hoàng cung…”, họa sĩ Trần Hậu Yên Thế nói.

Trong đời sống cung đình, hình tượng nghê cũng được lưu lại khá dày đặc. Hiện tại ở khu vực Hoàng Thành Thăng Long, ở tầng văn hóa Lý, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một con sấu đá (nghê). Ngoại trừ hình dáng tròn, mập hơn thì nghê đá này hoàn toàn giống với hình ảnh linh vật trên trán bia Minh Tịnh tự bi văn tìm thấy ở Thanh Hóa (năm 1090). Tại khu vực vườn Hồng, thuộc tầng văn hóa Lê Sơ, người ta cũng tìm thấy tượng nghê gốm men xanh lục. Linh vật này cũng xuất hiện tại hành cung Cổ Bi của chúa Trịnh Cương, hình thức nghê vờn ngọc còn tìm thấy trên một số ấn triện còn lưu lại. 

Trong tâm thức của người Việt, con nghê có hình dạng cơ bản là con chó. Hay nói cách khác, con nghê chính là con chó biến điệu ra. Tuy nhiên, cũng như các linh vật khác, tạo hình nghê có sự biến hóa và thay đổi qua các thời kỳ lịch sử. Nghê Việt mang nhiều đặc điểm cấu tạo của các loài bò sát, thủy sinh. Phần dưới giống với rắn, bụng, đuôi lại được cấu tạo nhiều ngấn của bò sát. Ngay từ hình bia trên trán bia Minh Tịnh (thời Lý), kim nghê đội tòa sen chùa bà Tấm (thời Lý), kim nghê chùa Thông đã thấy rõ các đặc điểm này.

Cũng do nhu cầu thiêng hóa, nghê có nhiều dạng thức khác nhau như: sư tử nghê, long nghê, kỳ lân nghê, khuyển nghê. Chính vì thế, hiếm có linh vật nào có thần thái sinh động như nghê, đủ cả hỷ - nộ - ái - ố, lúc chau mày ứa lệ, lúc toe toét miệng cười. Song có lẽ cũng một phần do sự biến hóa ấy mà một thời gian dài nghê đã bị bỏ quên khỏi những cuốn sách về nghệ thuật cổ truyền của người Việt, thậm chí bị nhầm tên, quên họ trong một số công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài. Song, dù thế nào chăng nữa, cũng như những vai hề chèo, diễn viên phụ xuất sắc, nghê đã chạm đến chốn sâu lắng nhất của tâm hồn người Việt.

Không còn đứng bên rìa của đời sống đương đại

Trong dân gian, nghê có hai chức năng cơ bản: lời chào đón với sắc thái hoan hỷ hoặc tạo ra sự thương cảm ở các đền miếu. Tới thời Nguyễn, nghê có thêm một ý nghĩa nữa, là con vật soi xét, phân biệt ngay - gian, một biểu tượng của lòng kiên trung tận tụy. Đã có một thời gian dài nghê bị quên lãng và thay vào đó là sự lên ngôi của các linh vật ngoại lai có hình dáng oai hùng, bệ vệ mà nhiều người ngộ nhận rằng đó là biểu tượng của quyền lực, sức mạnh, tiền tài. 

“Song may mắn thay, tại thời điểm này, sau một thời gian dài, cũng như nhiều linh vật Việt khác đứng bên rìa của đời sống đương đại, giờ đây nghê Việt đã bắt đầu được nhận diện lại”, TS Trần Hậu Yên Thế chia sẻ.

Từ trong các xưởng mộc, xưởng đá, lò gốm, nghê đã âm thầm hồi sinh, nhanh chóng khẳng định một giá trị Việt không dễ gì vùi dập. Năm Nhâm Tuất này báo hiệu sự trỗi dậy mạnh mẽ của nghê Việt khi hàng loạt các tín hiệu vui đến từ xưởng điêu khắc Liên Vũ, Hội quán Di sản, xưởng chế tác của Công ty Vạn Bảo Ngọc… và những xưởng chế tác đá ở Ninh Vân gần đây. Cùng đó, biểu tượng của nghê Việt cũng đã sống lại trên các bức họa của làng tranh Kim Hoàng, xuất hiện trong bộ sưu tập áo dài mùa tết năm nay của nhà thiết kế Lasen Vũ… Nghê Việt đã dần dần hòa nhập với cuộc sống đương đại.

Việc ra mắt cuốn Phác họa nghê - Gã linh vật bên rìa, công trình nghiên cứu về linh vật Việt từ những con nghê ở đền vua Đinh, vua Lê ở cố đô Hoa Lư, sau đó mở rộng tầm nhìn đến các vùng miền khác của TS Trần Hậu Yên Thế và các cộng sự, được kỳ vọng sẽ góp phần xóa những khoảng mờ trong nhận diện linh vật Việt, tạo thêm sức đề kháng cho văn hóa trước hiện trạng xâm lăng mạnh mẽ của các biểu trưng văn hóa ngoại lai.

SGGP

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Mường Khương

Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Mường Khương

Sáng 25/4, Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và đại diện cán bộ, diễn viên các đoàn nghệ thuật tham dự Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ 2 năm 2025 đã dâng hương tại Nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của Trung đoàn 148, Nhà bia liệt sĩ tại Đồn Biên phòng Pha Long.

