Hành khách tăng 350% dịp Tết, các bến xe ở Hà Nội lên phương án vận chuyển

Theo ước tính của Bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, lượng hành khách dịp cao điểm tết Giáp Thìn tăng 300 - 350%. Tuy nhiên các bến xe đã lên phương án vận chuyển hết hành khách.

Trao đổi với PV VietNamNet, PGĐ Bến xe Mỹ Đình Vương Duy Dũng cho biết, đợt cao điểm vận chuyển sẽ diễn ra từ ngày 31/1 đến hết ngày 9/2.

Thông thường trong dịp này, khách sẽ dàn đều suốt đợt, tập trung cao hơn vào trước ngày 23 tháng Chạp và ngày bắt đầu nghỉ chính thức (8/2).

Theo ông Dũng, dự kiến trong thời gian phục vụ Tết lượng khách đi qua bến lúc cao điểm sẽ tăng khoảng 300 - 350% so với ngày thường. Với tình hình của các phương tiện vận tải đang hoạt động, lượng xe về cơ bản vẫn đáp ứng được nhu cầu đi lại.

Tuy nhiên đối với một số tuyến như: Việt Trì, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Quảng Ninh, Cẩm Phả, Cao Bằng, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai… sẽ có thể xảy ra tình trạng tăng đột biến vào từng thời điểm. Nhưng lượng xe trên tuyến và xe dự phòng tăng cường vẫn có khả năng vận chuyển hết khách trong ngày.

“Dự kiến lượng xe dự phòng tăng cường cho cả đợt phục vụ Lễ, Tết là 1.400 xe. Riêng trong dịp Tết nguyên đán Giáp Thìn tăng cường 982 xe. Trong đó, một số tuyến được bổ sung tăng cường lượng xe lớn gồm: Phú Thọ (70 xe), Cẩm Phả- Bãi Cháy - Móng Cái (70 xe), Yên Bái (125 xe) và Hoà Bình (125 xe).

Ngoài ra, các tuyến buýt kế cận với tần suất cao cũng làm giảm tải lượng hành khách liên tỉnh đi các tuyến đường ngắn. Bên cạnh đó, bến xe sẽ phối hợp với các đơn vị vận tải chuẩn bị xe dự phòng và xe tăng cường”, ông Dũng thông tin.

Tương tự, tại bến xe Giáp Bát, ông Nguyễn Hoàng Tùng, giám đốc bến xe nhận định lượng hành khách dự kiến tăng khoảng 300% so với ngày thường. Để đáp ứng yêu cầu bến xe đã chủ động tăng 250 lượt xe/ngày, tăng 25%.

Kiên quyết không cho xe nhồi nhét hành khách xuất bến

Để phục vụ hành khách tốt hơn dịp này, Bến xe Mỹ Đình đã bố trí lực lượng phối hợp với Thanh tra Sở GTVT Hà Nội, Đội CSGT số 6 giải quyết việc xe chạy vòng vo đón khách trước cửa bến xe, vượt tuyến, dừng đỗ đón trả khách sai quy định, kiểm tra và xử lý phương tiện chở quá số người.

Hành khách dự kiến tăng 300 - 350% trong dịp cao điểm Tết Giáp Thìn.

“Chúng tôi kiên quyết không cho xuất bến đối với các xe không đủ tiêu chuẩn chất lượng, chở quá tải, hàng hóa lẫn với hành khách, lái xe uống bia rượu hoặc dùng các chất kích thích”, ông Dũng nhấn mạnh.

Đặc biệt, bến xe cũng nghiêm cấm các biểu hiện tiêu cực vòi vĩnh, hạch sách, nhũng nhiễu gây khó dễ trong việc mở lệnh xe xuất bến, trong việc bố trí xe tăng cường để giải tỏa hành khách của các đơn vị vận tải.

Theo Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Đào Duy Phong, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của người dân trong dịp Tết Nguyên đán 2023, Sở đã cấp 350 phù hiệu xe tăng cường phục vụ hành khách vào những giờ và ngày cao điểm.

Sở GTVT cũng yêu cầu các đơn vị vận tải bằng xe buýt bố trí phương tiện bảo đảm số lượng, chất lượng phục vụ trên tuyến, có kế hoạch triển khai xe tăng cường đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao tại các khu vực bến xe, nhà ga, cảng hàng không…

Ngoài ra, Sở cũng yêu cầu các đơn vị vận tải thực hiện kê khai giá, niêm yết giá và tuyệt đối không được lợi dụng lượng khách tăng cao trong dịp Tết cổ truyền để tăng giá, ép giá.

“Lực lượng Thanh tra Sở tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm trong lĩnh vực vận tải hành khách; huy động lực lượng làm thêm vào ban đêm tại các điểm nóng khu vực bến xe, sân bay và đầu mối giao thông trọng yếu…”, ông Phong yêu cầu.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

fb yt zl tw