350 khúc tráng ca bất tử xuất hiện tại lễ diễu binh, diễu hành ngày 30/4

350 khúc tráng ca bất tử xuất hiện tại lễ diễu binh, diễu hành ngày 30/4

Sự kiện diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) không chỉ là màn trình diễn lực lượng mà còn là cuộc gặp gỡ lịch sử giữa quá khứ và hiện tại. Trong dòng diễu hành hùng tráng ấy, có một khối đặc biệt không bước đi mà ngồi, đó là 350 con người biểu trưng cho 350 khúc tráng ca bất tử. Họ là minh chứng sống cho một thời oanh liệt của dân tộc.

Khai mạc triển lãm ảnh "Từ Hiệp định Paris đến Đại thắng mùa Xuân 1975"

Khai mạc triển lãm ảnh "Từ Hiệp định Paris đến Đại thắng mùa Xuân 1975"

Sáng 24/4, tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, triển lãm chuyên đề “Từ Hiệp định Paris đến Đại thắng mùa Xuân 1975” được khai mạc, mang đến cho công chúng cái nhìn sâu sắc, chân thật về một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và hòa bình của dân tộc Việt Nam.

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Tháng Ba, tháng Tư về, khi hoa ban, hoa trẩu nở trắng sườn đồi Tây Bắc cũng là lúc các loại cây rừng đâm chồi, nảy lộc. Dịp này, măng rừng Lào Cai như măng sặt, măng vầu... hay các loại mầm, chồi như mầm thảo quả, măng riềng bước vào mùa rộ.

Hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật được giới thiệu tại Trưng bày "Đất nước trọn niềm vui"

Hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật được giới thiệu tại Trưng bày "Đất nước trọn niềm vui"

Với hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật, Trưng bày “Đất nước trọn niềm vui” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã giới thiệu tới công chúng về hành trình vinh quang đưa cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta đến thắng lợi huy hoàng, non sông thu về một mối.

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Chiều 23/4, tại Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Mường Khương, Thư viện tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông, Huyện đoàn và Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Mường Khương tổ chức Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện và nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025, với chủ đề “Văn hóa đọc - kết nối cộng đồng”.

Thư viện Lào Cai nhân lên tình yêu sách

Thư viện Lào Cai nhân lên tình yêu sách

Cùng với việc đổi mới phong cách phục vụ, không gian đọc và cách thức tra cứu, tìm sách thuận tiện tại khu vực phòng đọc và phòng mượn sách ở trụ sở chính, Thư viện tỉnh Lào Cai còn tích cực đưa sách đến gần công chúng với chuỗi hoạt động lớn, nhỏ tại cơ sở, qua đó bồi đắp đam mê, tình yêu sách cho học sinh cũng như mọi lứa tuổi.

Khai mạc Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025

Khai mạc Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025

Tối 22/4, tại Quảng trường trung tâm huyện Mèo Vạc, UBND huyện Mèo Vạc long trọng tổ chức Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025. Đến dự có các đồng chí: Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Vương Ngọc Hà, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện Mèo Vạc, cùng đông đảo nhân dân và du khách.

Sức sống di sản nghề cói Kim Sơn

Sức sống di sản nghề cói Kim Sơn

Sau khi được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nghề cói Kim Sơn (Ninh Bình) đã có bước phát triển rõ rệt. Người dân hưởng lợi trực tiếp từ việc tăng giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường và phát triển du lịch làng nghề.

Mỗi trang sách vun đắp một niềm tự hào

Mỗi trang sách vun đắp một niềm tự hào

Mỗi trang sách không chỉ bồi đắp tri thức, mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, khơi gợi niềm tự hào về lịch sử dân tộc trong lòng thế hệ trẻ, đặc biệt trong những ngày tháng 4 lịch sử, kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Các trò chơi, trò diễn dân gian là nguồn tài nguyên cho du lịch

Các trò chơi, trò diễn dân gian là nguồn tài nguyên cho du lịch

Không chỉ chứa đựng ký ức về làng quê, các trò chơi, trò diễn dân gian còn là nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng góp phần làm nên bản sắc cho từng vùng miền trên dải đất hình chữ S. Trong bối cảnh nhu cầu trải nghiệm văn hóa địa phương của du khách ngày càng cao, việc khai thác những di sản dân gian này được xem là hướng đi giúp đa dạng hóa sản phẩm và tạo điểm nhấn cho các điểm đến.

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Sáng 21/4, Thư viện tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai tổ chức Ngày hội truyền thông về internet, chuyển đổi số, STEM và phát triển văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề: “Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường". Hoạt động được tổ chức nhằm thực hiện hiệu quả Kế hoạch về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Lào Cai.

Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Từ ngày 22 đến 25/4, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, góp phần tri ân lịch sử, tôn vinh tinh thần yêu nước và khơi dậy khát vọng phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế

Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế

Trong khuôn khổ Festival Phở 2025 với chủ đề "Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số" diễn ra tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, tọa đàm về hành trình của phở với dấu ấn trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia và du khách.

fb yt zl tw